Đề Xuất Các Giải Pháp Hướng Đến Phát Triển Theo Mô Hình Dlst Gắn Với Bvmt Cho Làng Hoa Kiểng Thủ Đức


CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THEO MÔ HÌNH DLST GẮN VỚI BVMT CHO LÀNG HOA KIỂNG THỦ ĐỨC


Như đánh giá ở chương 3, làng hoa kiểng có tiềm năng phát triển theo mô hình DLST gắn với BVMT tuy nhiên có một số tiêu chí chưa đạt là tiêu CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch và BVMT và tiêu chí tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng. Nội dung chương này sẽ đề xuất các giải pháp để khắc phục và được trình bày từ mục 4.1

– 4.3.

4.1 CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ

Chất thải từ trồng trọt chủ yếu là dư lượng thuốc BVTV; bao bì thốc BVTV và nước thải sinh ra từ quá trình tưới,…

Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tổng hợp từ các chất hóa học, dùng để phòng, trừ dịch hại trên cây trồng, điều hòa sinh trưởng thực vật, xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại trên thực vật đến để tiêu diệt. Có thể nói, thuốc bảo vệ thực vật là một loại vật tư kỹ thuật quan trọng góp phần hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, giữ vững và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản.

Hiện nay, sử dụng thuốc BVTV cũng là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.Việc sử dụng thuốc BVTV đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt trong quản lý dịch hại cây trồng, bảo vệ nông sản, ngược lại, sẽ gây hậu quả rất khó lường.

Vì vậy, khi sử dụng thuốc cần phải có kiến thức nhất định để ngăn ngừa hoặc hạn chế tác hại của thuốc có thể gây nên đối với chính bản thân người sản xuất, người tiêu dùng, cây trồng, vật nuôi và môi trường sống, đồng thời phát huy những mặt tích cực của nó. Gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước thích hợp, tận dụng các biện pháp thủ công, chú ý bảo vệ thiên địch khi dùng thuốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.


Việc tăng liều lượng thuốc, tăng số lần phun thuốc, dùng thuốc bảo vệ thực vật không theo hướng dẫn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã dẫn đến hậu quả đã gây ra hiện tượng kháng thuốc, làm thuốc mất hiệu lực, để lại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép trong nông sản, thực phẩm. Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng ngộ độc thực phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hoá trên thị trường thế giới.

Hoạt động sản xuất tại các làng nghề phát triển mạnh trong thời gian qua nhưng cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, công nghệ và thiết bị thủ công đơn giản, lạc hậu, mặt bằng sản xuất chật hẹp, tận dụng lao động đơn giản và trình độ nhận thức của người dân tại làng nghề còn hạn chế…là những yếu tố tạo nên áp lực lớn đến chất lượng môi trường khu vực nông thôn có làng nghề và sức khỏe cộng đồng dân cư. Ngoài ra kết cấu hạ tầng nông thôn như đường xá, cống rãnh thoát nước không đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, không có đủ diện tích dành cho các công trình xử lý ô nhiễm, cảnh quan thiên nhiên bị phá dỡ để làm mặt bằng sản xuất và các khu tập kết chất thải.

4.1.1 Giảm tác động do sử dụng phân bón và thuốc BVTV

Trong khuôn viên làng hoa có diện tích canh tác lớn, trong quá trình chăm sóc sẽ sử dụng hóa chất BVTV và phân bón. Dư lượng hóa chất BVTV, phân bón sẽ tác động lớn đến sức khỏe con người và các loài động vật. Giải pháp giảm thiểu khi sử dụng hóa chất BVTV, phân bón là:

Nguyên tắc chung

Mức độ nguy hiểm của hóa chất BVTV đến con người và môi trường là rất khác nhau, kiểm soát việc sử dụng các loại hóa chất BVTV, vận chuyển và bảo quản ở nơi làm việc có thể là rất khó khăn. Vì vậy chính quyền địa phương cần thực hiện các biện pháp sau:

Đưa ra quy định về vận chuyển, lưu trữ và sử dụng hóa chất BVTV sao cho giảm tiểu tác động môi trường

Hàng năm tiến hành ra soát và lựa chọn lại các loại hóa chất BVTV theo danh mục mới (nếu được ban hành) của Bộ NT và PTNT. Với mục đích lựa chọn các loại


hóa chất BVTV mới có tính độc thấp đối với con người, dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên,… thay thế cho các loại hóa chất đang sử dụng.

Tuyên truyền thực hiện nguyên tắc „4 đúng‟ trong phun thuốc BVTV (đúng lúc, đúng loại, đúng liều và đúng cách)

Bao bì hóa chất BVTV được quản lý theo quy trình quản lý CTNH: Thực hiện theo quy định tại à thông tư 12/2011/TT-BTNMT.

Bảo quản và hủy bỏ hóa chất BVTV và các thùng đựng hóa chất BVTV

- Khu chứa hóa chất BVTV sẽ tách biệt với:

+ Lương thực, thực phẩm

+ Các vật dụng như quần áo, các vật dụng liên quan trực tiếp với con người

+ Các chất dễ cháy nổ, chất có hoạt tính hóa học mạnh hoặc nguy cơ gây thiệt

hại.

- Khu chứa hóa chất BVTV được khóa, kín đảm bảo thông thoáng, để ở khu

vực cao, không bị ngập lụt hoặc có phương tiên thoát nước để đề phòng việc ô nhiễm nguồn nước cấp.

- Giám sát liên quan đến pha chế thuốc đem đi sử dụng.

Sử dụng hóa chất BVTV

- Phương pháp phun: đối với mỗi loại hóa chất BVTV khác nhau Ủy ban thị xã cần tổ chức các khóa tập huấn về phương pháp pha chế liều lượng và kỹ thuật phun vì:

+ Phương pháp phun với liều lượng thấp có thể rất hiệu quả nhưng rất dễ mắc lỗi khi định lượng hóa chất.

+ Đối với người chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc sẽ rất nguy hiểm nếu phun với hóa chất BVTVcó nồng độ đậm đặc.

- Khuyến khích sử dụng các loại hóa chất BVTV có pha nồng độ sẵn, điều này hạn chế được vấn đề pha chế và tác hại đối với người sử dụng.

- Thiết bị: các thiết bị sử dụng phun hóa chất BVTV sẽ được mua tại các cơ sở uy tín, đảm bảo có cung cáp dịch vụ sữa chửa bảo hành thiết bị và có chương trình đào tạo sử dụng thiết bị. Thiết bị đồng bộ, có yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao và có


phụ tùng thay thế.

- Quần áo bảo hộ: nhiều loại hóa chất BVTV rất dễ ngấm qua da và chúng chỉ sử dụng an toàn khi người phun mặc quần áo bảo hộ lao động. Cơ sở cần trang bị bảo hộ lao động gồm: áo dài tay, quần dài, giầy cao cổ, găng tay cao su, kính bảo hộ hoặc mặt nạ che kín.

Đào tạo

- Đối với người lao động trực tiếp sử dụng hóa chất BVTV. Ủy ban nhân dân phường cần tổ chức chương trình đào tạo về:

+ Mức độ nguy hiểm khi ngấm qua da và phổi của các loại hóa chất BVTV đang và sẽ sử dụng

+ Những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của hóa chất BVTV đó

+ Phương pháp sử dụng, cách pha chế và liều lượng phun các loại hóa chất

BVTV


- Ngoài ra cán bộ y tế và người lao động trực tiếp sẽ được đào tạo thêm về:

+ Phương pháp chuẩn đoán và xử lý nhiễm độc cấp hóa chất BVTV

+ Cách phòng chống và xử lý sự cố liên quan đến bảo quản và sử dụng hóa

chất BVTV.

Hệ thống thu gom chất thải rắn

Đối tượng tập trung xử lý là vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV – gồm túi nilom, chai nhựa, chai thủy tinh) chưa được thu gom và xử lý, sau khi phun thuốc xong, người dân vứt bừa bãi tại khu vực trồng, không có nơi quy định hoặc thu gom và bỏ chung với rác thải sinh hoạt.

Bên cạnh đó, do thiếu công nghệ làm sạch và tiêu hủy bao bì sau thu gom, đa số lượng bao bì sau thu gom đều được chôn lấp hoặc đốt chung với rác thải sinh hoạt khi chưa được làm sạch thuốc BVTV.

Biện pháp thu gom:

- Xây dựng những chiếc bể nhỏ để người dân gom vỏ thuốc BVTV tập trung vào đó. Cách làm này sẽ hạn chế được lượng thuốc BVTV còn sót lại sau khi sử dụng cũng như rác thải từ vỏ thuốc BVTV phát tán rộng rãi ra môi trường. Các bể thu gom


này phù hợp với những khu tập trung nhiều hộ trồng và cả tại từng hộ riêng có quy mô lớn để chứa và thu gom lại, tránh xả, vứt bừa bãi trong vườn.

Các mẫu thiết kế bể thu gom bao bì thuốc BVTV hiện nay phần lớn chưa có quy chuẩn về kích thước, chất liệu, cấu tạo các phụ kiện phụ trợ để đáp ứng yêu cầu thu gom và làm sạch. Chủ yếu bằng thùng phi, xi măng 1 ngăn hoặc 2 ngăn, có nắp đậy hoặc không có nắp đậy…Các loại bể thug om này có nhiều nhược điểm như: dễ bị rỉ sét, nứt vỡ, mất mát, khả năng lưu giữ bao bì và nước chưa cao, chỉ phù hợp để lưu chứa bao bì mà chưa phù hợp cho việc xử lý, làm sạch bao bì...

Hình 5 1 Các bể thu bom bao bì hóa chất thuốc BVTV Vì vậy cần định hướng 1Hình 5 1 Các bể thu bom bao bì hóa chất thuốc BVTV Vì vậy cần định hướng 2

Hình 5.1 Các bể thu bom bao bì hóa chất thuốc BVTV

Vì vậy cần định hướng thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của bể thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV là: Phải đáp ứng yêu cầu cho cả việc chứa và làm sạch bao bì; nước thải từ bể phải đảm bảo chất lượng môi trường; vỏ bao bì được làm sạch phục vụ mục đích tái sử dụng hoặc tiêu hủy; chất liệu bể phải phù hợp, không bị ăn mòn hóa chất, không rị rỉ sét, không bị mất cắp; dễ lắp đặt, di chuyển khi cần thiết và an toàn khi sử dụng.

Đề xuất được mẫu bể với những điểm cải tiến cơ bản như: Bể có 2 ngăn có nắp đậy; chất liệu là composite dễ di chuyển và sửa chữa. Bên cạnh thân chính, bể cũng có các bộ phận phụ trợ như cửa thu rác, phên nén để dìm bao bì trong dung môi ngâm bao bì, có van xả nước, các móc treo… Kích thước là 0,5 m3/ngăn nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô và hình thức quản lý thu gom (rải rác hay tập trung).[24]


- Các chất thải từ bao bì, vỏ thuốc BVTV sau khi được thu gom lại vào bể chứa sẽ có đội thu gom đi đến từng hộ hoặc đến những bể thu gom để thu những vỏ chai xử lý chung.

Hiện nay, tại phường Linh Đông quận Thủ Đức, vỏ thuốc BVTV được các hộ tự gom tại nhà sau đó mang đến bể thu gom tập trung tại phường và định kỳ đội thug om của Chi cục bảo vệ thực vật sẽ dến điểm tập kết tại UBND phường Linh Đông để mang đi và xử lý.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, Đúng lúc, Đúng nồng độ và liều lượng, Đúng cách; đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Trang bị bảo hộ và an toàn lao động khi phun thuốc. Cách thức xử lý bao bì thuốc sau khi đã sử dụng.

Hình 5 2 Sử dụng thuốc BVTV theo 4 nguyên tắc đúng Giảm thiểu tác động của 3

Hình 5.2 Sử dụng thuốc BVTV theo 4 nguyên tắc đúng

Giảm thiểu tác động của chất thải rắn

Các giải pháp giảm thiểu như sau:

- Bố trí thùng chứa bao bì thuốc BVTV, định kỳ 1 năm/lần hoặc 2 lần giao cho các đơn vị có chức năng xử lý

- Sử dụng các loại chậu có khả năng tái sử dụng nhiều lần và có thể tái chế

được


- Tái sử dụng các loại đất trồng đã sử dụng bằng cách áp dụng biện pháp tiền xử lý bằng vôi, phơi nắng để khử khuẩn và bổ sung thêm các hợp chất hữu cơ khác.

- Rác vườn chủ yếu là cành lá cây, cần được thu gom và ủ phân compost để bón cây trồng.

Xử lý khu vực chôn lấp chung các bao bì đựng các loại hóa chất BVTV:

Ô chôn lấp được lựa chọn và xây dựng tại một vị trí có địa hình thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của nước mưa và ngập lụt. Ô sâu 3 – 5 m (tùy theo lượng sản phẩm phân hủy cần chôn lấp). Hố cách xa nguồn nước sinh hoạt của nhân dân, không bị đào bới sau này. Hố có thể ngay cạnh bãi tiêu hủy hoặc ở nơi khác thuận tiện hơn tùy theo địa hình của địa phương. Ô chôn lấp được xây dựng dạng ô chìm.

Yêu cầu hố chôn bao bì như sau:

– Hố phải xây gạch hay đổ bê tông dày 20 cm, đáy hố và xung quang hố bằng một lớp đất sét dày ít nhất 20 cm và lót nilon dày ở đáy hố và xung quan hố, tiếp theo lót đáy hố bằng 3 lớp.

– Đáy và thành ô được gia cố bằng lớp sét dày tối thiểu 30 cm, có hệ số thấm K

<= 1 x 107 cm/s.

– Tiếp đến là lớp xỉ than hoặc than hoạt tính dày 20 cm.

Kỹ thuật chôn lấp:

1. Lớp đáy bể được rải một lớp vôi bột dày 5 cm;

2. Đổ vôi (đã cố định dầu cũng như sản phẩm phân hủy khác) thành lớp dày 15

– 20 cm;

3. Rải đều toàn bộ số vỏ chai bao bì đã đập vụn thành lớp hóa cứng bằng xi

măng;


4. Rải tiếp một lớp vôi bột đủ lấp kín số thủy tinh;

5. Rải một lớp xỉ than dày 20 cm phỉ kín sản phẩm cần chôn lấp;

6. Rải một lớp than hoạt tính dày 2 – 3 cm lên trên lớp xỉ than;

7. Lèn chặt bể bằng một lớp đất bùn ruộng có hàm lượng hữu cơ cao;

8. Bê tông hóa kín toàn bộ bằng một lớp xi măng cốt thép 3400 làm nắp bể, có

gia cố tránh nước đọng trên mái cũng như xung quang bể;


9. Cấu tạo lớp che phủ bề mặt thường gồm các lớp:

+ Lớp cát chuyển tiếp dày 20 – 30 cm phủ trực tiếp lên lớp bề mặt lớp chất thải nguy hại cuối cùng.

+ Lớp sét nén phủ trên lớp cát> Bề dày lớp sét nén càng dày càng tốt, tối thiểu phải đạt 0,6 m với hệ số thấm K<= 1×100000000 cm/s.

+ Lớp màng lót vải địa kỹ thuật dày 1,0 mm phủ trực tiếp lên lớp sét nén.

+ Lớp cát đệm nằm trên lớp màng lót, dày tối thiểu 0,5 m. Lớp này không chỉ có tác dụng bảo vệ màng lót mà còn đóng vai trò thu gom nước mưa, nước mặt.

+ Lớp đất dày không nhỏ hơn 30 – 50 cm.

+ Lớp phủ thực vật: có tác dụng chống xói mòn, chỉ nên trồng có hoặc loại cây rễ chùm, nông, không nên trồng các loại cây lớn, rễ cọc sẽ tạo điều kiện phá vỡ tầng phủ.

+ Lớp che phủ bề mặt phải có độ dốc tối thiểu 3 – 5 % để nước mưa dễ dàng thoát khỏi khu chôn lấp. Xung quanh khu chôn lấp phải xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước mặt và nước từ các lớp che phủ bề mặt khu chôn lấp phải chú ý đến sự lún bề mặt và các yếu tố khác như sự tiếp xúc với các điều kiện thời tiết, sự ổn định của độ dốc.

10. Xây tường bao quanh và đặt biển báo.

Cách làm này đã cho thấy xử lý an toàn vỏ thuốc BVTV không hề khó, vấn đề là cần có sự quan tâm, kiên quyết hơn nữa của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể. Từ đó, dần chấm dứt thói quen vứt vỏ thuốc BVTV bừa bãi phổ biến như hiện nay và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường.[25]

4.1.2 Giải pháp thu gom và xử lý nước thải

Hiện nay, các hộ còn khá manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung và lượng nước thải từ quá trình tưới không nhiều nên rất khó để đầu tư và xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng cho các hộ sản xuất tại làng hoa, hoặc xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chung cũng gặp nhiều khó khăn do các hộ không tập trung. Giải pháp hiện nay đối với trường hợp các hộ dân còn tách biệt, riêng lẻ từng khu là xây dựng các rảnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023