Liên Quan Giữa Thị Lực Và Độ Chênh Lệch Khúc Xạ 2 Mắt

lực giữa 3 nhóm mức độ cận thị (p < 0,05). Thị lực của nhóm cận thị nhẹ là tốt nhất, của nhóm cận thị nặng là kém nhất.

3.2.4. Liên quan giữa thị lực và loạn thị

3.2.4.1. Liên quan giữa thị lực và mức độ loạn thị


Bảng 3. 22: Thị lực và mức độ loạn thị


Mức độ loạn thị

Thị lực

Tổng

20/200-20/50

20/40- 20/30

≥ 20/25

Không

10 (3,6%)

78 (28,2%)

188 (68,2%)

276 (100%)

Nhẹ

6 (4,6%)

69 (54%)

53 (41,4%)

128 (100%)

Trung bình

11 (9%)

77 (63,1%)

34 (27,9%)

122 (100%)

Nặng

7 (9,5%)

55 (74,3%)

12 (16,2%)

74 (100%)

Tổng

34 (5,7%)

279 (46,5%)

287 (47,8%)

600 (100%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Đánh giá tình trạng cận thị ở trẻ em và việc điều chỉnh kính - 7

Theo bảng 3.22, sau chỉnh kính tỷ lệ đạt thị lực tốt (≥ 20/25) ở nhóm không loạn thị là 68,2%, nhóm loạn thị nhẹ là 41,4%, loạn thị trung bình là 27,9% và loạn thị nặng có 16,2%.

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).


3.2.4.2. Liên quan giữa thị lực và trục loạn thị


Bảng 3. 23: Thị lực sau chỉnh kính và trục loạn thị


Trục loạn thị

Thị lực

Tổng

20/200-20/50

20/40- 20/30

≥ 20/25

Trục ngang

14 (6,8%)

124(60,7%)

66 (32,3%)

204 (100%)

Trục chéo

10 (8,3%)

77 (64,2%)

33 (27,5%)

120 (100%)

Tổng

24

201

99

324

Bảng 3.23 cho thấy nhóm trục ngang và trục chéo có lần lượt là 66 mắt (32,3%) và 33 mắt (27,5%) đạt thị lực ≥ 20/25. Tỷ lệ thị lực cao nhất ở cả 2 nhóm là 20/40 - 20/30. Không có sự khác biệt về thị lực chỉnh kính của nhóm trục ngang và trục chéo (p> 0,05).

3.2.5. Liên quan giữa thị lực và độ chênh lệch khúc xạ 2 mắt


Bảng 3. 24: Thị lực sau chỉnh kính và độ chênh lệch khúc xạ


Độ chênh lệch khúc xạ

Thị lực

Tổng

20/200 -20/50

20/40 - 20/30

≥ 20/25

Không chênh

10 (4,4%)

96 (42,3%)

121(53,3%)

227(100%)

Chênh ít

1 (1,4%)

44 (63,8%)

24 (34,8%)

69 (100%)

Chênh nhiều

0

8 (57,1%)

6 (42,9%)

14 (100%)

Tổng

11 (3,5%)

148 (47,8%)

151 (48,7%)

310 (100%)


Kết quả bảng 3.24 cho thấy ở nhóm không chênh lệch khúc xạ thị lực

≥ 20/25 đạt tỷ lệ cao nhất với 121 mắt (53,3%). Nhóm chênh lệch khúc xạ ít và chênh lệch khúc xạ nhiều đều có tỷ lệ cao nhất ở kết quả thị lực 20/40- 20/30 với 44 mắt (63,8%) và 8 mắt (57,1%). Trong số 83 bệnh nhân lệch khúc xạ, có 30 bệnh nhân (36,1%) đạt thị lực sau chỉnh kính ≥ 20/25, còn lại 53 bệnh nhân (63,9%) lệch khúc xạ bị nhược thị. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các mức độ thị lực sau chỉnh kính và độ chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt (p > 0,05).

3.2.6. Một số vấn đề khi chỉnh kính



Dễ chịu Nhức mỏi mắt Chóng mặt

Biểu đồ 3. 2 :Một số vấn đề trong quá trình chỉnh kính


Trong 310 bệnh nhân, chỉ có 4 bệnh nhân (1,3%) có biểu hiện bất thường khi thử kính tối đa: 3 bệnh nhân có biểu hiện mỏi mắt và 1 bệnh nhân có chóng mặt.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới

4.1.1.1. Phân bố theo giới


Nghiên cứu được thực hiện trên 310 bệnh nhân. Trong đó, bệnh nhân nam là 116 (37,4%) và bệnh nhân nữ là 194 (62,6%). Tỷ lệ giữa bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỉ lệ mắc cận thị ở nữ cao hơn ở nam, kết quả tương tự với một số nghiên cứu trước đây.

Bảng 4. 1: Đặc điểm giới tính qua các kết quả nghiên cứu


Tỷ lệ


Tác giả

Nam

Nữ

Meng Liu (2022) [45]

48,66%

51,34%

Phạm Thị Việt Nga (2010) [46]

40%

60%

Hà Huy Tài (2010) [47]

40%

60%

Trong một số nghiên cứu khác cũng cho thấy tỉ lệ cận thị trong cộng đồng của nữ cao hơn nam. Nghiên cứu của Võ Văn Toàn (2018) [48] cho thấy 46,2% học sinh nữ cận thị, 36,4% học sinh nam cận thị.

Tỷ lệ mắc tật khúc xạ nữ cao hơn nam có thể giải thích là do bệnh nhân nữ có xu hướng đọc sách và ở trong nhà nhiều hơn nam, ít tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời hơn. Đây cũng là những yếu tố làm tăng khả năng mắc các tật khúc xạ.

4.1.1.2. Phân bố theo tuổi


Độ tuổi trung bình của các đối tượng là 12,42 ± 3,34 tuổi.

Nhóm tiểu học có 106 bệnh nhân (34,2%), nhóm THCS và THPT đều có 102 bệnh nhân (32,9%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ bệnh nhân giữa 3 nhóm tuổi. Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Việt Nga (2010) [46] và Đoàn Hương Giang (2017) [42] nhóm tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất, nhóm THPT chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Tỷ lệ phân bố nam và nữ trong nhóm tiểu học không có ý nghĩa thống kê. Nhưng đối với nhóm THCS và THPT có sự khác biệt. Cụ thể là: Nhóm tiểu học có 56 nam (52,8%) và 50 nữ (47,2%). Nhóm THCS có 34 nam (33,3%) và

68 nữ (66,7%). Nhóm THPT có 26 nam (25,4%) và 76 nữ (74,6%). Tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn hẳn nam ở 2 nhóm THCS và THPT. Điều này là hợp lý với sinh lý học phát triển của trẻ em. Vì độ tuổi Trung học cơ sở và Trung học phổ thông là độ tuổi các em đang dậy thì, đồng thời áp lực học tập nặng hơn. Trẻ nữ thường dành nhiều thời gian cho bài vở hơn trẻ nam.

4.1.2. Tình trạng đeo kính

4.1.2.1. Tình trạng đeo kính


Có 152 bệnh nhân không đeo kính (49%) và 158 bệnh nhân đã đeo kính (51%). Trong 152 bệnh nhân không đeo kính thì có 4 bệnh nhân đã có chỉ định dùng kính trước đó nhưng không đeo do bệnh nhân không tuân theo chỉ định của bác sĩ, 1 bệnh nhân đã đeo kính trong một thời gian nhưng cảm thấy không nhìn rõ hơn nên tự bỏ kính. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung (2014)

[24] có 227 bệnh nhân đã phát hiện cận thị nhưng chỉ có 202 bệnh nhân (88,9%) đeo kính và 11,1% đã phát hiện mắc cận thị nhưng không đeo kính. Điều này có thể lý giải rằng bệnh nhân và gia đình chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đeo kính theo chỉ định của thầy thuốc, đồng thời do sự chủ quan ở những học sinh có thị lực giảm ít và khả năng nhìn xa giảm không đáng kể khi các em cố điều tiết mắt. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các khó chịu cho các em như: mỏi mắt, đau nhức mắt, đau đầu…, nặng hơn là làm giảm

nhanh khả năng nhìn xa và tăng độ cận thị của mắt. Một cách lý giải khác có lẽ phần lớn học sinh chưa được khám để đánh giá thị lực và tư vấn tốt từ bác sĩ chuyên khoa, gia đình học sinh thường đưa các em đến các cửa hàng dịch vụ bán kính không được đào tạo kỹ thuật và cách chăm sóc mắt nên chưa làm tốt công tác giáo dục sức khỏe.

4.1.2.2. Phân bố lần đầu phát hiện cận thị theo nhóm tuổi


Trong 147 bệnh nhân lần đầu phát hiện cận thị, tuổi xuất hiện cận thị trung bình là 11,95 ± 3,26 tuổi, thấp nhất là 6 tuổi và cao nhất là 17 tuổi. Trong nghiên cứu của Edward M cũng nhận xét tuổi xuất hiện cận thị thay đổi từ 6- 16 tuổi [49]. Cận thị chủ yếu xuất hiện trước 15 tuổi, nhiều nhất ở nhóm tuổi Tiểu học chiếm 40,8%, sau đó là nhóm THCS. Nhóm tuổi này bắt đầu đi học và khi có các triệu chứng cơ năng như nhìn mờ, mỏi mắt... thì được cha mẹ đưa đi kiểm tra và phát hiện cận thị.

4.1.2.3. Đặc điểm ở bệnh nhân đã đeo kính


Nghiên cứu này có 152 bệnh nhân (49%) là đến khám lần đầu và 158 bệnh nhân (51%) đã đeo kính từ trước. Khoảng cách giữa thời điểm khám mắt lần gần đây nhất với lần này trung bình là 13 ± 7,8 tháng, khoảng thời gian 7- 12 tháng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 85 bệnh nhân (53,8%), 38 bệnh nhân (24%) tái khám sau hẹn trên 1 năm. Chỉ có 5 bệnh nhân tái khám sau 3 tháng và 30 bệnh nhân tái khám sau 3-6 tháng. Khoảng cách thời gian này là do vướng dịch Covid-19 bệnh nhân không tái khám thường xuyên được. Có 15 trong số 158 trẻ có kính cũ quá số. Hầu hết những trẻ kính cũ quá số có thời gian tái khám < 6 tháng và đến khám vì nhức mỏi mắt. Nhiều trẻ phản ánh do dịch không đến viện khám được nên kính cũ được khám và cắt tại các cơ sở cắt kính tư nhân gần nhà.

Trong nghiên cứu của Catherine tại Trung Quốc (2017) [50] cho thấy trong 767 trẻ lớp 7 đeo kính có 137 trẻ (18%) đeo kính quá số và việc này có

liên quan đến sự gia tăng độ cận thị ở trẻ. Có thể thấy vấn đề chỉnh kính hiện nay còn nhiều bất cập, sai sót, chưa đảm bảo được hiệu quả sử dụng kính tốt nhất cho người cận thị. Việc đeo kính quá số về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, khiến trẻ gặp nhiều vấn đề như nhức mỏi mắt, đau đầu, kích thước ảnh thu nhỏ.

4.1.3. Lý do đến khám


Đa số bệnh nhân đi khám với triệu chứng nhìn mờ (73,9%) thông qua việc nhìn sát gần ở nhà hoặc không nhìn rõ bảng khi đi học. Có 41 bệnh nhân đến khám theo hẹn và chỉ có 40 bệnh nhân (12,9%) khám vì các triệu chứng khác như mỏi mắt, đỏ mắt. Như vậy nhìn mờ vẫn là triệu chứng quan trọng để phát hiện bệnh và thời điểm phát hiện triệu chứng nhìn mờ là yếu tố quan trọng để chỉnh kính kịp thời tránh nhược thị cho bệnh nhân. Những triệu chứng như nhức mỏi mắt, đau mắt thường được cho là do bệnh nhân sử dụng thiết bị điện tử nhiều nên sau một thời gian dài gia đình mới đưa đi khám. Điều này chứng tỏ gia đình ít quan tâm và bỏ qua những yếu tố này và đó là một trong những lý do khiến bệnh nhân đến khám muộn.

Ở những bệnh nhân đã đeo kính, tuy được bác sĩ hẹn khám định kỳ nhưng đa số bệnh nhân nhìn mờ hơn mới đi kiểm tra lại. Có 158 bệnh nhân đã đeo kính, nhưng chỉ có 41 trường hợp đến khám theo hẹn. Điều này gây ảnh hưởng trong việc điều chỉnh tật khúc xạ kịp thời khiến các em phải đeo kính không đúng số trong một thời gian dài và làm cho bệnh nhân bị nhức, mỏi mắt.

Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có dấu hiệu như: ruồi bay, mành che trước mắt, biến dạng hình ảnh, đây là những dấu hiệu muộn thường xuất hiện khi đã có các biến chứng võng mạc, dịch kính. Vì vậy nên chủ động cho bệnh nhân đi khám sớm và khám thường xuyên để phát hiện các tổn thương có nguy cơ cao ở đáy mắt, đặc biệt là những trường hợp cận thị nặng.

4.1.4. Yếu tố gia đình và tuổi bắt đầu cận thị


Nhóm bệnh nhân có tuổi bắt đầu cận thị > 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn (86,5%) nhóm có tuổi bắt đầu cận thị ≤ 6 tuổi là 42 bệnh nhân (13,5%). Tật cận thị thường xuất hiện khi bệnh nhân đến lứa tuổi học đường, bắt đầu tiếp xúc với sách vở, sử dụng mắt nhìn gần nhiều hơn và giảm các hoạt động ngoài trời. Nghiên cứu của tác giả Hà Huy Tài về tiến triển cận thị (2010) cho thấy lứa tuổi bắt đầu cận thị chủ yếu là ở 10-13 tuổi [47].

Trong số 310 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 265 bệnh nhân gia đình không có ai cận thị (85,5%), 43 bệnh nhân có bố hoặc mẹ cận thị (13,9%) và 2 bệnh nhân là có cả bố và mẹ cận thị. Ở trường hợp cả bố và mẹ cận thị thì tuổi xuất hiện cận thị ≤ 6 tuổi. Có thể thấy gia đình có cả bố và mẹ cận thị thì tỷ lệ cận thị ở con cao hơn và xuất hiện sớm hơn. Nghiên cứu của Pacella (1999)

[51] cho thấy trẻ có hai cha mẹ cận thị thì có nguy cơ cận thị cao gấp 6,42 lần trẻ có cha hoặc mẹ không cận thị. Tuy nhiên nguy cơ cận thị còn có sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường.

4.1.5. Tỷ lệ cận thị theo mắt


Đa số bệnh nhân cận thị ở cả 2 mắt, trong tổng số 310 bệnh nhân có 290 bệnh nhân (93,5%) cận thị hai mắt và chỉ có 20 bệnh nhân (6,5%) cận thị một mắt.

Bảng 4. 2: Tỷ lệ cận thị theo mắt qua kết quả nghiên cứu


Tỷ lệ


Tác giả

Cận thị 1 mắt

Cận thị 2 mắt

Weiss (2016) [52]

15%

75%

Trần Đức Nghĩa (2019) [19]

13,8%

86,2%

Nguyễn Văn Trung (2014) [24]

12,46%

87,54%

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 20/09/2024