tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới. Để phát huy được vai trò của mình đối với sự phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương, đất nước, các giảng viên của Nhà trường đã tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Giảng viên đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng do Tỉnh đoàn, Đoàn khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên phát động, như: tích cực đóng góp các quỹ, tham gia Chương trình “Về nguồn” - Hành trình Tuổi trẻ đoàn khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên về với “địa chỉ đỏ”, tri ân và dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ ở các địa phương.
Ngoài ra, các giảng viên Nhà trường cũng luôn phát huy tốt tinh thần xung kích trong các hoạt động, chủ công trong các phong trào, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc và của Nhà trường như: ngày Quốc tế Thiếu nhi, Trung thu cho con em cán bộ, giảng viên Nhà trường, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập trường, tham gia tích cực các hoạt động do đoàn cấp trên phát động, tổ chức. Thông qua các hoạt động này, đã tạo điều kiện cho các thế hệ thể hiện được năng lực, sức khỏe, sự năng động sáng tạo và nhiệt huyết của các cán bộ, giảng viên Nhà trường, đặc biệt là các giảng viên trẻ.
Thứ hai, về đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc, chuẩn mực, phản ánh mối quan hệ giữa con người với công việc, con người với con người nhằm điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của những người hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp dựa trên sức mạnh của dư luận xã hội và lương tâm của mỗi người nhằm đáp ứng đòi hỏi đặc thù do tính chất, đặc điểm nghề nghiệp đặt ra. Do đặc trưng nghề nghiệp khác nhau nên bên cạnh những chuẩn mực đạo đức chung thì mỗi nghề lại có những quy tắc và chuẩn mực đạo đức đặc trưng.
Đạo đức nghề nghiệp đối với giảng viên nói chung và giảng viên LLCT tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên nói riêng luôn được đề cao trong hoạt động nghề nghiệp. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao nhất là yêu nghề. Chính lòng yêu nghề là động lực giúp các giảng viên có thể vượt qua khó khăn trong công việc, cuộc sống để hoàn thành thật tốt công việc của mình.
Qua khảo sát ý kiến đánh giá từ phía các học viên của Nhà trường về tiêu
chuẩn này của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy như sau:
Bảng 2.3. Đánh giá của học viên về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
(Đơn vị tính: %)
Đạo đức nghề nghiệp | Mức độ đạt | |||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém | ||
Tiêu chí 5 | Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm | 83.3 | 16.7 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 6 | Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo | 95.0 | 5.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 7 | Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho người học | 100 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 8 | Tôn trọng, đối xử công bằng với người học, tạo điều kiện cho người học hoàn thành mục tiêu học tập và rèn luyện | 95.0 | 5.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tầm Quan Trọng Của Hoạt Động Đánh Giá Giảng Viên Trường Chính Trị Cấp Tỉnh
- Những Yêu Cầu Cơ Bản Đối Với Giảng Viên Trường Chính Trị Cấp Tỉnh Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Thực Trạng Đánh Giá Giảng Viên Tại Trường Chính Trị Tỉnh Thái Nguyên
- Đánh Giá Của Các Học Viên Về Năng Lực Chuyên Môn Của Đội Ngũ Giảng Viên Trường Chính Trị Tỉnh Thái Nguyên
- Kết Quả Đánh Giá, Xếp Loại Viên Chức, Giảng Viên Năm 2018-2021
- Quan Điểm Đánh Giá Giảng Viên Tại Trường Chính Trị Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
(Nguồn: Khảo sát của tác giả).
Qua Bảng thống kê trên cho thấy, 100% ý kiến đánh giá mức độ “Tốt” từ phía các học viên cho rằng đội ngũ giảng viên Nhà trường “Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho người học”, 95% ý kiến đánh giá giảng viên ở mức độ “Tốt” với các tiêu chí “Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo” và “Tôn trọng, đối xử công bằng với người học, tạo điều kiện cho người học hoàn thành mục tiêu học tập và rèn luyện”. Mối quan hệ với học viên cũng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên. Theo đó, đòi hỏi người giảng viên cần có sự tôn trọng người học. Việc tôn trọng học viên cũng là một nhân tố đảm bảo cho sự thành công của một giờ giảng. Bởi chỉ khi giảng viên tôn trọng người học tức là đặt người học lên vị trí hàng đầu thì bản thân giảng viên mới thực sự có ý thức đầu tư về tâm sức, trí tuệ nhiều hơn cho các bài giảng của mình, để bài
giảng thực sự đem lại giá trị hữu ích cho người học. Ngoài ra, đối với học viên, giảng viên cũng phải đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá chất lượng học tập của người học, đối xử công bằng với người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học hoàn thành được mục tiêu học tập và rèn luyện của mình.
Theo ghi nhận từ lãnh đạo Nhà trường, thời gian qua, tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, đội ngũ giảng viên luôn giữ sự tôn trọng, trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học viên, luôn đề cao yếu tố khách quan, công bằng, luôn có ý thức tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong quá trình học tập. Chính nhờ vậy, các giờ giảng của đội ngũ giảng viên đã tạo ra được một không gian mở trong giờ học. Học viên chủ động trình bày ý kiến, quan điểm của mình, giảng viên lắng nghe, giải đáp những khúc mắc của học viên để tiếp tục hoàn thiện bài giảng của mình.
Kết quả khảo sát ý kiến từ phía học viên, có 83.3% ý kiến đánh giá giảng viên “Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm” ở mức “Tốt”, 16.7% ý kiến đánh giá ở mức “Khá”. Ngoài ra, không có ý kiến đánh giá nào ở mức “Trung bình” trở xuống. Ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao là tiêu chí quan trọng. Trên thực tế, giảng viên Nhà trường khi được phân công nhiệm vụ cũng đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, cố gắng để hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn. Đây là tín hiệu tốt về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
Qua trao đổi với lãnh đạo Nhà trường và các lãnh đạo khoa, phòng thuộc Nhà trường cũng cho thấy, thực tế hiện nay, đội ngũ giảng viên Nhà trường cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trước yêu cầu công việc ngày càng cao, khối lượng công việc ngày càng nhiều, trong khi tuổi nghề và kinh nghiệm trong xử lý công việc không đồng đều. Cùng giải quyết một công việc nhưng đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm xử lý thì sẽ cần đầu tư nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, giảng viên phần lớn trong độ tuổi đã có gia đình, nuôi con nên đòi hỏi giảng viên lại cần dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Áp lực trong công việc, trong cuộc sống gia tăng. Tuy vậy, đối với giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, nhìn chung họ luôn thể hiện được sự tâm huyết với nghề và nhiệt huyết trong từng bài giảng lên lớp cũng
như trong các công việc được giao. Đây là cơ sở để Nhà trường tiếp tục xây dựng và phát triển được thế hệ giảng viên chất lượng trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Thứ ba, lối sống, tác phong
Nhiệm vụ của các giảng viên LLCT không chỉ là truyền đạt tri thức khoa học cho các học viên mà quan trọng hơn còn là thông qua mỗi bài giảng cần giúp định hướng đúng đắn cho nhận thức, hành động của người học. Do đó, bên cạnh kiến thức chuyên môn sâu, bản thân mỗi giảng viên còn phải có đạo đức, lối sống trong sáng và phải thực sự là tấm gương cho các học viên. Chính vì vậy, lối sống, tác phong cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của đội ngũ giảng viên.
Bảng 2.4. Đánh giá của Lãnh đạo Nhà trường, các Lãnh đạo Khoa, Phòng về đạo đức, lối sống, tác phong của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
(Đơn vị tính: %)
Lối sống, tác phong | Mức độ đạt | |||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém | ||
Tiêu chí 6 | Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác | 100 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 7 | Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp, quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, đồng nghiệp và người học. | 86.7 | 13.3 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 8 | Phát huy tinh thần tập thể, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của đồng nghiệp, lao động hợp đồng | 80.0 | 20.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 9 | Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học | 73.3 | 26.7 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, Nhà trường, của ngành. | 73.3 | 26.7 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | |
Tiêu chí 11 | Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc. | 80.0 | 20.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 12 | Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng. | 66.7 | 33.3 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 13 | Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với học viên. | 100 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 14 | Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. | 80.0 | 20.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 15 | Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến học viên. | 100 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 16 | Không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của học viên và đồng nghiệp. | 86.7 | 13.3 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 17 | Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học viên, đồng nghiệp, người khác. | 100 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 18 | Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác. | 100 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 19 | Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng. | 86.7 | 13.3 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Không sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. | 100 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | |
Tiêu chí 21 | Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc. | 100 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 22 | Không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nền nếp của Nhà trường. | 80.0 | 20.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 23 | Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá sản phẩm đồi trụy, độc hại. | 100 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
(Nguồn: Khảo sát của tác giả).
Qua Bảng thống kê kết quả khảo sát cho thấy, các tiêu chí được đánh giá ở mức độ cao tuyệt đối 100% ở mức độ “Tốt” gồm: “Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác”; “Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với học viên”; “Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến học viên”; “Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học viên, đồng nghiệp, người khác”; “Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác”; “Không sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước”; “Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc”; “Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá sản phẩm đồi trụy, độc hại”.
Ngoài ra, các tiêu chí còn lại cũng đều đạt hơn 70% trở lên ý kiến đánh giá
mức độ “Tốt” và “Khá”, chỉ có tiêu chí “Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng” được đánh giá ở mức khiêm tốn hơn với 66.7% ý kiến đánh giá mức độ “Tốt”, 33.3% ý kiến đánh giá mức độ “Khá”, còn lại không có các ý kiến nào đánh giá ở mức “Trung bình” trở xuống đối với tất cả các tiêu chí được khảo sát ở nội dung thuộc Tiêu chuẩn Lối sống, tác phong của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
Theo phản ánh từ lãnh đạo Nhà trường, nhìn chung trong mối quan hệ với các đồng nghiệp khác tại cơ quan, các giảng viên luôn chú trọng xây dựng tình cảm thân thiện, hòa đồng, hợp tác cùng phát triển. Bởi giảng viên xác định rõ để có một tập thể mạnh, tập thể đó phải đoàn kết. Do vậy, bản thân giảng viên luôn nêu cao tinh thần đoàn kết trong nội bộ.
Thứ tư, về năng lực chuyên môn
Đối với người giảng viên các Trường Chính trị, muốn giảng được LLCT, đướng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đòi hỏi họ không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn cả những kiến thức liên ngành sâu rộng. Tại Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, những năm qua, theo đánh giá chung, đội ngũ giảng viên của Nhà trường đã có kiến thức chuyên môn khá hệ thống, trong quá trình giảng dạy đã thể hiện được sự làm chủ về kiến thức chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, nhằm góp phần làm tăng tính thuyết phục cho bài giảng, đội ngũ giảng viên Nhà trường đã sử dụng nhiều kiến thức liên ngành để luận giải cho những nhận định tại các lớp ĐTBD cho học viên.
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá từ phía lãnh đạo Nhà trường và các lãnh đạo Khoa, Phòng về tiêu chuẩn này được thể hiện qua Bảng số liệu sau:
Bảng 2.5. Đánh giá của Lãnh đạo Nhà trường, các Lãnh đạo khoa, phòng về năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên.
(Đơn vị tính: %)
Năng lực chuyên môn | Mức độ đạt | |||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | Kém | ||
Tiêu chí 24 | Thường xuyên nâng cao trình độ, kiến thức sư phạm. | 66.7 | 33.3 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 25 | Tích cực mở rộng phông hiểu biết các khoa học xã hội và nhân văn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn | 60.0 | 40.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 26 | Làm chủ được quá trình chuyển tải kiến thức, định hướng nhận thức cho học viên. | 66.7 | 33.3 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 27 | Thường xuyên tự trau dồi kiến thức thực tiễn, bám sát đời sống xã hội, có khả năng tổng kết thực tiễn, dám đề xuất, đảm nhận những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giải đáp những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. | 73.3 | 26.7 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 28 | Tư duy độc lập, sáng tạo. | 73.3 | 26.7 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
Tiêu chí 29 | Ý thức hợp tác, say mê trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, xung kích trong các nghiên cứu khoa học. | 66.7 | 33.3 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
(Nguồn: Khảo sát của tác giả).
Qua Bảng thống kê cho thấy, nhìn chung các ý kiến đánh giá đối với các tiêu chí liên quan tới tiêu chuẩn năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên Nhà trường đều đạt ở mức độ “Khá” trở lên, cụ thể, mức độ “Tốt” đạt trên 60%, còn lại là đạt mức độ “Khá”, không có các ý kiến đánh giá ở mức “Trung bình” trở xuống. Tuy vậy, vẫn cần lưu ý thêm tới tiêu chí “Tích cực mở rộng phông hiểu biết các khoa học xã hội và nhân văn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn”, hiện được đánh giá ở mức thấp hơn so với các tiêu chí khác thuộc tiêu chuẩn năng lực chuyên môn khi có tới 40% ý kiến đánh giá ở mức độ “Khá”.
Có được kết quả đó phần lớn là do đội ngũ giảng viên Nhà trường có nền tảng