Giải Pháp Dựa Vào Sự Tham Gia Của Cộng Đồng – Mô Hình Du Lịch Cộng Đồng


thu nước sau tưới, xây dựng nền xi măng tại khu vực trồng để hạn chế nước tưới ngấm xuống đất, ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm và hạn chế được việc sử dụng thuốc diệt cỏ khu vực trôngg. Nước thải sau tưới sẽ được chảy theo các rảnh chảy về hệ thống cống thu nước thải gia đình và đưa về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung của thành phố.

Trường hợp khi đã quy hoạch lại làng hoa, tập trung tại một khu thì sẽ có hệ thống thu nước và xử lý nước thải sơ bộ trước khi thải ra đường ống xử lý nước thải chung của thành phố. Hoặc xử lý đạt chuẩn theo quy định để thải nước ra các ao, hồ cạnh các khu vực trồng (nếu có) và không phải là nguồn nước để xử dụng làm nước cấp.

4.1.3 Giải pháp tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu

Tiết kiệm năng lượng và nước

Năng lượng sử dụng cho quá trình trồng chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu, giải pháp tiết kiệm năng lượng là:

- Sử dụng mương, ao để chứa nước mặt, nước mưa: giảm sử dụng nước ngầm và năng lượng khai thác nước ngầm bằng cách sử mương, ao để chứa nước mưa, lắng nước mặt phục vụ tưới tiêu.

- Sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới phun áp lực cao để tiết kiệm nước tưới và hạn chế được lượng nước dư thấm vào đất bên ngoài và bay hơi.

Tiết kiệm phân hóa học

Phần lớn phân hóa học sẽ bị rửa trôi trong quá trình tưới cây, các giải pháp tiết kiệm phân bón như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

- Trồng các loại cây kiểng khác dưới đất để tận dụng nước, chất dinh dưỡng từ quá trình tưới mai

- Sử dụng các loại phân tan chậm

- Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân compost

- Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp chứa nhiều chất dinh dưỡng như vỏ các loại đậu (đậu nành, đậu phộng,...): các loại vỏ này chứa nhiều đạm và có khả năng giữ ẩm do vậy có thể giúp tiết kiệm phân bón và nước.


- Hướng tới hình thành theo dạng khu phát thải thấp, xử lý và tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp bằng biên pháp sinh học với mục đích tạo nguồn hữu cơ phục vụ sản xuất tại làng nghề là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do lượng chất thải phát sinh trong quá trình SX và tạo ra được nguồn phân bón hữu cơ sinh học có giá trị.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, công nghệ biogas được cho là giải pháp thích hợp trong xử lý chất thải gia súc, gia cầm nhằm cung cấp nguồn năng lượng tái tạo (biogas), đồng thời giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, mùi. Năng lượng tái tạo biogas sẽ được sử dụng cho mục đích đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện, và thay thế một phần các nguồn nguyên liệu hóa thạch. Từ đó, có thể liên kết với những địa phương với nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi như chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi,...

4.2 ĐẨY MẠNH SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT

TRIỂN LÀNG NGHỀ DLST GẮN VỚI BVMT

4.2.1 Giải pháp dựa vào sự tham gia của cộng đồng – Mô hình du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…).

Một số loại hình dịch vụ chủ yếu có thể cung cấp cho khách du lịch là: hướng dẫn viên địa phương, phục vụ phương tiện đi lại, phục vụ ăn uống, cung cấp dịch vụ chỗ ở /lưu trú, bán hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đặc trưng của làng nghề, trình diễn văn hóa địa phương (nhảy, hát, kể chuyện, v..v), các bản sắc văn hóa và cách thức trình diễn (học làm nông nghiệp, âm nhạc, làm thủ công làm, nấu ăn, vv),...

Cơ chế hoạt động của mô hình

* Cơ chế hoạt động: Các cơ quan quản lý chủ trì thực hiện, xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khác có vai trò giúp đỡ cộng đồng thực hiện, thể hiện qua các hoạt động như đào tạo kỹ năng, hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.


Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn khách, xúc tiến quảng bá khu du lịch… Cộng đồng địa phương cam kết đón tiếp khách và phục vụ khách du lịch theo đúng các nguyên tắc của hoạt động DLST, đồng thời tránh hiện tượng chặt chém khách du lịch hoặc làm mất đi giá trị văn hóa tại địa phương. Với phương thức hoạt động như trên cộng đồng giữ vai trò chủ động, lợi ích thu được từ hoạt động du lịch tương đối cao, họ sẽ phải gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa để duy trì và phát triển hoạt động du lịch, các hộ gia đình chưa tham gia vào mô hình này sẽ có cơ hội để làm du lịch, do vậy sẽ giảm thiểu việc khai tác tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường và đa dạng sinh học.

* Cơ chế chế độ chính sách Cộng đồng làm chủ: Chủ yếu là cộng đồng dân cư trong khu bảo tồn, là người trực tiếp cung cấp các sản phẩm du lịch cho khách và là người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

* Cơ chế chia sẻ lợi ích: đây là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động phát triển du lịch sinh thái, người dân phải là người hưởng lợi chủ yếu, cộng đồng là người tự quyết định thu nhập và mức độ tham gia của mình chứ không phụ thuộc vào các doanh nghiệp du lịch.[26]

4.2.2 Giải pháp quản lý: Liên kết 4 nhà

Giải pháp “liên kết 4 nhà” trong phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, góp phần phát triển du lịch bền vững.

Hình 5 3 Sơ đồ Venn về liên kết 4 nhà trong phát triển du lịch sinh thái gắn 1

Hình 5-3 Sơ đồ Venn về liên kết 4 nhà trong phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường


Liên kết 1: Sở Văn hóa – Thể thao, Sở Du lịch cần liên kết với các doanh nghiệp và các hộ dân tham gia hoạt động du lịch sinh thái

Thu thập thông tin, vận động sự hợp tác, hỗ trợ của các tác nhân tham gia vào loại hình du lịch sinh thái để tham mưu cho UBND thành phố trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái, qui hoạch các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch. Đặc biệt, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch sinh thái đều có đánh giá tác động môi trường; có biện pháp hạn chế mức thấp nhất tác động đến cảnh quan môi trường sinh thái du lịch,...

Liên kết 2: Sở Văn hóa – Thể thao và Sở Du lịch cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch:

Thường xuyên có những chương trình, hành động nhằm nâng cao nhận thức của người dân tại các điểm du lịch sinh thái về cách bảo vệ môi trường để người dân hiểu được rằng họ cũng được thu lợi từ việc tham giabảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Tuyên truyền sâu rộng những lợi ích mà du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường mang lại cho cộng đồng dân cư địa phương. Việc phát triển loại hình du lịch sinh thái sẽ giúp kinh tế địa phương phát triển, hạn chế sự ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân.

Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời về công tác vệ sinh môi trường tại các làng nghề truyền thống, vườn sinh thái,… nhằm tạo cảnh quan môi trường trong lành, hấp dẫn du khách. Tổ chức tốt các hoạt động môi trường như mít tinh, cổ động, làm vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, đặt thùng rác ở nơi công cộng; làm panô, áp phích, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng dân cư có ý thức bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch. Đồng thời, tích cực tổ chức các hoạt động gây quỹ bảo vệ môi trường như: Tổ chức các cuộc thi sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống của địa phương … Số tiền thu được từ các hoạt động này dùng để gây quỹ bảo vệ môi trường.

Liên kết 3: Sở Văn hóa – Thể thao và Sở Du lịch cần liên kết chặt chẽ với các đơn vị đào tạo nghề du lịch


Đặt hàng đào tạo theo kết quả khảo sát và thống kê thực tế nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái, cần sớm đưa các môn học, các nghiệp vụ du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo của các bậc học nhằm nâng cao nhận thức làm du lịch phải gắn liền với môi trường, du lịch và môi trường không thể tách rời trong việc phát triển du lịch bền vững. Thường xuyên phối hợp tổ chức các khóa kiến tập, thực tập cho sinh viên tiếp cận với các mô hình du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của nguồn nhân lực du lịch từ khi còn ngồi ghế nhà trường.

Liên kết 4: Sở Văn hóa – Thể thao và Sở Du lịch cùng liên kết với các doanh nghiệp du lịch và các đơn vị đào tạo nghề du lịch

Thường xuyên tổ chức các sân chơi cho lao động trong ngành nhằm nâng cao ý thức tự rèn luyện, ý thức bảo vệ môi trường trong từng hoạt động du lịch hàng ngày. Thường xuyên tổ chức các đoàn tham quan, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về các điểm du lịch đã xây dựng thành công mô hình du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường. Tuân thủ mọi quy định của nhà nước đối với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Hưởng ứng và kết hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động bảo vệ môi trường.

Liên kết 5: Các doanh nghiệp du lịch liên kết với các hộ dân tham gia hoạt động du lịch sinh thái

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ du lịch, đặc biệt là phương tiện bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh công cộng. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hình thức du lịch sinh thái mới như: du lịch trồng cây, du lịch xanh – bảo vệ cuộc sống, du lịch chung tay vì cộng đồng,…[26]

4.2.3 Giải pháp quảng bá xây dựng thương hiệu

Hiện nay Hoa mai Thủ Đức là một trong số những cây cảnh được ưa chuộng nhất mỗi khi xuân về nhưng cho đến nay loại cây cảnh này chưa hề có nhãn hiệu riêng, do đó không có cơ sở pháp lý để bảo vệ hình ảnh cũng như uy tín của sản phẩm. Nhiều cây mai không có nguồn gốc từ làng mai Thủ Đức, nhưng người bán vẫn lợi dụng uy tín của “Hoa mai Thủ Đức” để quảng cáo, chào bán với giá cao hơn mức


giá của một cây mai bình thường. Vì vậy, để bảo vệ uy tín cho thương hiệu “Hoa mai Thủ Đức” việc xây dựng thương hiệu là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Xây dựng thương hiệu “Hoa mai Thủ Đức” để gìn giữ làng nghề và bảo vệ uy tín của sản phẩm;

- Tạo cơ sở pháp lý trong việc bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “Hoa mai Thủ Đức”;

- Xây dựng và phát triển thương hiệu “Hoa mai Thủ Đức” để gia tăng giá trị sản phẩm, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương.

Ngoài những lợi ích từ các hộ dân tham gia nhận được khi tham gia thương hiệu “Hoa mai Thủ Đức”, bên cạnh đó các quy chế bắt buộc để tham gia vào cũng là một cơ sở để các hộ tham gia phải tuân thủ nghiêm ngặt từ quy trình chăm sóc, kỹ thuật cho đến công tác bảo vệ môi trường.

4.3 ĐỊNH HƯƠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

TRỒNG HOA KIỂNG KẾT HỢP DLST GẮN VỚI BVMT ĐỐI VỚI LÀNG NGHỀ HOA KIỂNG THỦ ĐỨC, QUẬN THỦ ĐỨC

Có thể nói quan hệ giữa DLST với bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường là mối quan hệ cộng sinh: DLST đóng góp cho bảo tồn và ngược lại bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường là nền tảng của để phát triển DLST. Phát triển DLST sẽ: cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phương, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm và dịch vụ của du lịch, đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch, cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ địa phương, góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia.

Hiện nay, do đa phần các hộ đang sản xuất, trồng hoa tại làng nghề thuê đất để trồng, tuy nhiên với tốc độ phát triển và nhu cầu nhà đất hiện nay ngày một tăng cao chủ đất có thể sẽ bán hoặc đầu tư vào việc khác không cho thuê đất nữa thì những hộ dân sẽ không còn địa điểm để tham gia sản xuất, trồng và phát triển làng nghề. Với thực trạng hiện nay các làm nghề không tập trung, nhỏ lẻ, manh mún nên việc bảo vệ môi trường cũng gặp nhiều khó khăn để đầu tư cải thiện và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, một số điểm trồng hoa kiểng của quận Thủ Đức nằm trong khu vực ngập do triều


cường hoặc mưa lớn nước thoát không kịp cũng gâp ngập úng, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của các hộ trồng hoa kiểng, nên việc quy hoạch tại một điểm tập trung khắc phục được tình trạng bất ổn định về việc thuê đất, giá thuê, không bị ảnh hưởng ngập, thủy triều sẽ giảm thiểu những rủi ro cho nông dân về việc ngập úng. Hơn nữa, việc phát triển làng nghề tập trung sẽ tiết kiệm về nguồn nguyên liệu, có thể kết nối liên kết với các hộ để tự cung cấp phân, từ phân bò, gà...chăn nuôi hoặc kết nối tại các địa phương lân cận nuôi bò như huyện Củ Chi, xơ dừa tại Bến Tre,...Vì vậy, việc quy hoạch phát triển làng nghề hoa kiểng Thủ Đức tập trung là một điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển làng nghề hoa kiểng theo hướng du lịch sinh thái. Vì thế, trong luận văn đề xuất quy hoạch làm 2 giai đoạn để đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả.

4.3.1 Giai đoạn 1 - Kế thừa

Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, kết hợp với các khu du lịch, công viên hiện tại trên địa bàn quận, quận lân cận để tập trung các hộ trồng hoa kiểng tại làng nghề nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và tính khả thi sẽ cao hơn khi tận dụng lợi thế của khu du lịch đã có để dễ thu hút lượng khách du lịch,... (ví dụ: Khu du lịch Suối Tiên, công viên hiện hữu,...). Bản đồ khu du lịch Suối Tiên như Hình 6-1

Hình 4 1 Bản đồ khu du lịch Suối Tiên Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên với chủ 2

Hình 4-1.Bản đồ khu du lịch Suối Tiên


Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên với chủ đề chính là “trở về cội nguồn văn hóa dân tộc”. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Suối Tiên trở thành một Công ty Du lịch hàng đầu của cả nước, đồng thời khẳng định được vị thế trong khu vực và thế giới. Với diện tích 55ha, trên 150 công trình, mô hình vui chơi giải trí, đa dạng và phong phú, hàng năm Suối Tiên đón khoảng 4,5 triệu lượt khách đến tham quan. Hiện nay, Suối Tiên đang tiếp tục triển khai mở rộng diện tích với qui mô hơn 50 ha nâng tổng số diện tích lên 105 ha.[28]

Tận dụng diện tích và cơ sở hạ tầng hiện hữu cũng như đã từ lâu thu hút được sự quan tâm, thường xuyên tham quan tại khu du lịch Suối Tiên, diện tích cây xanh tại Suối Tiên còn khá lớn và đang tiếp tục triển khai mở rộng thêm 50ha nên rất thích hợp để quy hoạch đưa 1 phần diện tích trồng hoa tại làng nghề hoa kiểng quận Thủ Đức vào khu du lịch để tăng sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch với loại hình mới. Tập trung 1 số hộ dân tại làng nghề hoa kiểng vào khu du lịch vừa tăng thêm sức hút cho khu du lịch vừa tạo thêm mảng xanh, phong phú giống cây trồng, đặc biệt mỗi năm tết đến vườn mai vàng rực của làng nghề sẽ là nơi cực kỳ thu hút du khách để đến với khu du lịch tham quan, tạo thêm nguồn thu cho khu du lịch.

Ngoài khu du lịch Suối Tiên, còn có thể tận dụng những công viên hiện tại trên địa bàn quận để mở rộng và xây dựng thêm các khu trưng bày, sản xuất cho làng nghề hoa kiểng.

Phương pháp kế thừa các khu du lịch, công viên sẵn có sẽ hạn chế được phần kinh phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, ngoài ra, kế thừa từ những khu có sẵn sẽ có thể triển khai sớm hơn phương án chờ quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từ đầu. Tuy nhiên, phương án kế thừa chỉ giải quyết được một số các hộ dân chứ không tập trung giải quyết hết cho tất cả các hộ tại làng nghề. Nên giải pháp quy hoạch tập trung vẫn cần thiết và cần triển khai trong giai đoạn tiếp theo, sau khi giai đoạn 1 kế thừa triển khai tốt và có hiệu quả.

4.3.2 Giai đoạn 2 – Quy hoạch tập trung

Theo Quyết định số 5759/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của UBND thành phố về duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận Thủ Đức đến năm 2020

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023