Đánh Giá Sự Hiểu Biết Người Của Cán Bộ Quản Lý Và Người Dân Trên Địa Bàn Huyện Nông Cống Về Hình Thức Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất.


3.5.3. Đánh giá sự hiểu biết người của cán bộ quản lý và người dân trên địa bàn huyện Nông Cống về hình thức tặng cho quyền sử dụng đất.

Bảng 3.26. Sự hiểu biết người dân huyện Nông Cống về hình thức tặng cho quyền sử dụng đất



STT


Nội dung câu hỏi

Cán bộ quản

Nhân dân


Trung bình

Số phiếu

đúng

Tỷ lệ

đúng (%)

Số phiếu

đúng

Tỷ lệ

đúng (%)


1

1. Tặng, cho quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào?


30


100,00


118


79,00


89,33


2

2. Người nhận quyền sử dụng đất có phải trả gì cho người tặng, cho quyền sử dụng đất hay không?


30


100,00


150


100,00


100,00


3

3. Tặng, cho quyền sử dụng đất diễn ra trong mối quan hệ nào?


28


93,33


121


81,00


87,00


4

4. Tặng, cho quyền sử dụng đất có phải nộp thuế thu nhập hay thuế chuyển quyền không?


29


96,66


125


83,00


90,00


5

5. Cấp nào quyết định cho phép tặng cho quyền sử dụng đất?


29


96,66


116


77,00


87,00

Trung bình

29,2

97,33

126

84,00

90,67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

(Nguồn: Số liệu điều tra)


Qua bảng 3.16 ta thấy:

Tỷ lệ cán bộ quản lý và người dân hiểu biết về hình thức tặng cho quyền sử dụng đất là khá cao đạt 90,67%. Vấn đề "Tặng, cho quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào?", tỷ lệ hiểu biết của cán bộ quản lý là rất cao đạt 100%, tỷ lệ hiểu biết của người dân đạt ở mức trung bình khá là 79%. Việc hiểu đúng rằng tặng cho quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác theo quan hệ tình cảm mà không thu lại tiền hoặc hiện vật nào cả; còn có một số người cho rằng đó là việc bố mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con cái của mình.

Có 100 % tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi “người nhận QSD đất có phải trả gì cho người tặng, cho QSD đất hay không”. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các vấn đề có liên quan đến hình thức tặng cho quyền sử dụng đất. Chứng tỏ vần đề này được cán bộ quản lý và người dân đặc biệt quan tâm, tìm hiểu và nắm rõ.

Vấn đề “tặng cho QSD đất diễn ra ở mối quan hệ nào” có 87% tỷ lệ trả lời đúng. Còn lại hầu hết mọi người đều hiểu tặng cho quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác theo quan hệ tình cảm mà không thu lại tiền hoặc hiện vật nào cả; còn có một số người cho rằng đó là việc bố mẹ chuyển quyền sử dụng đất cho con cái của mình. Một số người cho rằng đó chỉ là quan hệ huyết thống, hay quan hệ bố mẹ với con cái và anh chị em với nhau.

Có 90 % tỷ lệ người hiểu đúng rằng, việc tặng, cho quyền sử dụng đất thì tuỳ từng trường hợp mới phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế thu nhập. Thực tế thì hình thức tặng cho quyền sử dụng đất nhiều người còn hiểu lầm là thừa kế, ngay như cán bộ quản lý cấp xã còn nắm chưa nắm chắc về vấn đề này họ cho rằng đó là việc thừa kế. Nghị định 45 cũng áp dụng cho trường hợp là thừa kế QSD đất vì trong thừa kế QSD đất cũng có mối quan hệ huyết thống.


* Nhận xét

Tổng hợp sự hiểu biết của cán bộ quản lý và nhân dân huyện Nông Cống có sự khác nhau giữa đối tượng là cán bộ quản lý và người dân. Cán bộ quản lý đòi hỏi sự am hiểu sâu về nhiều mặt, tuy vậy trong khi điều tra do chưa cập nhật đầy đủ thông tin nên vẫn còn một số ít vấn đề sai sót . Đối với người dân thì chủ yếu chỉ am hiểu những vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền lợi, lợi ích của mình nên chưa có sự am hiểu sâu về các thông tin điều tra. Cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:

Ghi chú I Sự hiểu biết về những quy định chung của chuyển quyền sử dụng 1

Ghi chú:

I: Sự hiểu biết về những quy định chung của chuyển quyền sử dụng đất II: Sự hiểu biết về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất

III. Sự hiểu biết về hình thức tặng cho quyền sử dụng đất

3.6. Đề xuất giải pháp

3.6.1. Về tổ chức và công tác cán bộ

Thứ nhất: Về công tác tuyển dụng nhân sự của Văn phòng đăng ký, Ủy ban nhân dân huyện nên trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cho đơn vị sự nghiệp của nhà nước, Văn phòng đăng ký tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết định biên chế. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự


nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền. Lâu nay việc tuyển dụng cán bộ đều do Ủy ban nhân dân trực tiếp ấn định cho Văn phòng đăng ký mà không cần biết là con người đó, cán bộ đó vào làm việc tại Văn phòng đăng ký có phù hợp với chuyên môn được đào tạo hay không, tại thời điểm đó nhu cầu công việc có cần thiết phải bổ sung thêm con người hay không cũng chính vì vậy dẫn đến việc lãnh đạo đơn vị khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí công việc, và trả lương.

Thứ hai: Đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành, đạt hiệu quả trong quá trình làm việc, có kinh nghiệm nên đề nghị với cấp trên xem xét cho ký hợp đồng dài hạn (chức danh viên chức) để tạo tâm lý làm việc ổn định, có trách nhiệm trong công việc mình làm (hầu hết cán bộ của Văn phòng đăng ký là lao động hợp đồng 2 tháng một, hết 2 tháng thì ký lại hợp đồng lao động với Văn phòng).

Thứ ba: Xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về số lượng và tốt về chất lượng. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn và cả về công nghệ thông tin. Mục tiêu của công tác đào tạo cán bộ là kiến thức chuyên sâu, có tinh thần trách nhiệm, linh hoạt trong xử lý tình huống, đồng thời đội ngũ này thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phê bình và tự phê bình. Đề xuất cái mới và có kế hoạch cụ thể nâng cao hiệu quả trong công việc.

3.6.2. Giải pháp về chính sách

- Tăng nguồn chi ngân sách nhà nước cho công tác quản lý đất đai.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân, đặc biệt giúp người dân hiểu biết đầy đủ về các QSDĐ.


- Nhà nước cần hoàn thiện các quy định về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho dự án đầu tư.

- Huyện Nông Cống cần tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính để

người sử dụng đất thực hiện các QSD đất được thuận tiện, nhanh chóng.

- Cần đẩy nhanh tiến độ đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa huyện Nông Cống đảm bảo nhanh gọn và tuân thủ pháp luật.

- Đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho lĩnh vực quản lý đất đai. Có những chính sách khuyến khích và thúc đẩy áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực quản lý đất đai.

- Có những chính sách thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản tên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và trên đại bàn huyện Nông Cống nói riêng, đây là một tiềm năng thúc đẩy hoạt động công tác chuyển quyền sử dụng đất.

3.6.3. Giải pháp về quản lý

Cần phải có hệ thống các quy định chặt chẽ để khen thưởng và xử phạt phân minh đối với các đối tượng thực hiện tốt, và vi phạm các quy định trong lĩnh vực đất đai. Có hệ thống cán bộ thanh tra, kiểm tra khắt khe đối với các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đất đai, vì đây là lĩnh vực nóng, có nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan tới việc quan liêu, tham nhũng của các cán bộ quản lý đất đai.

Có một hệ thống quản lý, lưu hồ sơ đăng ký thủ tục đất đai khoa học, đảm bảo tính thống nhất có hiệu quả, an toàn và bí mật. Sử dụng các phần mềm khoa học để quản lý nguồn cơ sở dữ liệu đất đai khoa học, hiệu quả cao trong công việc.

3.6.4. Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật

Hiện nay huyện Nông Cống đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ địa chính nên cơ sở dữ liệu địa chính vẫn đang phải lưu trữ ở dạng giấy, phòng lưu


trữ thì đã quá tải vì qua thời gian hồ sơ, sổ sách quá nhiều. Chính vì vậy đề nghị Ủy ban nhân dân huyện tạo điều kiện bố trí, sắp xếp thêm phòng dành cho lưu trữ hồ sơ, đề xuất mua một máy photô và các phần mềm được áp dụng nhiều cho ngành QLĐ đai phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nói riêng.

3.6.5. Về chính sách pháp luật

Tăng cường phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Đồng thời nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức và lao động công tác tại VPĐK thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo, cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật, chủ trương, đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước.

Sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với nhau, tránh chồng chéo, ban hành không kịp thời giữa văn bản của UBND tỉnh ban hành, Ủy ban nhân dân huyện với pháp Luật đất đai hiện hành của Trung ương. Thống nhất trình tự, thủ tục, thời gian, thành phần hồ sơ của các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai theo quy định chung của pháp luật hiện hành.

3.6.6. Giải pháp về tổ chức, phối hợp làm việc giữa các đơn vị

Hoàn thiện mô hình tổ chức của văn phòng đăng ký, trong đó phải quy

định rõ vai trò, trách nhiệm của văn phòng đăng ký và các đơn vị liên quan.

Cụ thể phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thuế, các Phòng Công chứng và các Văn phòng công chứng, các phòng ban khác có liên quan để nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong quá trình xử lý hồ sơ, tránh trường hợp tham gia quá sâu vào công việc của nhau gây ách tắc công việc chung, phiền hà cho công dân khi thực hiện các thủ tục về đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.


3.6.7. Giải pháp về công nghệ

Trong thời buổi hội nhập, tất cả công việc đều phải sử dụng máy móc công nghệ, phần mềm tin học hóa mà hầu hết cán bộ của đơn vị đang còn rất hạn chế về tin học, tiếng anh chuyên ngành (nhất là đối với số cán bộ đã có tuổi làm việc lâu năm trong ngành) do vậy Văn phòng đăng ký phải thường xuyên ứng dụng công nghệ tin học trong việc xây dựng cơ sở dũ liệu đất đai cho từng xã trên cơ sở đó tạo dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên phạm vi toàn huyện tiến tới thống nhất quản lý hồ sơ địa chính bằng tin học.

Để thực hiện được công nghệ tin học trong quản lý hồ sơ địa chính cần phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ VPĐK tham gia các lớp đào tạo về công nghệ thông tin để đáp ứng cho nhu cầu công việc.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trong quá trình thực hiện đề tài "Đánh giá tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất tại huyện Nông Cống giai đoạn 2013- 2017", được sự giúp đỡ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyên Nông Cống, phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa tôi xin rút ra một số kết luận sau:

1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Nông Cống là một đơn vị sự nghiệp có thu tuy mới thành lập năm 2009 nhưng đã hoạt động rất hiệu quả, giúp cho công tác quản chặt, nắm chắc quỹ đất của huyện Nông Cống.

2. Từ khi luật đất đai 2013 có hiệu lực địa bàn nghiên cứu luôn thực hiện đúng chức trách và quản lý nhà nước về đất đai theo 15 nội dung, đúng theo pháp luật.

- Kết quả tình hình chuyển nhượng, tặng cho QSDĐ có 6.792 hồ sơ thành công trong giai đoạn 2013 -2017. Số lượng hồ sơ heo đánh giá kết quả của giai đoạn tình hình chuyển nhượng, tặng cho tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt trong hai năm 2016 và 2017 số hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho tăng đột biến do thực hiện đề án sáp nhập mở rộng địa giới hành chính thị trấn Nông Cống.

- Nghiên cứu đã cho thấy được sự ảnh hưởng của yếu tố dân số và quy hoạch sử dụng đất tới tình hình chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nông Cống là rất lớn.

- Phân tích sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân tới công tác chuyển quyền sử dụng đất, đi sâu vào hình thức chuyển nhượng và tặng cho quyền sử dụng đất. Xác định:

Xem tất cả 91 trang.

Ngày đăng: 23/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí