pháp thi công phù hợp với điều kiện tự nhiên, lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, giảm thời gian tổn thất do thời tiết gây ra, có chế độ cho người tham gia lao động sản xuất. Đồng thời phải tổ chức tốt hệ thống kho, bãi để đảm bảo vật tư, sản phẩm dở dang nhằm tránh hư hỏng, mất mát tài sản, vật tư thiết bị do thiên nhiên gây ra trong hoạt động đầu tư và xây dựng. Đây là đặc điểm quan trọng cần chú trọng trong quá trình quản lý công trình đầu tư xây dựng. Bởi nếu không chú trọng sẽ dễ bị lợi dụng đặc điểm chịu tác động của thiên nhiên để trục lợi hoặc vi phạm pháp luật.
Công tác quá trình tổ chức sản xuất xây dựng rất phức tạp. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản thường do nhiều đơn vị cùng tham gia thi công nên thường khó khăn trong khâu phối hợp tổ chức thi công. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có trình độ phối hợp cao trong sản xuất để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình. Ngoài ra do sự chi phối của đặc điểm này nên không chỉ có giải pháp tổ chức giữa các đơn vị thi công mà còn phải nghiên cứu cả biện pháp kiểm tra, giám sát tốt hoạt động thi công của các đơn vị và sự phối hợp giữa các đơn vị nhằm đảm bảo chất lượng công trình và giảm tối đa thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện dự án.
2.1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị khác được ghi trong tổng dự toán. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vốn ngân sách nhà nước có được từ sự tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao cơ bản và một số nguồn khác giành cho đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn ngân sách nhà nước giành cho đầu tư xây dựng cơ bản có đặc điểm sau:
Thứ nhất, vốn đầu tư xây dựng thuộc sở hữu nhà nước
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nên không có chủ đầu tư đích thực, việc quyết định sử dụng vốn nhà nước (quyết định đầu tư) được giao cho các cá nhân quyết định, do vậy từ chủ trương đầu tư, vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, chủ đầu tư đều do các cá nhân quyết định. Tuy nhiên, tính
hiệu quả của đầu tư, sự thất thoát lãng phí trong quá trình đầu tư thì không có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm do đó việc xẩy ra tiêu cực tham nhũng thất thoát lãng phí tài sản của Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là điều tất yếu.
Thứ hai, vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản rất lớn
Có thể bạn quan tâm!
- Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Về Vi Phạm Pháp Luật Và Vi Phạm Pháp Luật Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Có Vốn Ngân Sách Nhà Nước
- Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Có Vốn Ngân Sách Nhà Nước Và Pháp Luật Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Có Vốn Ngân Sách Nhà Nước
- Khái Niệm Vi Phạm Pháp Luật Trong Xây Dựng Cơ Bản Có Vốn Ngân Sách Nhà Nước
- Nội Dung Vi Phạm Pháp Luật Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Có Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước
- Vi Phạm Pháp Luật Trong Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Có Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trong Giám Sát Thi Công
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
Hầu hết các công trình xây dựng đều đòi hỏi phải đầu tư với số lượng vốn lớn, đặc biệt là các công trình trọng điểm của Nhà nước về giao thông vận tải như xây dựng cầu đường, thủy điện, thủy lợi, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, trường học, khu đô thị... Mặc dù, nguồn vốn trong xây dựng cơ bản được huy động từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng phần lớn từ ngân sách nhà nước (theo số liệu của Viện Quản lý kinh tế Trung ương, trong cân đối chi ngân sách năm 2010 vốn đầu tư phát triển có xây dựng là: 120.100 tỷ/125.500 tỷ chiếm 95,6%). Các đối tượng tham nhũng chủ yếu dùng thủ đoạn chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước vì công tác quản lý loại tài sản này còn nhiều sơ hở.
Thực tế, hiện đang tồn tại nhiều loại vốn cho đầu tư xây dựng, nhưng xét cho cùng, chỉ có hai loại vốn là vốn nhà nước và vốn không phải của Nhà nước. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
Tình trạng vi phạm pháp luật, tham nhũng thường xảy ra đối với các nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước. Theo quan niệm chung, đây là vốn "cho không", vì trách nhiệm thanh toán không phải bằng tiền mà bằng chứng từ. Trong trường hợp thông đồng, việc tạo ra chứng từ khống không phải là chuyện khó khăn.
Thứ ba, vốn đầu tư nhà nước hiện được cấp và sử dụng theo quy trình, thủ tục luật định
Tuy nhiên trong thực tế để nhận được tiền, chủ đầu tư, đơn vị thi công thường phải xin (xin cấp phát, hỗ trợ vốn hoặc xin vay thông qua tín dụng ưu đãi). Có xin thì có cho. Mà thông thường, để xin được tiền thì phải chi tiền. Hối lộ nhiều được cấp phát nhiều, hối lộ ít được cấp phát ít. Chính vì thế, cơ chế xin - cho là mảnh đất màu mỡ để tham nhũng tồn tại và phát triển.
Thứ tư, công tác giám sát, quản lý việc thanh toán vốn trong đầu tư xây dựng là tổng thể các hoạt động đa dạng, phức tạp đòi hỏi tuân theo thủ tục chặt chẽ
Để có một công trình xây dựng được triển khai thực hiện trong thực tế thường phải trải qua nhiều khâu, với những thủ tục phức tạp như: Lập dự án, khảo sát, thiết kế; đấu thầu, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị; kết thúc xây dựng, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Mặt khác, vật tư, thiết bị dùng cho xây dựng rất phong phú, đa dạng và dễ thay thế. Thị trường vật tư, thiết bị dùng cho xây dựng cơ bản rất đa dạng, nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu sử dụng trong xã hội và dễ tiêu thụ. Giá vật tư, thiết bị dùng trong xây dựng cơ bản phần lớn phụ thuộc vào giá thị trường và thường liên tục biến động. Hơn nữa, trong thực tế nhiều trường hợp rất khó kiểm soát chất lượng vì công trình nằm sâu trong lòng đất, khối bê tông... Bên cạnh đó, điều kiện bảo vệ an toàn cho tài sản ở các công trình còn nhiều sơ hở, nhiều nơi kho tàng, bến bãi không đảm bảo cho công tác bảo vệ an toàn tài sản. Lợi dụng tình hình đó, các đối tượng phạm tội đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản, hợp pháp hóa hành vi chiếm đoạt, thậm chí đổ lỗi cho khách quan để biện minh cho những thất thoát về tài sản trong quá trình đầu tư xây dựng.
Thời gian xây dựng công trình, đặc biệt là công trình trọng điểm thường kéo dài, có nhiều đơn vị tham gia. Có công trình xây dựng kéo dài đến hàng chục năm như các công trình thủy điện, có công trình trải dài hàng ngàn km như công trình xây dựng giao thông. Có công trình vừa thiết kế, vừa xây dựng, vừa hoàn thiện bàn giao từng phần, vừa xây dựng, vừa sử dụng đan xen...
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản có tính chất đặc thù của đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nắm vững những đặc điểm đó. Việc nắm vững những đặc điểm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định địa bàn trọng điểm, mối quan hệ giữa các khâu trong đầu tư xây dựng để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cơ bản, đảm bảo chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
2.1.2.1. Khái niệm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
Xuất phát từ nhận thức chung về pháp luật, và những luận giải nêu trên về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, có thể hiểu: pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý nhà nước đối với các loại hình đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn nhà nước, là cơ sở để xác định vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước.
2.1.2.2. Đặc điểm của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
Mặc dù có những đặc trưng riêng nhưng pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản không phải là một hệ thống pháp luật biệt lập mà chỉ là một nội dung cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, có mối liên hệ chặt chẽ với các quy định về đầu tư, ngân sách, tài chính xây dựng, các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, về quyền hạn của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, với các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, hợp tác quốc tế… Khi nghiên cứu pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có thể thấy rằng:
- Đặc điểm về hình thức: Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bao gồm các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Có nhiều các thức thể hiện khác nhau các quy định pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản nhưng phổ biến nhất hiện nay là các quy định chung, các quy định có tính nguyên tắc, quy định về chủ trương được định ra trong nội dung của văn bản quy pháp pháp luật chuyên ngành như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Qui hoạch đô thị, Luật Ngân sách…. Các quy định cụ thể như hình thức, thủ tục thực hiện, thẩm quyền được quy định cụ thể trong văn bản riêng, thường là văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Có quy định một hoặc một nhóm vấn đề về đầu tư xây dựng cơ bản được quy định trong Nghị
quyết riêng của Quốc hội [54]. Do đầu tư xây dựng cơ bản là một đặc thù nên Luật Đầu tư được coi là luật gốc vì quy định về khái niệm đầu tư; tuy nhiên, do tính đa dạng của xây dựng cơ bản, các văn bản pháp luật khác lại thể hiện các quan điểm, biện pháp đầu tư, cách thức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước mỗi loại hình theo mỗi lĩnh vực đầu tư khác nhau, nó có mối quan hệ ràng buộc, liên kết chặt chẽ với nhau.
- Đặc điểm về nội dung: Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản là những quy tắc hành vi cho các chủ thể tham gia vào việc đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ngoài ra còn bao gồm các nguyên tắc, các chủ trương, chính sách, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn ở Việt Nam. Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có thể chia thành hai nhóm nội dung chính là: Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định về quy trình thủ tục thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Các nội dung cụ thể của pháp luật gồm: Nguyên tắc đầu tư; hình thức thực hiện; các yêu cầu, điều kiện tiêu chí xác định đầu tư xây dựng công trình cơ bản có vốn nhà nước; quyền và nghĩa vụ các bên, thủ tục thực hiện; các quy định về tổ chức bộ máy, nhân sự; về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Các nội dung của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản là nhằm đảm bảo cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước được tiến hành đúng trình tự, thủ tục, có hiệu quả và phát huy mục đích sử dụng của công trình xây dựng. Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản tập trung vào vai trò của các chủ thể sử dụng ngân sách nhà nước, góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, thất thoát.
- Đặc điểm về phạm vi tác động, đối tượng điều chỉnh: Pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cộng đồng và cá nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Đối tượng tác động của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản chia thành 3 nhóm cơ bản; Một là, các chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản; Hai là, các cơ quan các tổ chức liên quan đến việc xác định các công trình đầu tư xây dựng; Ba là, các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa
phương như Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan hành chính bằng hành vi của mình đảm bảo cho việc đầu tư xây dựng cơ bản đúng pháp luật, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Tương ứng với sự tham gia của 3 nhóm chủ thể trên, những quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản gồm: Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước và quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể có trách nhiệm thi công các công trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
Pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật: Luật, nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, các văn bản của chính quyền địa phương. Chính điều này tạo nên sự không thống nhất của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
2.1.2.3. Trách nhiệm pháp lý trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước
Trách nhiệm pháp lý trong đầu tư xây dựng cơ bản là một loại quan hệ đặc biệt giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt theo quy định của pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật, khiến chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.
Trách nhiệm pháp lý gồm có:
- Trách nhiệm hành chính: Được xác định khi vi phạm thủ tục và trình tự đầu tư xây dựng, các quy định của quy hoạch đô thị, luật đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo vệ môi trường, quy tắc đấu thầu, cấp sai hoặc gian dối tư cách hành nghề, chuyển nhượng hợp đồng kinh tế khi chưa được phép, tự ý thay đổi nội dung thiết kế chưa gây hậu quả nghiêm trọng, đưa nhận hối lộ chưa thành, vi phạm các quy tắc bảo đảm chất lượng thi công, an toàn lao động, phòng cháy nổ chưa gây hậu quả, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh...
- Trách nhiệm dân sự được xác định khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn, khảo sát thiết kế, giao nhận thầu, cung ứng, không bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các đối tác trong hợp đồng và những người khác trong khu vực lân cận công trường, không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động, phòng cháy nổ gây hậu quả lớn, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
- Trách nhiệm hình sự: Được xác định khi các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện các hành vi như: Tham nhũng, hối lộ, để chất lượng công trình kém, thiếu an toàn lao động và phòng cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo, gian dối trong thanh toán, nghiệm thu, bàn giao công trình gây thiệt hại …
- Trách nhiệm công vụ được xác định khi các cơ quan công quyền và công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính sai lầm, trái luật, gây thiệt hại cho công dân hay tổ chức như cấp phép sai, định giá đền bù sai…
- Trách nhiệm kỷ luật được xác định với công chức, viên chức vi phạm các quy tắc lao động, phân công lao động, kỷ luật công vụ …gây cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức công khác.
2.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.2.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước
2.2.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật
Chuẩn mực xã hội là một yếu tố không thể thiếu được của việc quản lý xã hội, là một trong những phương tiện định hướng hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội trong những điều kiện nhất định và cũng là phương tiện để xã hội kiểm tra hành vi của con người. Trong xã hội có giai cấp, việc đánh giá các sai lệch chuẩn mực xã hội đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp, một tập đoàn xã hội. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì khuynh hướng xã hội và kết quả xã hội đạt được là tiêu chuẩn quyết định để đánh giá sự tiến bộ của chuẩn mực.
Xã hội có nhiều hệ thống chuẩn mực khác nhau, nhưng lại đan xen với nhau (Chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực thẩm mỹ…). Ngày nay, để nghiên cứu chuẩn mực xã hội và những sai lệch của chúng, phải có sự hợp tác của nhiều ngành khoa học như luật học, xã hội học, tâm lý học…
Chỉ trên cơ sở sự hợp tác đó mới có thể xác định đúng đắn bản chất, nguyên nhân, nguồn gốc, cơ chế… của những sai lệch xã hội để một mặt, có phương pháp thích hợp chống lại những tiêu cực xã hội và mặt khác để hoàn thiện các chuẩn mực đã lỗi thời.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, do Nhà nước ban hành nên được đại đa số nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên vi phạm pháp luật vẫn phát sinh, tồn tại, xâm hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Vi phạm pháp luật khá đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau dựa theo các tiêu chí phân chia nhất định. Mặc dù mỗi loại vi phạm có những đặc điểm riêng xong chúng vẫn có những đặc điểm chung. Những điểm chung này đã được thống nhất cả trong lý luận và thực tiễn.
Xét dưới góc độ của chủ nghĩa hành vi, vi phạm pháp luật có những dấu hiệu cơ bản sau:
Dấu hiệu thứ nhất: Vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vi xác định của con người. Chỉ có thông qua hành vi của mình con người có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho xã hội. Những gì trong ý nghĩ, trong tư tưởng của con người nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa thể tác động tới xã hội. Vì vậy, để xác định được ý nghĩ hoặc tư tưởng của con người thì cũng phải thông qua cách sử xự bên ngoài, tức là qua hành vi của họ. Vi phạm pháp luật biểu hiện bằng hành vi cụ thể và đó chính là cơ sở để áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm. Ngay từ thế kỷ XVIII, khi đưa ra luận chứng chống lại việc truy tố hình sự đối với ý nghĩ, tư tưởng và quan điểm của con người, Montecxkiơ - luật gia nổi tiếng người Pháp, một trong nhà lý luận lớn nhất về Nhà nước pháp quyền giai đoạn đó đã viết: “Các đạo luật nhất thiết chỉ trừng phạt những hành vi bên ngoài” [28, tr.318]. Sang thế kỷ XIX nhận thức về vấn đề này có điểm phát triển nhất định, xuất phát từ quan điểm nhân đạo, tiến bộ đồng thời để bảo vệ các quyền tự do của con người bằng pháp luật, C.Mác đã viết: “Các đạo luật chống lại khuynh hướng, các đạo luật không đưa ra các quy phạm khách quan là các đạo luật khủng bố. Các đạo luật ấy không lấy hành vi mà lại lấy cách suy nghĩ con người để làm tiêu chuẩn cơ bản, điều đó không có gì khác, mà chẳng qua chỉ