Đặc Điểm Mức Độ Cận Thị Qua Một Số Nghiên Cứu

Mặc dù tỷ lệ cận thị 1 mắt không nhiều nhưng khi mắc phải thì dấu hiệu nhìn mờ đôi khi bị bỏ qua do thị lực mắt còn lại vẫn tốt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ cận thị 1 mắt thấp hơn so với các nghiên cứu trên, có thể do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trong bệnh viện, các nghiên cứu trên thực hiện ngoài cộng đồng nên tỷ lệ phát hiện cận thị 1 mắt cao hơn. Vì vậy trẻ cận thị một mắt cần được phát hiện kịp thời nếu không sẽ có nguy cơ cao gây nhược thị và mù lòa.

4.1.6. Mức độ cận thị


4.1.7.1. Mức độ cận thị

Trong 600 mắt có độ cận thị trung bình là 2,75 ± 1,75D, thấp nhất là - 0,5D và cao nhất là -11D. Nghiên cứu này sử dụng phân độ cận thị theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế Giới, chia làm 3 mức độ: cận thị nhẹ (≤-3,0D), cận thị trung bình ( -3,25 đến -6,0D), cận thị nặng ( >-6,0D).

Mức độ cận thị nhẹ trong nghiên cứu này có 391 mắt (65,17%), cận thị trung bình là 177 mắt (29,5%), còn lại cận thị nặng chỉ chiếm khoảng 5,33%. Tỷ lệ mức độ cận nhẹ cao nhất phù hợp với sự phát triển sinh lý cơ thể và nhãn cầu ở lứa tuổi trẻ em, độ cận còn tiếp tục tăng lên theo thời gian. Tỷ lệ này tương đương với một số nghiên cứu khác như :

Bảng 4. 3: Đặc điểm mức độ cận thị qua một số nghiên cứu


Độ cận


Tác giả

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Đinh Mạnh Cường (2015) [18]

78,5%

18,1%

3,4%

Hồ Đức Hùng (2021) [53]

66,7 %

28,7%

4,6%

Cristina (2020) [54]

88,8%

9%

2,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Đánh giá tình trạng cận thị ở trẻ em và việc điều chỉnh kính - 8

Bảng 3.11 và bảng 3.12 chỉ ra không có sự khác biệt về mức độ cận thị theo tuổi và giới. Độ cận thị ở các nhóm tuổi tương đương nhau. Độ cận thị

trung bình ở nữ cao hơn nam, phù hợp với tỷ lệ các mức độ cận thị của hai giới: nữ có mức độ cận thị nhẹ chiếm 62,5%, cận thị trung bình là 31,9%; Đối với nam thì tỷ lệ mức độ cận thị nhẹ và trung bình là 69,6% và 25,4%. Nghiên cứu của L Lin (2001) [55] cũng cho thấy trẻ nữ có tỷ lệ và mức độ cận thị nặng hơn trẻ nam. Tuy nhiên sự khác biệt này trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý nghĩa thống kê.

4.1.7.2. Phân bố thị lực theo mức độ cận thị

Bảng 3.13 cho thấy thị lực không kính của bệnh nhân cận thị rất kém, có tới 49,7% thị lực < 20/200, 43,3% thị lực 20/200- 20/50, 7% có thị lực từ 20/40 đến 20/30 và không có mắt nào thị lực ≥ 20/25. Nghiên cứu của Hà Huy Tài (2010) [47] cũng cho kết quả trước chỉnh kính không có mắt cận thị nào đạt thị lực tốt (≥ 20/25). Kết quả nghiên cứu của Sabaani (2013) [56] cho thấy không có mắt nào đạt thị lực ≥ 20/40. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 7% đạt thị lực ≥ 20/40, cao hơn Sabaani do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có độ cầu trung bình (2,75 ± 1,75D) thấp hơn của Sabaani (11,70 ± 4,24D).

Nhóm cận thị nhẹ chỉ có 100 mắt (25,6%) có thị lực kém (< 20/200). Tỷ lệ này ở nhóm mức độ cận thị trung bình và nặng lần lượt là 94,3% và 96,9%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thị lực giữa nhóm cận thị nhẹ và nhóm cận thị trung bình - nặng (p < 0,05). Mắt có mức độ cận thị nhẹ có thị lực tốt hơn mắt có mức độ cận thị trung bình hoặc nặng.

4.1.7. Độ chênh lệch khúc xạ hai mắt


Độ chênh lệch khúc xạ trung bình là 1,73 ± 1,28D, trong đó chênh lệch cao nhất là 5,25D. Kết quả nghiên cứu 310 bệnh nhân có 83 bệnh nhân chênh lệch khúc xạ (26,8%), không chênh lệch khúc xạ là 227 bệnh nhân (73,2%). Có 69 bệnh nhân chênh lệch khúc xạ ít (1D - 3D) và 14 bệnh nhân chênh lệch khúc xạ nhiều (>3D). Tỷ lệ các mức độ chênh lệch khúc xạ của nghiên cứu này tương đương với kết quả tác giả Nguyễn Trung Hiếu (2013) [16]: tỷ lệ không chênh lệch là 82,7%, chênh lệch ít là 14,4% và chênh lệch nhiều là 2,9%.

Nghiên cứu của Barrett và cộng sự (2013) cũng cho thấy tỷ lệ chênh lệch khúc xạ hai mắt thường ít hơn là không chênh lệch, ở mắt cận thị tỷ lệ chênh lệch khúc xạ chỉ chiếm khoảng 34% [57].

4.1.8. Đặc điểm của loạn thị kèm theo

4.1.8.1. Mức độ loạn thị


Trong nghiên cứu của chúng tôi có 325 mắt cận loạn thị (54%). Độ loạn thị trung bình là 1,4 ± 1,02D, giá trị thấp nhất là -0,75D và cao nhất là -5,5D. Trong đó nhóm loạn thị nhẹ có tỷ lệ cao nhất với 128 mắt (chiếm 39,5%), tỷ lệ mức độ loạn thị trung bình và nặng là 37,6% và 22,9%. Tỷ lệ này có sự khác biệt so với nghiên cứu Nguyễn Duy Bích (2011) [41], trong 179 mắt cận loạn thì loạn thị trung bình chiếm 43%, loạn thị nhẹ có 38,5%. Sự khác biệt này có thể là do chênh lệch về độ tuổi của đối tượng nghiên cứu.

4.1.8.2. Mức độ cận loạn thị theo nhóm tuổi


Kết quả bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ loạn thị nhẹ và trung bình chiếm đa số ở cả 3 nhóm tuổi. Ở nhóm tiểu học, mức độ loạn thị trung bình chiếm tỷ lệ nhiều hơn mức loạn thị nhẹ. Ở nhóm THCS và THPT mức độ loạn thị nhẹ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Tỷ lệ mức độ loạn thị ở nhóm tiểu học của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Bích (2011) về tật loạn thị. Tuy nhiên sự khác biệt về mức độ loạn thị theo nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Độ loạn thị trung bình ở nhóm THPT cao hơn không nhiều so với 2 nhóm còn lại. So sánh độ loạn thị trung bình giữa 3 nhóm tuổi thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

4.1.8.3. Trục loạn thị


Kết quả bảng 3.18 cho thấy đa số trục loạn thị là trục ngang với 62%, trục trung gian là 38%. Không có trục dọc trong nghiên cứu của chúng tôi. Loạn

thị trục dọc trong thực tế là rất ít gặp. Trong nghiên cứu của Đoàn Hương Giang trên mắt cận thị nặng loạn thị trục ngang chiếm 50%, trục chéo 50% và không có loạn thị trục dọc [42]. Tác giả Nguyễn Duy Bích (2011) [41] nghiên cứu trên 435 mắt loạn thị tính được tỷ lệ loạn thị trục dọc chỉ chiếm 1,15% .

4.2. Kết quả chỉnh kính ở trẻ cận thị

4.2.1. Thị lực trước và sau chỉnh kính


49.5

47.8

50

43.5

46.5

40


30


20


10

5.7

7

0

0

0

< 20/200

20/200- 20/60 20/50- 20/30

≥ 20/25

Axis Title


Không kính Sau chỉnh kính

Biểu đồ 4. 1: Thị lực không kính và có kính của mắt cận thị


Bảng 3.20 cho thấy thị lực không kính của bệnh nhân cận thị rất kém, tất cả các mắt cận thị đều có thị lực <20/25. Tuy nhiên sau chỉnh kính có 47,8% đạt thị lực tốt (≥ 20/25), không còn mắt nào có thị lực < 20/200. Nghiên cứu của Sabaani (2013) [56] có 55,1% mắt đạt thị lực ≥ 20/25 sau chỉnh kính, do nghiên cứu của Sabaani thực hiện trên người lớn còn trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có độ tuổi từ 6 đến 17 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này cho thấy sau chỉnh kính thị lực của trẻ tăng lên rõ rệt, vậy nên chỉnh kính là một phương pháp điều chỉnh quang học cho bệnh nhân cận thị và mang lại hiệu quả thị giác tốt.

Thị lực trung bình sau chỉnh kính trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,66

± 0,23. Kết quả nghiên cứu của Đoàn Hương Giang (2017) [42] là 0,42 ± 0,35,

thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Mặc dù đối tượng nghiên cứu có cùng độ tuổi nhưng bệnh nhân trong nghiên cứu của Đoàn Hương Giang có độ cận thị cao (> -6,0D), việc chỉnh kính khó khăn hơn và tỷ lệ nhược thị nhiều hơn.

4.2.2. Liên quan giữa thị lực và nhóm tuổi


60


50


40


30


20


10


0

Tiểu học

THCS

THPT

20/200- 20/60 20/50- 20/30 ≥ 20/25

Biểu đồ 4. 2: Thị lực sau chỉnh kính theo nhóm tuổi

Kết quả chỉnh kính của nhóm tuổi tiểu học có 32,2% đạt mức thị lực ≥ 20/25 trong khi nhóm THCS là 52,5%, nhóm THPT là 59,2%. Thị lực sau chỉnh kính của 3 nhóm tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Thị lực có kính của nhóm tuổi THPT là lớn nhất. Điều này có thể giải thích do nhóm tuổi lớn hơn được chỉnh kính nhiều năm, quen với việc điều chỉnh kính.

4.2.3. Liên quan giữa nhược thị và mức độ cận thị


Bảng 3.21 cho thấy nhóm cận thị nhẹ có 57% đạt thị lực ≥ 20/25, nhóm cận thị trung bình là 34%. Nhóm cận thị nặng chỉ có 4 mắt (12,5%) đạt thị lực

≥ 20/25. Có sự khác biệt giữa các nhóm về khúc xạ sau chỉnh kính (p < 0,05). Mức độ cận thị càng cao thì kết quả chỉnh kính đạt thị lực ≥ 20/25 càng thấp. Trong nghiên cứu của Đoàn Hương Giang (2017) [42] cũng vậy, tuy nhiên kết quả đạt mức thị lực ≥ 20/25 của tác giả Đoàn Hương Giang thấp hơn nghiên

cứu của chúng tôi vì có sự khác nhau về độ cầu tương đương. Kết quả nghiên cứu của Đoàn Hương Giang có độ cầu tương đương là 10,02 ± 3,49D còn của chúng tôi là 2,75 ± 1,75D. Độ cầu tương đương trong nghiên cứu của Deneska (2015) [58] cũng đã đưa ra liên quan giữa độ cận thị và kết quả thị lực: công suất cầu càng cao, mức độ nhược thị càng sâu.


80

70

60

50

40

30

20

10

0

Cận thị nhẹ

Cận thị trung bình

Cận thị nặng

không nhược thị Nhược thị nhẹ Nhược thị trung bình


Biểu đồ 4. 3: Mức độ nhược thị theo mức độ cận thị


Biểu đồ 4.3 cho thấy nhược thị nhẹ ở mắt có mức độ cận thị nhẹ là 156 mắt (40%), ở mức độ cận thị trung bình là 57% và mức cận thị nặng là 68,8%. Có sự khác biệt giữa 3 nhóm (p < 0,05). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Vân (2012) [30] cũng cho kết quả: mắt có độ cận thị càng cao thì mức độ nhược thị càng nặng.

4.2.4. Liên quan giữa thị lực và loạn thị

4.2.4.1. Liên quan giữa thị lực và độ loạn thị


Theo bảng 3.22, mức thị lực ≥ 20/25 ở nhóm không loạn thị có 68,2%, nhóm loạn thị nhẹ 41,4%, nhóm loạn thị trung bình và nặng lần lượt là 27,9% và 16,2%. Tỷ lệ đạt thị lực tốt khi chỉnh kính của nhóm loạn thị nặng là thấp

nhất. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Có thể thấy mắt có độ loạn thị càng cao thì khả năng chỉnh kính đạt thị lực tốt càng giảm.


7.4%

30.6%

62%

không nhược thị

nhược thị nhẹ

nhược thị trung bình

Biểu đồ 4. 4: Mức độ nhược thị ở mắt cận loạn thị


Kết quả bảng 3.22 cho thấy ở mắt cận loạn thị có tỷ lệ không nhược thị chiếm 30,6%, nhược thị nhẹ chiếm tới 62% và nhược thị trung bình là 7,4%. Mức độ nhược thị ở nhóm cận loạn thị của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Vân (2012) [30].

4.2.4.2. Liên quan giữa thị lực và trục loạn thị


Bảng 3.23 cho thấy nhóm trục ngang và trục chéo có lần lượt là 32,3% và 27,5% đạt thị lực ≥ 20/25. Tỷ lệ thị lực cao nhất ở cả 2 nhóm là 20/40- 20/30. Sự khác biệt về thị lực có kính của nhóm trục ngang và trục chéo không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Trong nghiên cứu của Nguyễn Duy Bích (2011) [41] và Morris H.Pincus

[59] cũng có nhận định thị lực của mắt loạn thị trục chéo thấp hơn so với trục ngang và dọc. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Bích cho thấy sự khác biệt về thị lực có kính của các nhóm trục loạn thị khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều này là do nghiên cứu của Nguyễn Duy Bích có xét cả mắt loạn viễn thị và loạn hỗn hợp, là những mắt có nguy cơ nhược thị cao.

4.2.5. Liên quan giữa thị lực và độ chênh lệch khúc xạ 2 mắt


Bảng 3.24 cho thấy ở nhóm không chênh lệch khúc xạ (<1D) tỷ lệ chỉnh kính thị lực tối đa (≥ 20/25) là 53,3%, với nhóm chênh lệch ít là 34,8% và nhóm chênh lệch nhiều (>3D) là 42,9%. Có thể thấy bệnh nhân không có chênh lệch khúc xạ có tỷ lệ chỉnh kính tối đa cao hơn nhóm có chênh lệch khúc xạ. Thị lực giữa các mức độ chênh lệch khúc xạ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Trong nghiên cứu của Nguyễn Trung Hiếu (2010) nhóm chênh lệch nhiều có tỷ lệ nhược thị 84,6%, nhóm chênh lệch ít là 50,6% và nhóm không chênh là 25,8%. Nghiên cứu của Tarczy Hornoch (2011) [60] cũng cho thấy tỷ lệ nhược thị ở nhóm chênh lệch khúc xạ cầu trên 2D là 59,5%.

4.2.6. Một số vấn đề khi chỉnh kính


Có 4 bệnh nhân có biểu hiện bất thường khi thử kính tối đa. 3 bệnh nhân có biểu hiện mỏi mắt nhẹ và 1 bệnh nhân có chóng mặt mức độ nhẹ. Các trường hợp này đều gặp ở bệnh nhân có độ cận cao kèm loạn thị. Tuy nhiên sau một thời gian tập làm quen với kính, nhìn xa và gần, bệnh nhân cảm thấy có thể chịu được số kính này và có thể cấp kính theo kết quả thử kính tối đa cho bệnh nhân.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 20/09/2024