- Bước 2: Chuẩn bị giá thể và luống trồng
Giá thể: Vỏ đậu phộng: dùng vòi nước phun nhiều lần để lượt bỏ một số tạp chất, giảm nhiệt, chất dầu, sau đó cho vỏ đậu phộng vào luống dày 10 – 15 cm. Nếu trồng kinh doanh thì dùng giá thể là vỏ đậu phộng thì giá thành rẻ hơn. Ngoài ra vỏ đậu phộng hút nước ít, độ ẩm vừa phải, lan ít bị nấm hơn.
Luống trồng: rộng 1,6m, dài 12m, cao 0,2m (2 cục gạch), lối đi giữa 2 luống là 0,6m. Diện tích hộ trồng lan 1.000m2 gồm 30 luống trồng khoảng 3.400 cây lan.
Giai đoạn 2: chăm sóc
- Tưới nước: tưới 2 lần mỗi ngày, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng, mùa mưa không tưới. Tưới nước bằng hệ thống bơm 3HP. Thời gian tưới vườn 1.000m2 khoảng 0,5 giờ.
- Bón phân:
Phân gốc: 1 tháng bón phân 1 lần. Bón phân bằng tay, bón vào gốc mỗi cây lan 1 nắm tay phân bón khoảng 5gr phân Rapid của Úc (bao 20kg), tưới nước bình thường cho đến khi phân tan hết khoảng 1 tháng bón tiếp. Bón cho cả vườn 1.000m2 khoảng 17kg phân.
Ngoài ra, phân bón gốc thường sử dụng: Dynamic, TNC Fish 6-2-2,…
Phân bón lá: 1 tuần bón 1 lần, phân thường sử dụng là Crow More (Hoa Kỳ) loại bao 1 kg
+ Giai đoạn mới trồng 0-6 tháng: sử dụng phân crow more 30 10 10. Tỉ lệ pha với nước là 5gr/8 lít nước.
+ Giai đoạn dưỡng: sử dụng phân crow more 20 20 20. Tỉ lệ pha với nước 1gr/1 lít nước.
+ Giai đoạn ra hoa: sử dụng phân crow more 6 30 30. Tỉ lệ pha với nước 2gr/1 lít nước.
Tưới cho vườn 1.000m2 khoảng 40 bình 8 lít (320 lít) bằng hệ thống bơm
1,5HP trong 45 phút.
- Phun thuốc BVTV:
+ Thuốc trừ sâu Nurelle D (chai 100ml) với tỉ lệ pha 40ml/bình 16 lít nước.
+ Thuốc trừ bọ trĩ Confidor (chai 100ml) với tỉ lệ pha 5ml/bình 8 lít nước.
+ Thuốc trừ nấm Dithane M-45 (bao 1kg) mùa mưa thường xịt nhiều 1 tuần 1 lần, còn mùa nắng 2 tuần 1 lần. Tỉ lệ pha 80gr/bình 16 lít
Phun thuốc trừ sâu cho vườn 1.000m2 với 10 bình 8 lít (tổng cộng 80 lít) bằng
hệ thống bơm 1,5HP trong 2,5 giờ.
Các loại thuốc bảo vệ thực vật các 1 tháng thay đổi loại thuốc 1 lần để tránh lờn thuốc.
- Cắt lá: trong suốt quá trình chăm sóc lan sẽ không cắt tỉa lá, trừ những lá đã vàng úa, già thì mới cắt bỏ, số lượng không nhiều, rải đều mỗi ngày một ít chứ không tập trung, nên thường cắt và bỏ chung với rác sinh hoạt.
- Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mỗi tháng khoảng 300.000 đến 500.000đ
Giai đoạn 3: ra bông, thu hoạch
Lan trồng sau 6 tháng sẽ cho ra bông. Cứ 4 ngày cắt bông 1 lần, được khoảng 50-70 cành.
Sau đó, bán cho các shop hoa, chợ trên địa bàn quận và chợ Hồ Thị Kỷ. Mỗi cành giá bán khoảng 7.000 – 8.000đ/cành (theo tấc). Mùa tết giá 10.000-15.000đ/cành tùy loại hoa.Bán cây giống 40.000đ/cây.
c) Hiện trạng các nguồn tác động và quản lý môi trường của cơ sở
Giai đoạn 1:
Giai đoạn này không phát sinh ra CTR và nước thải
Giai đoạn 2:
Chủ yếu là sử dụng nước ngầm, thuốc BVTV và phân bón. Các chất thải phát sinh gồm có rác vườn, bao bì thuốc BVTV.
Theo ước lượng, bao bì thuốc BVTV thường chiếm khoảng 14,86% so với lượng thuốc tiêu thụ (Thụy Anh, 2014)
Giai đoạn 3:
Giai đoạn này không phát sinh ra CTR và nước thải.
d) Đánh giá cân bằng vật chất
Từ các giai đoạn của quy trình sản xuất cho thấy CTR và nước thải chỉ chủ yếu ở giai đoạn chăm sóc, nên sẽ tập trung đánh giá cân bằng vật chất tại giai đoạn này.
Chuẩn bị giá thể
30 luống trồng lan
Công: 2
Chuẩn bị giá thể
Vỏ đậu: 3.000kg
Luống đã có giá thể
15m3 nước, 0,57kg phân
Tưới nước 1 ngày/2 lần, bón phân 1 tháng/lần
Công: 1 Điện: 6kwh
Tưới
Nước thấm vào đất bên ngoài và bay hơi: 10m3
Nước chảy tràn: 1m3 CTNH: 0,08kg
Nước hấp thu vào cây
Xịt phân bón lá (1gr/1 lít): 1 tuần/lần
320 lít nước, 0,32 kg phân
Công: 1 Điện: 3kwh
Phun phân bón
Bay hơi, thấm vào đất và chảy tràn: 20 lít CTNH: 0,05kg
Nước hấp thu vào cây
Phun thuốc trừ nấm (80gr/bình 16 lít): 1 tuần/lần
80 lít nước, 0,4 kg phân
Công: 1 Điện: 3kwh
Phun thuốc BVTV
Bay hơi, thấm vào đất và chảy tràn: 5 lít CTNH: 0,06kg
Nước và thuốc hấp thu vào cây
Phun thuốc trừ sâu (40ml/bình 16 lít nước): 1 tuần/lần
80 lít nước, 0,2 lít thuốc trừ sâu
Công: 1 Điện: 3kwh
Phun thuốc BVTV
Bay hơi, thấm vào đất và chảy tràn: 5 lít CTNH: 0,03kg
Nước và thuốc hấp thu vào cây
Phun thuốc trừ bọ trĩ (5ml/bình 8 lít nước): 1 tuần/lần
80 lít nước, 0,05 lít thuốc trừ
Công: 1 Điện: 3kwh
Phun thuốc BVTV
Bay hơi, thấm vào đất và chảy tràn: 5 lít CTNH: 0,007kg
Nước và thuốc hấp thu vào cây
Kết quả cho thấy, trong quá trình trồng lan, giai đoạn chăm sóc lan là tốn nhiều thời gian, công, chi phí và phát thải nhiều CTR, nước thải nhất. Vì vậy cần đề xuất các giải pháp để xử lý và giảm phát thải tại quá trình này.
2.2.2 Đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải
Hiện nay, tại các làng nghề trồng hoa kiểng các hộ đều hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, sản xuất mang tính tự phát, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Vấn đề đầu tư cho hệ thống nước thải, vệ sinh môi trường, bảo hộ lao động đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân vẫn chưa được chú ý đến. Địa phương đã có chính sách hỗ trợ người dân duy trì và phát triển việc sản xuất, kinh doanh nhưng chính sách hỗ trợ chưa nhiều. Nhìn chung qua khảo sát cho thấy làng nghề hoa kiểng Xuân – An – Lộc, quận 12 và làng nghề hoa kiểng Thủ Đức, quận Thủ Đức có xu hướng phát triển trong những năm tới. Do đó, việc tính toán dự báo phát thải nước và CTR rất cần thiết để có sơ sở đưa ra những biện pháp khắc phục môi trường, phát triển bền vững làng nghề trong tương lai.
2.2.2.1Hộ trồng mai
Dựa vào kết quả khảo sát thực tế, luận văn chọn 1 hộ điển hình để tính toán và dự báo lượng phát sinh nước thải, CTR của các hộ điển hình trồng mai với diện tích 1.500m2 tính lượng phát thải trong một năm như sau:
TP.HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa cao,
bình quân/năm 1.949 mm. Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Với điều kiện thời tiết này tại TP.HCM, rất thích hợp cho việc trồng cây, hoa kiểng và giảm được 1 lượng nước sử dụng trong quá trình tưới.[12]
Theo đánh giá cân bằng vật chất của hộ trồng mai tại mục 3.2.1.1 ta tính được lượng nước sử dụng mỗi ngày cho diện tích 1.500m2 vào những ngày nắng là 30m3 nước (206 ngày), còn những ngày mưa không tưới (159 ngày). Do đó, lượng nước sử dụng cho 1.500m2 trong 1 năm là: 206 ngày x 30m3/ngày = 6.180m3. Vậy lượng nước sử dụng cho 1m2 trồng mai trong 1 năm là: 6.180m3/1.500m2 = 4,12m3/m2/năm.
Tương tự, lượng nước thải chảy tràn sinh ra từ quá trình trồng mai là:2m3/ngày.
Một tháng lượng nước sử dụng khoảng: 2m3/ngàyx 30 ngày = 60m3/ngày. Lượng nước thải trong 1 năm là: 60m3 x 12 tháng = 720m3. Vậy lượng nước thải cho 1m2 trồng mai trong 1 năm là: 720m3/1.500m2 = 0,48m3/m2/năm.
Theo ước tính, lượng bao bì thuốc BTVT khoảng 0,15kg/tuần. Lượng CTNH bao bì, vỏ thuốc BTVT: 0,15kg/tuần x 48 tuần = 7,2kg/năm bao bì trên diện tích 1.500m2. Vậy lượng CTNH trên 1m2: 7,2kg/1.500m2 = 0,0048kg/m2/năm.
Chất thải rắn từ quá trình sản xuất mai là lá, cành cây từ quá trình tỉa và dây kẽm để uốn cành, tạo dáng cho mai:
+Lượng CTR từ quá trình tỉa lá, cảnh mỗi năm: 4.000kg/năm cho 1.500m2.
Vậy lượng CTR 1m2 là: 4.000kg/1.500m2 = 2,67kg/m2/năm.
+ Lượng CTR từ quá trình uốn, tạo dáng cho mai mỗi năm: 200kg. Lượng CTR theo 1m2 là: 200kg/1.500m2 = 0,13kg/m2/năm.
Vậy lượng CTR từ quá trình trồng mai là: 2,67 + 0,13 = 2,8kg/m2/năm
Từ những tính toán trên, lượng phát thải của hộ trồng hoa mai phát sinh một năm trên 1m2 được thể hiện trong Bảng 3-11:
Bảng 2-5.Dự báo phát thải của hộ trồng mai
ĐVT | Giá trị | Ghi chú | |
Lượng nước sử dụng | m3/m2 | 4,12 | |
Lượng nước thải | m3/m2 | 0,48 | |
Chất thải rắn | kg/m2 | 2,8 | |
CTNH | kg/m2 | 0,0048 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Bảo Tồn Và Phát Triển Làng Nghề Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Giai Đoạn 2013-2015, Định Hướng Đến Năm 2020
- Đánh Giá Hiện Trạng Và Dự Báo Phát Thải Do Hoạt Động Của Làng Nghề Trồng Hoa Kiểng Tại Tphcm
- Biểu Đồ Thể Hiện Hình Thức Xử Lý Bao Bì Tbvtv
- Đề Xuất Tiêu Chí Xác Định “Làng Nghề Du Lịch Sinh Thái Kết Hợp Với Bảo Vệ Môi Trường”
- Thang Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Làng Nghề Hoa Kiểng.
- Áp Dụng Bộ Tiêu Chí Đã Đề Xuất Để Đánh Giá Cho
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Dự báo lượng phát thải tại hộ trồng mai trên tổng diện tích của làng nghề hoa kiểng Thủ Đức và quận 12 thể hiện trong Bảng 3-12:
Bảng 2-6.Dự báo phát thải của làng nghề hoa kiểng Thủ Đức và quận 12 từ quá trình trồng mai
ĐVT | Giá trị | Ghi chú | ||
Quận Thủ Đức | Quận 12 | |||
Diện tích | m2 | 889.000 | 2.944.000 | Theo thực tế |
Lượng nước sử dụng | m3/năm | 3.662.680 | 12.129.280 | S x HSPT |
Lượng nước thải | m3/năm | 426.720 | 1.413.120 | S x HSPT |
Chất thải rắn | kg/năm | 2.489.200 | 8.243.200 | S x HSPT |
CTNH | kg/năm | 4.267,2 | 14.131 | S x HSPT |
2.2.2.2Hộ trồng lan
Tính toán và dự báo lượng phát sinh nước thải, CTR của các hộ trồng lan dựa vào kết quả khảo sát tại 1 hộ điển hình với diện tích 1.000m2 để tính lượng phát thải trong một năm như sau:
Theo đánh giá cân bằng vật chất của hộ trồng lan tại mục 3.2.1.2 ta tính được lượng nước sử dụng mỗi ngày (2 lần) cho diện tích 1.000m2 vào những ngày nắng là: 15m3+ 0,56m3 = 15,56m3 nước (206 ngày), còn những ngày mưa không tưới (159 ngày). Do đó, lượng nước sử dụng cho 1.000m2 trong 1 năm là: 206 ngày x
15,56m3/ngày = 3.205m3. Vậy lượng nước sử dụng cho 1m2 trồng lan trong 1 năm là: 3.205m3/1.000m2 = 3,2m3/m2/năm.
Tương tự, lượng nước thải chảy tràn sinh ra từ quá trình trồng lan là: 1m3/ngày. Một tháng lượng nước sử dụng khoảng: 1m3/ngàyx 30 ngày = 30m3/ngày. Lượng nước thải trong 1 năm là: 30m3 x 12 tháng = 360m3. Vậy lượng nước thải cho 1m2 trồng mai trong 1 năm là: 360m3/1.000m2 = 0,36m3/m2/năm.
Theo ước tính, lượng bao bì thuốc BTVT khoảng 0,227kg/tuần. Lượng CTNH bao bì, vỏ thuốc BTVT: 0,227kg/tuần x 48 tuần = 10,9kg/năm bao bì trên diện tích 1.500m2. Vậy lượng CTNH trên 1m2: 10,9kg/1.000m2 = 0,01kg/m2/năm.
Từ những tính toán trên, lượng phát thải của hộ trồng hoa mai phát sinh một năm trên 1m2 được thể hiện trong Bảng 3-11:
Bảng 2-7.Dự báo phát thải của hộ trồng lan
ĐVT | Giá trị | Ghi chú | |
Lượng nước sử dụng | m3/m2 | 3,2 | |
Lượng nước thải | m3/m2 | 0,36 | |
CTNH | kg/m2 | 0,01 |
Dự báo lượng phát thải tại hộ trồng lan trên tổng diện tích của làng nghề hoa kiểng quận Thủ Đức và quận 12 thể hiện trong Bảng 3-12:
Bảng 2-8.Dự báo phát thải của làng nghề hoa kiểng quận Thủ Đức và quận 12 từ quá trình trồng lan
ĐVT | Giá trị | Ghi chú | ||
Quận Thủ Đức | Quận 12 | |||
Diện tích | m2 | 39.000 | 120.800 | Theo thực tế |
Lượng nước sử dụng | m3/năm | 124.800 | 386.560 | S x HSPT |
Lượng nước thải | m3/năm | 14.040 | 43.488 | S x HSPT |
CTNH | kg/năm | 390 | 1.208 | S x HSPT |