chủ nghĩa” và khó đạt được mục tiêu đánh giá. Minh chứng cho nhận định này là kết quả đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên trong những năm vừa qua cho thấy, đại đa số giảng viên được đánh giá ở mức “Hoàn thành xuất sắc nhiệ vụ” và “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”, trong khi tỷ lệ giảng viên “Hoàn thành nhiệm vụ” chỉ chiếm con số rất hiếm, còn tỷ lệ giảng viên “Không hoàn thành nhiệm vụ” là không có, cụ thể:
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức, giảng viên năm 2018-2021
(Đơn vị tính:người)
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ | Hoàn thành tốt nhiệm vụ | Hoàn thành nhiệm vụ | Không hoàn thành nhiệm vụ | |
2018 | 14 | 37 | 0 | 0 |
2019 | 12 | 33 | 01 | 0 |
2020 | 11 | 32 | 01 | 0 |
2021 | 16 | 26 | 01 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Đánh Giá Giảng Viên Tại Trường Chính Trị Tỉnh Thái Nguyên
- Đánh Giá Của Học Viên Về Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Đội Ngũ Giảng Viên Trường Chính Trị Tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh Giá Của Các Học Viên Về Năng Lực Chuyên Môn Của Đội Ngũ Giảng Viên Trường Chính Trị Tỉnh Thái Nguyên
- Quan Điểm Đánh Giá Giảng Viên Tại Trường Chính Trị Tỉnh Thái Nguyên
- Đảm Bảo Tính Khách Quan, Công Bằng, Chính Xác Và Phát Huy Dân Chủ Trong Đánh Giá Giảng Viên
- Nghiên Cứu, Đổi Mới Các Phương Pháp Đánh Giá Đối Với Giảng Viên Nhà Trường
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
(Nguồn: Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên).
Do đó, cần xem xét, bổ sung hoặc thay thế bằng những phương pháp phù hợp với mục đích đánh giá giảng viên hơn.
Về tính đa dạng và tính hệ thống:
Việc đánh giá giảng viên ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên đã có sự kết hợp một số phương pháp đánh giá như phương pháp đánh giá thông qua báo cáo, phương pháp bình bầu. Tuy nhiên, xét toàn diện thì có thể thấy hoạt động đánh giá đối với đội ngũ giảng viên chủ yếu vẫn còn mang tính khép kín trong nội bộ Nhà trường ở cơ sở với phương pháp chủ đạo là bình bầu. Tại một số khóa bồi dưỡng trong những năm gần đây đã có sự đổi mới với việc áp dụng phiếu đánh giá từ phía các học viên, song qua trao đổi với một số giảng viên và học viên trên thực tế được biết nhìn chung vẫn còn mang tính hình thức và chưa phản ánh được thực chất chất lượng giảng dạy của giảng viên do tâm lý nể nang, ngại đánh giá về giảng viên của học viên.
Về tính chính thức và đảm bảo quy trình đánh giá giảng viên.
Việc đánh giá giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên hiện nay vẫn đang được áp dụng thống nhất theo các văn bản quy phạm pháp luật chung và hướng dẫn
của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, chưa có quy chế riêng của Nhà trường. Tuy vậy, trong quy trình đánh giá này nhìn chung chưa quy định về cơ chế giám sát, công khai thông tin đánh giá. Từ đó, dẫn đến việc tiến hành đánh giá của Nhà trường hầu như chưa có sự giám sát của chủ thể bên ngoài hệ thống mặc dù những năm gần đây cũng đã có quy định về triển khai phiếu đánh giá từ phía học viên; thông tin đánh giá ít được quan tâm niêm yết công khai cho tập thể đơn vị biết để theo dõi về việc sử dụng kết quả đối với người được đánh giá.
- Về tính dễ áp dụng và đảm bảo tiết kiệm:
Các phương pháp được sử dụng để đánh giá giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên như hiện nay tuy dễ dàng thực hiện nhưng có những khâu trong quy trình thực hiện các phương pháp đánh giá còn rườm rà, mang tính hình thức gây ra lãng phí về thời gian. Các Phòng, khoa hầu như không được tập huấn chính khóa về công tác đánh giá, cũng như không xây dựng được hồ sơ, nhật ký công việc hằng ngày nên phương pháp đánh giá dựa vào sự kiện đánh chú ý hầu như không thực hiện được trong đánh giá đối với giảng viên.
Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay, theo quy định chung hiện hành về đánh giá CBCC, viên chức nói chung, các cơ quan, đơn vị và Nhà trường, trong đó có Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên thường sử dụng một số phương pháp đánh giá chủ yếu là: đánh giá qua báo cáo, kiểm điểm cá nhân; đánh giá thông qua phương pháp cho điểm, xếp hạng theo các tiêu chí và đánh giá thông qua phương pháp bình bầu. Do đó, có thể thấy rằng, việc xác định các phương pháp đánh giá hiện tại vẫn chủ yếu do các cơ quan cấp trên quy định và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. Còn các cơ quan tổ chức nói chung và các Trường Chính trị nói riêng vẫn ít có sự chủ động trong việc tự xác định được phương pháp đánh giá riêng cho phù hợp với đặc thù của cơ quan, đơn vị mình mà chủ yếu vẫn là căn cứ theo quy định và hướng dẫn chung của cấp trên để áp dụng trong cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền mình quản lý.
Trong khi đó, các chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá giảng viên của Nhà trường hiện nay nhìn chung cũng vẫn được xác định như quy chế đánh giá CBCC,
viên chức nói chung, trong đó gồm có: bản thân giảng viên tự đánh giá; đồng nghiệp đánh giá; cấp quản lý trực tiếp (thủ trưởng đơn vị, cấp trên trực tiếp) đánh giá. Việc đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên hiện nay đang áp dụng theo Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành, mặc dù có những điều chỉnh nhất định trong các lần sửa đổi, bổ sung song về cơ bản các chủ thể tham gia vào quy trình và phương pháp đánh giá nhìn chung không có nhiều thay đổi.
Việc quy định nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá giảng viên như quy định chung hiện hành cũng có ưu điểm là giúp đánh giá được toàn diện về giảng viên với nhiều thông tin từ nhiều chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay việc tham gia đánh giá của các chủ thể này vẫn chỉ mang tính hình thức, không đem lại nhiều hiệu quả như mong muốn. Bởi, bản thân mỗi giảng viên khi tự đánh giá thường tự đề cao bản thân, ít tự nhận khuyết điểm, yếu kém trong báo cáo đánh giá về mình, trong khi đó ý kiến đánh giá từ phía các đồng nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi tâm lý chủ quan cá nhân “nể nang” hoặc “thù ghét” nên kết quả đánh giá thường không phản ánh được tính khách quan khi đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng viên chức nói chung và mỗi cá nhân giảng viên nói riêng.
Hơn nữa, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức chưa được xác định và quy định rõ trong hoạt động đánh giá đối với mỗi giảng viên. Kết quả đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng nhìn chung vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều chủ thể đánh giá (tập thể đồng nghiệp bình bầu) nên chưa đảm bảo tính khách quan, trách nhiệm trong các kết luận đánh giá.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thời gian qua, công tác đánh giá viên chức, giảng viên tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên về cơ bản đã có những mặt tiến bộ về nhận thức và cách làm nhằm triển khai cụ thể các quy định của Trung ương, của tỉnh tại đơn vị Nhà trường. Thực hiện văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến của các cơ quan có thẩm quyền, Nhà trường đã tiến hành thường xuyên công tác đánh giá, phân loại viên chức, giảng viên Nhà trường
hằng năm cũng như trong từng khóa học. Đồng thời, đã gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu Nhà trường, khoa, phòng trực thuộc trong việc đánh giá viên chức, giảng viên.
Kết quả đánh giá đã phần nào được sử dụng làm căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với đội ngũ viên chức, giảng viên Nhà trường. Việc đánh giá, phân loại viên chức, giảng viên được gắn với các tiêu chí cụ thể cho từng đối tượng gắn với chất lượng, hiệu quả công việc; được xác định cụ thể trên phiếu đánh giá.
Công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức hằng năm luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm, coi đó là khâu cơ bản trong quản lý, sử dụng viên chức và là căn cứ cơ bản để làm tốt công tác cán bộ cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức nói chung và giảng viên Nhà trường nói riêng.
Nhận thức của lãnh đạo các khoa, phòng, đoàn thể và bản thân mỗi viên chức, giảng viên về đánh giá, xếp loại viên chức từng bước được nâng lên, nên phần nào loại bỏ bớt yếu tố chủ quan, tư tưởng cào bằng, nể nang trong đánh giá.
Các quy định pháp lý về đánh giá viên chức, giảng viên cũng từng bước được bổ sung, hoàn thiện theo hướng rõ ràng hơn về tiêu chí, minh bạch về thủ tục nên tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà trường trong việc đánh giá viên chức, giảng viên.
2.3.2. Những hạn chế
Công tác đánh giá, xếp loại viên chức ở Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên nhìn chung đã được tiến hành đúng nội dung, quy trình. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể:
Một là, công tác đánh giá giảng viên nhìn chung còn có tính hình thức.
Công tác đánh giá giảng viên của Nhà trường hằng năm hiện vẫn còn có tính hình thức do tâm lý đề cao thành tích. Đối với công tác xếp loại, do phân bổ chỉ tiêu danh hiệu thi đua nên vẫn còn tình trạng lựa chọn theo cơ cấu cho đủ chỉ tiêu chỉ tiêu. Trên thực tế, hầu hết viên chức, giảng viên Nhà trường nếu không vi phạm kỷ luật trong năm công tác thì đều được xếp loại tối thiểu từ mức hoàn thành công việc trở lên.
Hai là, tiêu chí đánh giá đối với giảng viên chưa thực sự khoa học, cụ thể
Các tiêu chí đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng theo quy định hiện nay còn chung chung, chưa được cụ thể hóa cho phù hợp với đối tượng là giảng viên Trường Chính trị cấp tỉnh. Do đó, chưa phản ánh được những đặc thù riêng biệt về lĩnh vực nghề nghiệp của giảng viên LLCT ở trường chính trị cấp tỉnh, chưa có căn cứ để có thể đánh giá đầy đủ, khách quan kết quả thực thi nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên của Nhà trường trên thực tế. Các tiêu chí đánh giá giảng viên chưa thật sự mang tính định lượng cụ thể và bám sát việc thực hiện chức trách nhiệm vụ thực tế trong việc tham mưu, giúp cho lãnh đạo Nhà trường có thể quản lý và đánh giá chính xác được chất lượng đội ngũ giảng viên.
Kết quả đánh giá, phân loại hiện tại cũng chưa được dựa vào những thước đo cụ thể đã được lượng hoá, mà chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn chung chung, đại khái. Đánh giá và sử dụng giảng viên còn nặng về thành phần lý lịch, thâm niên công tác mà chưa đề cao về trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện công việc. Do đó mà kết quả đánh giá phân loại hằng năm nhìn chung đối tượng hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ luôn chiếm tỷ lệ cao, trong khi rất ít giảng viên được xếp hạng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Ba là, phương pháp đánh giá giảng viên còn hạn chế, chưa áp dụng đa dạng nhiều phương pháp để có kết quả khách quan.
Hiện nay, những phương pháp mà Nhà trường đã và đang sử dụng để đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng chủ yếu vẫn là những phương pháp đánh giá truyền thống như bình bầu, nhận xét của tập thể mà chưa có sự nghiên cứu, áp dụng những phương pháp đánh giá hiện đại vào trong công tác đánh giá. Hoạt động đánh giá cũng chưa có sự sát sao, cụ thể, do không thấy được vai trò của đánh giá thường ngày là cơ sở của đánh giá hàng năm nên trong phương pháp đánh giá không đưa ra các tiêu chí và yêu cầu đánh giá thường ngày. Điều này cũng dẫn đến kết quả đánh giá cuối năm thường chỉ mang tính ước lượng, đại khái và chưa phản ánh đúng thực chất hiệu quả làm việc của giảng viên.
Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá mà Nhà trường đang áp dụng chủ yếu vẫn
là đánh giá mang tính nội bộ, khép kín, mặc dù có sự đánh giá từ phía học viên sau mỗi khóa học nhưng chưa thực sự được tiến hành thường xuyên và cũng chưa có tiêu chí cụ thể định lượng trong nội dung các phiếu nên chưa có được cái nhìn khách quan, tổng thể.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế kể trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, tuy nhiên có thể khái quát ở một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng của một bộ phận cán bộ, giảng viên của Nhà trường chưa thực sự đầy đủ. Tâm lý và nhận thức chung của không ít người chủ yếu chỉ là khâu hình thức, làm cho xong chứ chưa đánh giá đúng mục đích cốt lõi của hoạt động đánh giá là nhằm tạo căn cứ cho hoạt động quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên Nhà trường trong dài hạn.
- Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Viên chức còn chậm được ban hành, trong khi Nghị định về đánh giá và phân loại viên chức, giảng viên cũng thường thay đổi điều chỉnh nên dẫn đến công tác đánh giá đối với giảng viên của Nhà trường nhiều khi vẫn phải vận dụng các quy định đã được ban hành trước đó. Các quy định của pháp luật về đánh giá viên chức, giảng viên nói chung còn thiếu cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn. Hiện nay, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa kết quả đánh giá viên chức, giảng viên với các chính sách tiền lương, tiền thưởng, khen thưởng, kỷ luật, tôn vinh, thăng tiến,… một cách kịp thời, khách quan, minh bạch. Thực tế chung này khiến cho việc đánh giá chất lượng giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cũng khó có thể có những đổi mới đột phá vì vẫn phải căn cứ theo các quy định chung.
- Hoạt động đánh giá giảng viên của Nhà trường không có sự giám sát của cán bộ quản lý hay viên chức có trình độ chuyên sâu về công tác đánh giá, mà chủ yếu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và được triển khai bởi tập thể và cá nhân các giảng viên cùng với người lãnh đạo trực tiếp thực hiện.
- Việc áp dụng tiêu chí và phương pháp như trên đã phân tích còn nhiều hạn
chế, chưa thực sự khoa học nên kết quả đánh giá chưa thực chất, còn hiện tượng nể nang, thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến những vướng mắc và không tránh khỏi hình thức trong quá trình thực hiện, phản ánh chưa đầy đủ chất lượng viên chức, giảng viên của Nhà trường. Trong đánh giá, ngoài các nội dung có tính định tính thì các nội dung về chất lượng chuyên môn, kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng chưa được lượng hóa nên khó đo lường.
- Kết quả đánh giá giảng viên nhìn chung chưa được sử dụng làm căn cứ cho phát triển chức nghiệp, đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển nên chưa tạo ra động lực tích cực cho chủ thể đánh giá cũng như bản thân giảng viên được đánh giá nên phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá đối với giảng viên Nhà trường.
Tiểu kết chương 2
Qua thực trạng đánh giá giảng viên từ thực tiễn tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, vẫn còn những hạn chế, chưa được khắc phục, chưa tạo được bước đột phá mới. Công tác đánh giá nhìn chung vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách đánh giá truyền thống. Các tiêu chí đánh giá vẫn thiên nhiều về yếu tố phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chưa thực sự tập trung vào đánh giá trình độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giảng viên. Trình tự, thủ tục đánh giá đối với viên chức nói chung và giảng viên Nhà trường nói riêng nhìn chung chưa có gì đổi mới đột phá so với các quy định đánh giá trước đây.
Những hạn chế của công tác đánh giá giảng viên của Nhà trường như trình bày trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song về cơ bản là do việc đánh giá vẫn đang căn cứ theo các quy định về hệ thống các tiêu chí và phương pháp truyền thống, chưa cụ thể và đầy đủ; nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động đánh giá viên chức nói chung và giảng viên nói riêng của một bộ phận cán bộ, giảng viên của Nhà trường chưa thực sự đầy đủ; chủ thể đánh giá cũng chưa đảm bảo là những người có chuyên môn sâu và có các kỹ năng nghiệp vụ về đánh giá giảng viên; công tác đánh giá nhìn chung còn khép kín, mang tính nội bộ; kết quả đánh giá giảng viên chưa được sử dụng làm căn cứ cho việc quản lý và phát triển chức nghiệp của bản thân giảng viên được đánh giá nên chưa tạo ra động lực thực chất...