Áp Dụng Bộ Tiêu Chí Đã Đề Xuất Để Đánh Giá Cho


(khả năng liên kết giữa các khu vực du lịch lân cận, tạo sự phong phú, đa dạng về loại hình du lịch thu hút du khách).

+ Những tiêu chí quan trọng có hệ số 2 bao gồm: vị trí và khả năng tiếp cận (tác động đến tâm lý, mức độ lựa chọn điểm đến của du khách)

+ Chỉ tiêu được xác định có ý nghĩa với hệ số 1: thời gian khai thác, độ bền vững, tính an toàn

- Tương tự, hệ số tương ứng với các tiêu chí đánh giá hiện trạng khai thác của điểm DLST như sau:

+ Chỉ tiêu quan trọng có hệ số 3 là CSHT, CSVCKT phục vụ hoạt động DLST (quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch dựa trên hệ thống CSHT và CSVCKT đặc trưng).

+ Chỉ tiêu quan trọng có hệ số 2 bao gồm: CSHT, CSVCKT để bảo vệ môi

trường

+ Chỉ tiêu được xác định có ý nghĩa với hệ số 1 là các tiêu chí về tổ chức quản

lý và tham gia cộng đồng

- Điểm tổng hợp các chỉ tiêu theo 4 mức độ và hệ số của các điểm du lịch thể hiện như Bảng 4-5

Bảng 3-5.Điểm dánh giá tổng hợp của các chỉ tiêu


STT

Tiêu chí

Thang bậc

Hệ số

Thuận lợi

Khá thuận

lợi

Trung bình

Kém thuận

lợi

Tiêu chí đánh giá giá trị điều kiện tự nhiên, tài nguyên của điểm DLST

1

Sức hấp dẫn

12

9

6

3

3

2

Sức chứa

12

9

6

3

3

3

Tính liên kết

12

9

6

3

3

4

Vị trí và khả năng tiếp cận

8

6

4

2

2

5

Thời gian khai thác

4

3

2

1

1

6

Độ bền vững

4

3

2

1

1

7

Tính an toàn

4

3

2

1

1


Điểm tổng hợp

56

42

28

14


Tiêu chí đánh giá hiện trạng khai thác của điểm DLST

1

CSHT, CSVCKT phục vụ

12

9

6

3

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.



hoạt động DLST






2

CSHT, CSVCKT để bảo vệ

môi trường

8

6

4

2

2

3

Tổ chức quản lý và tham gia

cộng đồng

4

3

2

1

1


Điểm tổng hợp

24

18

12

6



Số điểm tổng hợp trên xác định mức độ thuận lợi của điểm DLST như Bảng 4-6

Bảng 3-6.Mức độ đánh giá các điểm DLST


STT

Mức độ đánh giá

Số điểm

Giá trị điều kiện tự nhiên, tài nguyên DLST

Hiện trạng khai thác của điểm DLST

1

Rất thuận lợi

43 – 56

19 – 24

2

Khá thuận lợi

29 – 42

13 – 18

3

Trung bình

15 – 28

7 – 12

4

Kém thuận lợi

< 15

< 6


3.5 ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÃ ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHO

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH: LÀNG HOA KIỂNG THỦ ĐỨC

3.5.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của làng nghề hoa kiểng thủ đức

Theo Nghị định số 03/CP ngày 06 tháng 01 năm 1997 huyện Thủ Đức (trước đây) được chia thành 3 quận: quận Thủ Đức (hiện nay), quận 2 và quận 9. Hiện nay quận Thủ Đức có 12 đơn vị hành chính trực thuộc: phường Linh Đông, phường Hiệp Bình Chánh, phường Hiệp Bình Phước, phường Tam Phú, phường Linh Xuân, phường Linh Chiểu, phường Trường Thọ, phường Bình Chiểu, phường Linh Tây, phường Bình Thọ, phường Tam Bình và phường Linh Trung. Tổng diện tích tự nhiên toàn Quận là 4.765 ha (tròn số), dân số quận Thủ Đức tính đến 31/12/2011 là 490.232 người (NGTK quận Thủ Đức năm 2010-2011), chiếm khoảng 6,5% tổng dân số

TP.HCM, mật độ dân số bình quân 10.288 người/km2, so với mật độ trung bình toàn TP.HCM là 3.590 người/km2 (NGTK TP.HCM năm 2011).


Quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố, nối thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương, tạo ra mối giao lưu kinh tế - văn hoá – xã hội giữa Quận với Thành phố và các vùng lân cận.

Hình 3 1 Bản đồ quy hoạch quận Thủ Đức Để đánh giá phần tiềm năng phát 1

Hình 3-1.Bản đồ quy hoạch quận Thủ Đức

Để đánh giá phần tiềm năng phát triển làng nghề trồng hoa kiểng Thủ Đức tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, phương pháp SWOT được sử dụng như một công cụ hữu ích và phù hợp.

SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu vấn đề của sự việc, là từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ, Thách thức).

Tiềm năng của làng nghề là 1 yếu tố rất quan trọng, thể hiện khả năng phát triển làng nghề trong tương lai. Để đánh giá tiềm năng của làng hoa kiểng Thủ Đức chúng ta phân tích theo mô hình ma trận SWOT như sau:

3.5.1.1Điểm Mạnh

Truyền thống trồng cây kiểng: Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức, Thủ Đức là một trong những vùng trồng mai nổi tiếng hơn nữa thế kỷ qua. Do truyền thống canh


tác lâu đời nên đã tập chung nhiều nghệ nhân, lao động làng nghề; có nhiều kinh nghiệm trong trồng cây mai, lan và các loại cây kiểng vì vậy đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển nghành hoa kiểng trên địa bàn quận, xây dựng được thương hiệu của làng nghề tạo được niềm tiên cho người tiêu thụ.

Hơn thế nữa làng hoa kiểng Thủ Đức có nhiều nghệ nhân nổi tiếng, về những nghệ nhân trồng mai lâu năm ở đây, phải kể đến ông Năm Đông, Ba Sơn, Bảy Nên, Năm Nga, Út Bảy, Sáu Thông, Tư Liên, Ba Thành, Xương Rồng [13]…những nghệ nhân này đã và đang truyền kinh nghiệm trồng hoa kiểng cho một số bộ phận lớp lao động ưu thích ngành nghề này. Đây cũng chính là những thuận lợi cho việc phát triển làng nghề trong tương lai. Đối với những người nghệ nhân này trồng hoa không chỉ vì riêng mục đích kinh tế mà còn là một thú chơi tao nhã và đáng quý, tiếp nối truyền thống của ông cha để lại.

Chất lượng sản phẩm: có thể nói không ở đâu mai ghép có tiếng như mai ghép của các nghệ nhân ở làng mai Thủ Đức và quận 12 hiện giờ. Khác với các làng mai Cái Mơn (Bến Tre), An Nhơn (Bình Định), Phước Định (Vĩnh Long)… hoa mai quận 12, Thủ Đức được ghép mắt, cắt bỏ các cành, nhờ cây đâm chồi bằng đầu đũa rồi mới ghép, tạo mai có dáng, thế “bonsai” thật đẹp, nhiều nụ, cánh hoa to, nhiều tầng và tuổi thọ cao,..tùy vào mỗi nhà vườn có những cách chăm sóc khác nhau mà hoa tại mỗi vườn có chất lượng khác nhau. Các hoa mai tại làng hoa quận 12 và Thủ Đức sau khi mua về chưng dịp tết thì những năm sau đó mai lại được gửi lại những chủ vườn chăm sóc và dưỡng tiếp cho những năm sau nên chất lượng hoa mai luôn đảm bảo ra đều vầ đẹp mỗi năm.

Thuận lợi về Vị trí địa lý: Quận Thủ Đức là tên gọi rất xưa, có thuyết tương truyền rằng tên gọi Thủ Đức lấy từ tên một vị quan trấn thủ một khu đồi xưa trên khu vực này tên Thủ Đức. Theo hướng quy hoạch, quận Thủ Đức được xem như vệ tinh của Thành Phố Hồ Chí Minh, là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành Phố đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Tây và miền Bắc.

Quận có diện tích là 47,46km , là quận có diện tích đứng thứ 5 trong 19 quận ở TP.HCM( trừ các huyện) hướng từ cầu Sài Gòn dọc theo xa lộ Hà Nội, từ cầu Rạch


Chiếc đến giáp tỉnh Đồng Nai, được bao bọc chủ yếu bởi sông Sài Gòn và xa lộ Hà Nội.

+ Phía Bắc quận Thủ Đức tiếp giáp với huyện Dĩ An –tỉnh Bình Dương.

+ Phía nam giáp sông Sài Gòn, quận 2, quận 9, quận Bình Thành.

+ Phía Đông giáp quận 9 -Phía Tây giáp quận 2 Giao thông: Không nằm trong trung tâm thành phố nhưng với vị trí chiến lược quan trọng, các tuyến đường giao thông tại Thủ Đức luôn có mật độ giao thông cao như Quốc lộ, xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1k, Võ Văn Ngân, Kha vạn Cân, Đặng Văn Bi…

Do quận thủ đức nằm ở phía đông bắc của TP.HCM là vùng đất làm “cầu nối”giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như Đường sắt quốc gia chạy qua quận Thủ Đức đang được nâng cấp, kể cả ga Bình Triệu, ga Sóng Thần, tạo cho Thủ Đức thêm một lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa quận đang trên đà phát triển đô thị hóa với tốc độ tương đối cao; trên địa bàn quận có các khu chế xuất Linh Trung I, Linh Trung II, khu công nghiệp Bình Chiểu có chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, dự án làng đại học quốc gia thành phố HCM, nhiều khu dân cư mới đang được hình thành…

Từ điều kiện vị trí địa lý ta thấy, quận Thủ Đức có vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Làng hoa mai Thủ Đức từ xưa được coi là “lãnh địa” của cây mai không những ở thành phố Hồ Chí Minh mà cả khu vực Đông Nam Bộ.[14]

TP.HCM là một thành phố siêu đô thị ở Việt Nam, là thị trường tiêu thụ chính các mặt hàng sản phẩm từ mọi tỉnh đổ về, vì thế mà mẫu mã trên thị trường càng trở nên đa dạng và phong phú. So với sản phẩm từ làng hoa Sa Đéc và Đà Lạt thì làng hoa Thủ Đức có ưu thế hơn trong việc vận chuyển và tiêu thụ các loại sản phẩm cây kiểng do thị trường tiêu thụ có sẵn trong địa bàn . Nếu như các sản phẩm hoa kiểng từ nơi khác đến phải tốn thời gian chi phí, hơn thế nữa do sản phẩm cồng kềnh và khó vận chuyển điều đó cũng là một trở ngại khi tiếp xúc với thị trường tiêu thị ở TP.HCM. Làng nghề hoa kiểng Thủ Đức trở thành nơi cung cấp chính cho thị trường tiêu thụ ở TP.HCM, đáp ứng nhu cầu của thị trường.


Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với lợi thế tại địa phương : quận Thủ Đức, quận 12, quận 9 có rất nhiều điểm du lịch tham quan như suối tiên, bảo tàng áo dài, nhiều ngôi chùa nổi tiếng…đây là điều kiện thuận lợi để kết hợp tạo thành những tua du lịch hấp dẫn, phù hợp cho những tuyến đi trong ngày, ngay tại thành phố cho khách du lịch muốn tham quan và khám phá những nét đặc trưng của thành phố.

Lợi ích mang lại từ làng nghề:

+ Lợi ích về kinh tế-xã hội: hoa kiểng là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với sự phát triển của nền nông nghiệp đô thị. Ngành trồng hoa kiểng đã mang lại những lợi ích tích cực về kinh tế vì:

- Nhờ trồng cây kiểng mà các hộ đói nghèo giảm dần.

- Tạo việc làm cho nhiều lao động : anh Nguyễn Thành Sơn (địa chỉ 10/8A tổ 1 khu phố 8 phường Linh Đông) một tỷ phú trông hoa mai tạo công ăn việc làm cho hơn 30 công nhân.

- Tăng thu nhập cho gia đình nhờ trồng hoa kiểng: thu nhập trên 2 tỷ đồng / năm từ lan ngọc điệp (lan đai châu hay nghinh xuân), anh Lê Ngọc Bích ở khu phố 1, quận Thủ Đức, Tp.HCM đã trở thành đại gia.

+ Lợi ích về môi trường:

Theo quy định tại Quyết định 01/2006/QĐ-BXD ngày 5-1-2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tiêu chuẩn đất cây xanh công viên của đô thị đặc biệt là 7-9 m2/người, đô thị loại I-II : 6-7,5 m²/người, loại III-IV: 5-7 m²/người, loại V: 4-6 m²/người. Tp.HCM là đô thị đặc biệt nhưng diện tích cây xanh trên đầu người hiện chỉ đạt khoảng gần 1m²/người. Việc bảo tồn và phát triển làng hoa kiểng tại TP.HCM sẽ tạo

khoảng xanh, tăng thêm diện tích cây xanh, công viên và góp phần cải thiện khí hậu…[15]

3.5.1.2Cơ hội.

Nhu cầu thực tiễn: Chơi cây cảnh là một nét văn hoá truyền thống có từ lâu đời. Thú chơi cây cảnh đã phổ biến đến nhiều tầng lớp trong xã hội, điều đó giúp con người thân thiện với thiên nhiên hơn. Hiện nay cùng với phát triển của nền kinh tế hiện đại, nhu cầu về hoa kiểng cảu người dân rất cao, đặc biệt là những người sinh


sống ở khu đô thị mới…là một quận vùng ven của thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Đức có thị trường tiêu thị hoa kiểng đầy tiềm năng để áp dụng cho nhu cầu thị trường nội địa.

Về Chính sách phát triển: Hiện nay để bảo tồn và phát triển làng nghề đang được sự quan tâm của các nghành các sở ngành có liên quan của thành phố và được quận ủy, UBND quận quan tâm chỉ đạo trong công tác chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị.

Quyết định về việc phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (số 2636/QĐ-BNN-CB).

Trong chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề đề cập đến các nội dung chủ yếu như quan điểm mục tiêu bảo tồn phát triển làng nghề và những giải pháp chủ yếu về quy hoạch , chính sách hỗ trợ, nguồn vốn ,… để bảo tồn và phát triền làng nghề.

UBND quận Thủ Ðức xây dựng bảo tồn và kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề hoa kiểng thủ Ðức giai đoạn 2013-2015, định hướng đến 2025.

Ðể hỗ trợ cho người nông dân sản xuất , hội nông dân đã giới thiệu ba nguồn vốn vay chủ yếu: Qũy hỗ trợ nông dân (HTND) của quận, Qũy HTND thành phố và nguồn vốn vay có hỗ trợ lãi suất ( theo quyết định 36 của UBND thành phố), nhiệm kỳ 2007- 2012. Tuy nhiên theo khảo sát các hộ nông dân trồng hoa kiểng chủ yếu vay vốn theo Quyết định 13/2013/QÐ-UBND TP Hồ Chí Minh Quy định khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015. Ngoài chính sách cho vay vốn theo quyết định 13, ra hội nông dân quận đã phối hợp với trạm thú y, trạm khuyến nông quận tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Trung bình mỗi nãm từ 3- 4 lớp, với những nghành nghề: kỹ thuật trồng và chãm sóc hoa mai, hoa lan, kỹ thuật tạo dáng bosai, nuôi trồng thủy canh, kỹ thuật nuôi trồng cá kiểng.

Hiện nay, UBND quận Thủ Ðức rất quan tâm và hỗ trợ làng nghề để duy trì và phát triển, cụ thể là đã xây dựng đề án số: 46 /ÐA-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2011 về Làng hoa kiểng Thủ Ðức giai đoạn 2011 – 2015, Số: 290/KH-UBND ngày 20


tháng 12 nãm 2013 về Bảo tồn và phát triển làng nghề hoa kiểng Thủ Ðức giai đoạn 2013 – 2015, định hướng đến năm 2020 và đang triển khai hỗ trợ xây dựng logo, đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với mai vàng Thủ Ðức.Với hành dộng này, mai vàng Thủ Ðức sẽ không bị nhầm lẫn với mai vàng nõi khác kém chất lượng hơn, từ đó chất lượng và nhãn hiệu mai vàng Thủ Ðức được đảm bảo, tạo được niềm tin hơn nữa cho người tiêu dùng. Ðiều đó cũng mang lại sự yên tâm cho nhà vườn và còn là niềm tự hào lớn lao cho những thế hệ đang sản xuất mai kiểng. Ðây chính là một chính sách đúng đắn và tích cực góp phần và bảo về và phát triển làng nghề.[16][17]

Sự phát triển về khoa học kỹ thuật: do sự cải tiến về khoa học kỹ thuật càng ngày người nông dân có nhiều sự lựa chọn tốt hơn về giống cây, công cụ tưới nước, lựa chọn các TBVTV chăm sóc cho cây trồng ít ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống hơn.

Sự phát triển của du lịch làng nghề hiện nay:

Hơn thế nữa hiện nay phát triển du lịch làng nghề (DLLN) được rất nhiều nước trên thế giới và các tỉnh, thành phố tại Việt Nam áp dụng. DLLN là một hình thức du lịch sinh thái tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái, vườn hoa cây kiểng , các sản phẩm thủ công mỹ nghệ …phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất của gia đình chủ nhà.Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu có, nơi du khách có thể tìm hieue về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu.

Mặt khác làng nghề hoa kiểng Thủ Đức có thể khai thác để phục vụ nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch của du khách mang lại lợi ích kinh tế xã hội; góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa dân tộc khôi phục phát triển làng nghề.

Vì vậy, việc phát triển làng hoa theo một loại hình mới – du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường là một hướng đi đúng đắn và phù hợp. Sản xuất hoa kiểng kếp hợp với bảo vệ môi trường sẽ giúp dần thay đổi tập quán sản xuất, giảm dần việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từng bước ứng dụng công nghệ sạch, sử dụng phân vi sinh vào sản xuất là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng, thân thiện với

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí