Khi một xã hội phát triển về kinh tế và văn hóa, nhu cầu thưởng ngoạn các loại hình nghệ thuật có cơ hội mở rộng. Trồng hoa cảnh là một trong những ngành nghề truyền thống ở nhiều địa phương Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho nhiều hộ nông dân, vừa tạo nên cảnh quan đẹp, mang sắc thái nhân văn. Cây kiểng ngày nay không chỉ là thú chơi tao nhã của lớp người lớn tuổi, nhiều tiền mà đã lan nhanh sang mọi tầng lớp trong xã hội, từ công chức, lao động bình thường đến bác nông dân (trồng tại nhà), tuỳ theo sở thích mà tậu cho mình một chậu kiểng vừa ý nhất để đón Tết đến xuân về. Đặc biệt, đối với TP.HCM trung tâm kinh tế của cả nước và đông dân số nhất nước nên nhu cầu thưởng thức hoa kiểng cũng rất cao. Cùng với tốc độ gia tăng dân số trung bình 3,9%/năm thì số lượng hộ và diện tích trồng hoa kiểng sẽ tăng theo để đáp ứng nhu cầu đó. Cứ gia tăng dân số thì số lượng hộ sẽ tăng theo và nhu cầu thưởng thức hoa lại tăng thêm để trang trí cho ngôi nhà của mình. Và để giảm tối đa chi phí cho việc vận chuyển hoa từ các vùng lân cận để cung cấp cho nhu cầu tại TP.HCM thì diện tích trồng hoa ngày càng tăng là điều hợp lý, diện tích trồng hoa có thể phát triển theo hướng tập trung hoặc phân nhiều quận huyện.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH “LÀNG NGHỀ DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
3.1 SỰ CẦN THIẾT ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH “LÀNG NGHỀ
DU LỊCH SINH THÁI KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tạo ra mối quan hệ hữu cơ, hòa đồng giữa con người với thiên nhiên, thúc đẩy ý thức trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch sinh thái đang trở thành xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay ở nước ta nói riêng và cả thế giới nói chung. Mục đích chính của phát triển du lịch sinh thái là giải quyết được mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế và môi trường.
Chương trình Nghị sự 21 về công nghiệp du lịch và lữ hành hướng tới sự phát triển môi trường bền vững của Tổ chức Du lịch Thế giới WTO và Hội đồng Thế giới (World Council) đã xác định: “Các sản phẩm du lịch bền vững là các sản phẩm được xây dựng phù hợp với môi trường, cộng đồng và các nền văn hóa, nhờ đó sẽ mang lại lợi ích chắc chắn chứ không phải là hiểm hoạ cho phát triển du lịch”.
Với mục tiêu, góp phần xây dựng hệ thống các tiêu chí nhằm quản lý và phát triển DLST có hiệu quả bền vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường; đồng thời, làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng, hiện trạng để đầu tư và định hướng phát triển DLST cụ thể tại các làng nghề hoa kiểng tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Như vậy, việc xây dựng tiêu chí xác định “làng nghề DLST kết hợp với BVMT” là một điều rất cần thiết.
3.2 ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH “LÀNG NGHỀ DU LỊCH SINH
THÁI KẾT HỢP VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
Dựa vào những nghiên cứu đã có về đề xuất tiêu chí xác định làng nghề du lịch sinh thái tại một số địa phương như Công trình “Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam”của TS.Ðỗ Thị Thanh Hoa, 2007; Bài báo khoa học “Xây
dựng tiêu chí đánh giá điểm du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia ở Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp tại vườn quốc gia Cúc Phương” củaPGS. TS. Phạm Hồng Chương,, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 186(II) tháng 12/2012; Bài báo khoa học “Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu, Bình Dương” của Nguyễn Thị Hiển, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP.HCM năm 2013 cùng việc đánh giá thực trạng phát triển và tiềm năng của làng nghề hoa kiểng trên địa bàn TP.HCM luận văn này đề xuất phân loại thành ba nhóm tiêu chí xác định “Làng nghề sinh thái kết hợp với du lịch và văn hóa địa phương” theo Bảng 4-1:
Bảng 3-1.Tiêu chí xác định “Làng nghề sinh thái kết hợp với du lịch và văn hóa địa phương”
Chủ đề | Chỉ tiêu | |
Nhóm 1. Nhóm các tiêu chí về tiềm năng phát triển | ||
1 | Sức hấp dẫn | - Giá trị tài nguyên tự nhiên: hệ sinh thái điển hình, phong phú, độc đáo... - Giá trị tài nguyên nhân văn: các di tích văn hóa lịch sử, nét độc đáo của làng nghề truyền thống, đặc trưng về sản vật văn hóa ẩm thực,... |
2 | Sức chứa | Lượng khách tối đa có thể đón tiếp đến điểm DLST |
3 | Thời gian hoạt động du lịch | Thường xuyên hay theo thời vụ |
4 | Độ bền vững | Khả năng bền vững của các thành phần hoặc các yếu tố cảnh quan tự nhiên, các nét đặc sắc của văn hóa địa phương trước áp lực của DLST - Có/ Không có thành phần bị phá hủy - Khả năng tự phục hồi |
5 | Vị trí, khả năng tiếp | - Khoảng cách đến điểm du lịch |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiện Trạng Và Dự Báo Phát Thải Do Hoạt Động Của Làng Nghề Trồng Hoa Kiểng Tại Tphcm
- Biểu Đồ Thể Hiện Hình Thức Xử Lý Bao Bì Tbvtv
- Dự Báo Phát Thải Của Làng Nghề Hoa Kiểng Thủ Đức Và Quận 12 Từ Quá Trình Trồng Mai
- Thang Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Làng Nghề Hoa Kiểng.
- Áp Dụng Bộ Tiêu Chí Đã Đề Xuất Để Đánh Giá Cho
- Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Của Làng Nghề Hoa Kiểng Tại Quận Thủ Đức Theo Hướng Dlst Gắn Với Bvmt
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Chủ đề | Chỉ tiêu | |
cận | - Thời gian và phương tiện di chuyển đến điểm du lịch | |
6 | Tính an toàn | Đảm bảo an sinh, thiên tai |
7 | Tính liên kết | Có các điểm du lịch xung quanh để thực hiện liên kết. |
Nhóm 2. Nhóm các tiêu chí về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng | ||
8 | Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch | - Mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng - Hệ thống đường giao thông đảm bảo (được rải nhựa, bê tông, trục đường rộng, đảm bảo xe cơ giới, xe du lịch hoạt động giao thông thuận lợi,…) - Hệ thống thông tin liên lạc - Hệ thống điện đảm bảo, an toàn phục vụ nhu cầu sản xuất và nhu cầu của khách du lịch - Hệ thống cấp nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định - Nhà xưởng sản xuất theo đúng tiêu chuẩn - Cơ sở lưu trú (nhà khách, khách sạn xanh, lều trại…) - Cơ sở ăn uống (nhà hàng, quán ăn,…) - Mạng lưới cửa hàng tiện ích, chuyên nghiệp (bán các mặt hàng đặc trưng cho khách du lịch, hàng thành phẩm và các hàng hoá khác…) - Khu du lịch, vui chơi, giải trí (bể bơi, xe đạp nước, cầu trượt nước, cho thuê ô tô…) -Cơ sở y tế - Công trình phục vụ hoạt động thông tin văn hoá |
Chủ đề | Chỉ tiêu | |
phục vụ du lịch (trung tâm văn hoá, câu lạc bộ, phòng triển lãm, sân khấu…)… | ||
9 | Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật để bảo vệ môi trường | - Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải - Hệ thống thu gom và xử lý rác thải rắn nguy hại - Hệ thống thu gom rác hộ gia đình - Hệ thống, giải pháp giảm thiểu mùi và ô nhiễm không khí - Diện tích trồng cây xanh tại các khu du tích, dân cư, nơi công cộng và trồng cây xanh, đảm bảo diện tích cây xanh bình quân 10m2/người trở lên - Khu sản xuất phân đất sạch tại chỗ - Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thay thế cung cấp năng lượng: năng lượng mặt trời, gió, năng lượng sinh học,… - Sử dụng các phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng: xe đạp, xe điện, xe ngựa, bóng đèn huỳnh quang,… |
Nhóm 3. Nhóm các tiêu chí về tổ chức quản lý và tham gia cộng đồng | ||
10 | Đối với cộng đồng | - Tham gia vào quá trình phát triển du lịch sinh thái từ khâu quy hoạch cho đến khâu quản lý vận hành khu du lịch - Chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng dịch vụ cung ứng với nhu cầu khách hàng - Nguồn nhân lực phục vụ du lịch - Kỹ năng phục vụ du lịch - Kỹ năng quản lý văn hóa và môi trường - Trách nhiệm trong việc bảo tồn gìn giữ các giá |
Chủ đề | Chỉ tiêu | |
trị văn hóa truyền thống địa phương - Ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất và phục vụ du lịch - Phương thức tiếp thị, giới thiệu hoạt động DLST và sản phẩm tại làng nghề - Mức lợi nhuận từ hoạt động du lịch - Sản phẩm đặc trưng tại làng nghề | ||
11 | Đối với nhà quản lý | - Có chính sách hỗ trợ phát triển, bảo tồn du lịch sinh thái - Có quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch - Có bộ máy quản lý năng lực theo đúng chuyên môn - Nguồn vốn phát triển công khai, minh bạch, đúng mục đích - Cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn - Cam kết và xác lập cơ chế rõ ràng đối với việc tham gia của cộng đồng, hỗ trợ phát triển cộng đồng - Xây dựng quy chế, quy định rõ ràng về trách nhiệm của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái |
3.3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ
3.3.1 Trình tự đánh giá
Mục đích nhằm đánh giá ảnh hưởng (tốt, trung bình, kém) của các điều kiện tự nhiên đối với hoạt động du lịch nói chung hay đối với từng loại hình du lịch, từng lĩnh vực hoạt động du lịch cụ thể nói riêng. Phương pháp này không chỉ đơn thuần đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch mà còn đánh giá các điều kiện để khai thác tài nguyên đó.
Các bước tiến hành như sau:
- Xây dựng thang đanh giá: việc xây dựng thang đánh giá bao gồm các bước quan trọng là: chọn tiêu chí đánh giá, xác định các cấp của từng tiêu chí, xác định chỉ tiêu của mỗi cấp, xác định hệ số tính điểm (trọng số) của từng chỉ tiêu.
+ Chọn các tiêu chí đánh giá: gồm 7 tiêu chí là: độ hấp dẫn, sức chứa, thời gian hoạt động du lịch, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận,tính an toàn, tính liên kết.
+ Xác định các cấp của từng tiêu chí: mỗi tiêu chí thường được đánh giá theo các cấp: thường gồm 3, 4 hoặc 5 cấp từ cao xuống thấp, nhiều đến ít, tốt đến xấu, ứng với các mức độ thuận lợi khác nhau.
+ Xác định chỉ tiêu của mỗi cấp: việc xác định chỉ tiêu ứng với mỗi cấp là cần thiết, có tính chất định lượng để so sánh các kết quả đánh giá với nhau.
+ Xác định điểm số của mỗi cấp: trong thang đánh giá, số điểm của mỗi tiêu chí đều bằng nhau và được tính từ cao xuống thấp, đối với số cấp của mỗi tiêu chí là 4 thì điểm cụ thể sẽ là 4, 3, 2, 1.
+ Xác định hệ số (trọng số) của các tiêu chí: trên thực tế, các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá tài nguyên du lịch có các tính chất, mức độ và giá trị không đồng đều. Vì thế cần xác định hệ số cho các tiêu chí quan trọng hơn. Những tiêu chí quan trọng nhất (có hệ số 3); tiếp theo là (hệ số 2), tiêu chí có hệ số thấp nhất (hệ số 1).
Vì tài nguyên phục vụ du lịch sinh thái là chủ yếu là tài nguyên du lịch tự nhiên, nhất là các loại cây trồng phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên nên độ bền vững kém. Vì vậy, khi phát triển du lịch sinh thái cần đặc biệt chú ý đến vần đề bảo tồn và tôn tạo tài nguyên.
- Tiến hành đánh giá: điểm đánh giá là tổng hợp các đánh giá riêng của từng tiêu chí.
- Đánh giá kết quả: căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đánh giá đã xác định và kết quả đánh giá cụ thể tại mỗi đối tượng đánh giá để xác định tỉ lệ phần trăm số điểm đã đạt được so với số điểm tối đa.
3.3.2 Phương pháp đánh giá tiềm năng điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái
a. Tính hấp dẫn
Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch.
Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên: tính hấp dẫn du lịch là yếu tố tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của hiện tượng và cảnh quan tự nhiên, quy mô của điểm tham quan.
b. Sức chứa
Là tổng sức chứa lượng khách tại một điểm du lịch cho một đoàn khách du lịch đến trong một ngày hợp đồng.Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch.Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian), đến khả năng chịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội. Vì thế sức chứa khách du lịch không phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt.
Boullon (1985) đã đưa ra một công thức chung để xác định sức chứa là:
Sức chứa = Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân/ Khu vực do khách sử dụng