đảm sự liên thông giữa các ngành và chuyên ngành, các trình độ đào tạo theo hướng chuẩn hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu, hiện đại đáp ứng với yêu cầu của giáo dục đào tạo nghề. Thực hiện đồng bộ giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành vì thực tế còn có một số các quy định chưa phù hợp về quản lý viên chức nói chung và đánh giá viên chức nói riêng. Đẩy mạnh công tác tập huấn về đánh giá viên chức phù hợp với mục tiêu hoạt động của từng đơn vị.
3.3.2. Đối với địa phương
3.3.2.1. Đối với Đắk Lắk
- Hoàn thiện việc xây dựng Đề án vị trí việc làm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để làm cơ sở phục vụ cho việc phân loại viên chức, phân công công việc theo hợp đồng đã ký kết; xác định những chức danh, vị trí công việc làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chí đánh giá viên chức một cách khoa học, hợp lý.
- Kịp thời rà soát hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, đẩy mạnh việc sáp nhập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với quy luật của sự phát triển, giúp phát huy được công năng, hiệu quả trong đào tạo. Các trường mạnh sẽ được kế thừa phát huy nguồn lực, đội ngũ, cơ sở vật chất; giúp tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy. Ngoài ra, việc đầu tư cho đào tạo nghề sẽ được tập trung, tránh sự dàn trải, lãng phí.
- Chủ động xây dựng và hoàn thiện ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại kết quả của viên chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, hàng năm của tỉnh Đắk Lắk. Dựa trên Quy chế đánh giá chung hàng năm của
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm Của Đảng, Chính Sách, Pháp Luật Của Nhà Nước Về Đánh Giá Viên Chức
- Đánh Giá Viên Chức Phải Đáp Ứng Được Yêu Cầu Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
- Đổi Mới, Đa Dạng Hóa Các Phương Pháp Đánh Giá Viên Chức
- Đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 16
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
tỉnh Đắk Lắk thì mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cần ban hành các hướng dẫn, quy định riêng về đánh giá viên chức phù hợp với tình hình, đặc điểm của đội ngũ viên chức cũng như mục tiêu đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập. Để các phòng, ban, khoa, trung tâm có thể căn cứ trên những quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp, huyện và căn cứ trên đặc thù của cơ quan chuyên môn để xây dựng quy chế đánh giá viên chức phù hợp với vai trò, vị trí và tình hình thực tế của cơ quan mình.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tiến hành rà soát hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật. Nâng cao hiệu quả thiết bị đào tạo đáp ứng với khoa học kỹ thuật mới. Nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ viên chức làm công tác nhân sự và phát triển nguồn nhân lực trong tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao trình độ chuyên môn, cần có một bộ phận riêng biệt trong công tác đánh giá nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng các phương pháp đánh giá mới cho những viên chức được giao nhiệm vụ đánh giá viên chức. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo nắm vững các phương pháp đánh giá mới: các mục tiêu, nội dung, yêu cầu, quy trình, thủ tục tiến hành...và phải vận dụng một cách thành thạo trong quá trình đánh giá. Việc đào tạo người đánh giá giúp cho việc đánh giá thuận lợi, chuẩn xác.
- Cần tăng tính trách nhiệm, vai trò của người hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cấp trên; vì vậy khi thực hiện, triển khai công tác đánh giá viên chức cần thu thập thông tin ở các kênh thông tin, phát huy vai trò người đứng đầu trong công tác đánh giá viên chức để đảm bảo công tác đánh giá phát huy đúng bản chất là đánh giá viên chức phải gắn với yêu cầu nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra cho viên chức. Đánh giá không phải chỉ để đánh giá mà để sử dụng.
- Cần tham khảo, học tập mô hình đánh giá giữa các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp và các đơn vị, tổ chức khác nhau để từ đó rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn, chọn lọc, lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp để khi ban hành các văn bản hướng dẫn công tác đánh giá viên chức tại đơn vị mình thì chủ động linh hoạt, ứng dụng phù hợp với mục tiêu hoạt động của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với mục tiêu chung. Chú trọng đến công tác tổng kết thực tiễn công tác đánh giá viên chức để rút ra bài học cho đơn vị mình.
Đánh giá viên chức đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một tổ chức; đồng thời, là một công việc khó, đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu và xem xét một cách bài bản, nghiêm túc và khoa học, nhằm hạn chế những lỗ hổng và sai sót, đem lại hiệu quả thực chất đóng góp vào thành công chung hệ thống giáo dục và đào tạo. Một hệ thống đánh giá viên chức hiệu quả sẽ giúp cơ quan, đơn vị tận dụng tối đa tài sản quý giá nhất của họ, đó là nguồn nhân lực, đem lại thành công lâu dài và bền vững, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong nội bộ.
3.3.2.2. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Nâng cao nhận thức về vai trò của khâu cá nhân tự đánh giá trong quy trình công tác đánh giá viên chức. Mỗi viên chức cần hiểu và biết tác dụng, vai trò của công tác đánh giá viên chức, nâng cao quan điểm, tư tưởng nhận thức và trách nhiệm cá nhân trong công tác đánh giá viên chức, xóa bỏ những suy nghĩ đánh giá viên chức là công việc mang tính thường xuyên, không quan trọng. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt những vấn đề liên quan đến công tác đánh giá cho toàn thể viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp biết và tự giác thực hiện.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện tiêu chí đánh giá viên chức có tính khoa học cao, phù hợp từng đối tượng. Xây dựng quy chế đánh giá viên chức hàng
năm, cần cụ thể hóa bộ tiêu chí đánh giá viên chức theo hướng xác định cụ thể công việc; lấy hiệu quả công việc làm thước đo chuẩn mực trong công tác đánh giá. Sau đó bảo đảm lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá phẩm chất, năng lực của viên chức. Phương thức đánh giá cần được bổ sung những yếu tố định lượng về công việc, thời gian hoàn thành công việc, tỷ lệ xử lý thỏa đáng tình huống và những giải pháp sáng tạo trong giải quyết công việc.
- Trên cơ sở chương trình của cơ quan, đơn vị, từng viên chức xây dựng kế hoạch cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo từng tháng, quý và có sự thảo luận, thống nhất với cấp trên trực tiếp và thủ trưởng đơn vị về kế hoạch cá nhân của viên chức để làm cơ sở cho công tác đánh giá hàng năm về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao theo hợp đồng đã ký kết. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác ngay từ đầu năm, theo đó chương trình phải cụ thể, rõ ràng, có tiến độ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, viên chức. Có sự động viên, khuyến khích đối với những viên chức tự đánh giá chính xác về bản thân và đồng nghiệp, góp phần duy trì và tạo động lực làm việc cho viên chức. Cần khắc phục đánh giá theo hình thức, giản đơn, qua loa; người đánh giá chỉ nêu ưu điểm, thành tích, né tránh khuyết điểm. Nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình của mỗi cá nhân; cá nhân biết nhìn nhận vào khuyết điểm, hạn chế của bản thân mà có phương pháp, kế hoạch khắc phục những hạn chế ấy, chính điều đó làm cho viên chức dần trưởng thành hơn.
- Công khai hóa, dân chủ hóa trong đánh giá viên chức. Mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cần nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác đánh giá viên chức.
Đánh giá đúng viên chức còn là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng tình đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, địa phương, đơn vị. Do vậy, đánh giá
cần thực hiện dân chủ, công khai hóa với cơ chế, biện pháp rõ ràng, khoa học. Đánh giá viên chức phải toàn diện, dân chủ, bảo đảm khách quan, công tâm, vì sự tiến bộ của cá nhân, tổ chức, trên cơ sở những tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Công khai, dân chủ, kết luận theo đa số là vấn đề có tính nguyên tắc, được thể hiện trong toàn bộ quy trình đánh giá viên chức.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác đánh giá viên chức. Việc thực hiện xây dựng đề án việc làm và chi trả tăng thu nhập cho viên chức dựa trên đánh giá hiệu quả công việc hàng quý là rất cần thiết, tạo động lực thúc đẩy cho viên chức nỗ lực phấn đấu trong công việc.
Tuy nhiên, nếu việc đánh giá này không được kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ dễ dẫn đến việc một hệ lụy là đánh giá theo cảm tính, không đúng thực chất và tạo một hình thức đánh giá dễ dãi để được hưởng thu nhập và hệ quả là kết quả đánh giá viên chức cuối năm cũng phải theo chiều hướng dễ dãi để tránh mâu thuẫn kết quả đánh giá hàng quý.
Do vậy, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện nay (kể cả về mặt chính quyền và kiểm tra, giám sát đối với tổ chức Đảng, đảng viên). Xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm trong công tác đánh giá viên chức là việc cần ưu tiên và thực hiện nghiêm túc, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, đảm bảo kết quả đánh giá khách quan, trung thực và đạt được mục tiêu đã đề ra của công tác đánh giá, phân loại viên chức.
Tiểu kết Chương 3
Thông qua hoạt động đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chương 3 luận văn nêu ra 04 quan điểm về đánh giá viên chức: (1) Đánh giá viên chức phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng về công tác cán bộ; (2) Đánh giá viên chức phải thực hiện trong sự đổi mới đồng bộ cơ chế, chính sách quản lý viên chức; (3) Đánh giá viên chức phải đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính nhà nước; (4) Đánh giá viên chức phải gắn liền với mở rộng dân chủ; đồng thời, đề xuất 09 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đó là: (1) Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về đánh giá viên chức; (2) Nâng cao nhận thức của đội ngũ viên chức; (3) Đánh giá viên chức theo vị trí việc làm; (4) Xác định rõ các tiêu chí đánh giá viên chức; (5) Đổi mới, đa dạng hóa các phương pháp đánh giá viên chức; (6) Phát huy trách nhiệm của các chủ thể tham gia đánh giá viên chức; (7) Tăng cường kiểm tra, nâng cao vai trò hướng dẫn nghiệp vụ của bộ phận tham mưu công tác đánh giá viên chức; (8) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đánh giá viên chức; (9) Sử dụng một cách hiệu quả kết quả đánh giá viên chức.
Chương 3 còn đề xuất, kiến nghị với Trung ương, tỉnh Đắk Lắk, điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề chưa phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng công tác viên chức hàng năm nói chung và công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
KẾT LUẬN
Đánh giá viên chức là một nội dung cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để kịp thời nắm bắt yêu cầu của thị trường lao động. Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quyết định bởi năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ viên chức. Đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong các giai đoạn phát triển của đất nước, nhất là trong thời gian gần đây đó là phải nâng cao công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ trọng tâm gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lấy nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, cán bộ quản lý trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp là nhân tố quyết định sự thành công công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có vị trí rất quan trọng, chịu trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên sâu, hiện đại hóa đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, gắn với định hướng và nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp, xuất khẩu lao động nhằm đảm bảo lao động tìm kiếm việc làm ổn định. Do vậy, việc đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngoài việc tuân thủ theo những quy định chung cần phải căn cứ vào tính riêng biệt của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đánh giá viên chức. Tính riêng biệt này cần được thể chế hóa thành những quy định trong đánh giá viên chức của tỉnh nói chung và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng.
Sau khi bãi bỏ các Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, ngày 09 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công
chức, viên chức; Nghị định số 88/2017/NĐ-CP, ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ- CP, ngày 09 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức, thay thế Nghị định số 90/2020/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đến nay công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nghiêm túc triển khai và thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục. Những tồn tại, hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Với mục tiêu xây dựng và nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn tăng cường đầu tư nâng cáo chất lượng giáo dục nghề nghiệp với việc nâng cao kỹ năng và tay nghề của người học đáp ứng điều kiện tuyển dụng của doanh nghiệp và sự chắt lọc, canh tranh khắt khe của thị trường lao động thời kỳ mới; thời kỳ nền công nghiệp 4.0. Thì việc công tác đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập cần được quan tâm và chú trọng hơn.
Để xây dựng được đội ngũ viên chức hành chính ngang tầm nhiệm vụ mới thì công tác quản lý, sử dụng viên chức cần được chú trọng nhiều hơn, trong đó việc nâng cao chất lượng đánh giá viên chức.
Trên cơ sở phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, tác giả đề xuất một số các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá viên chức, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhất là lĩnh vực đào tạo có tay nghề cao cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng và xã hội nói chung./