Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 2.1. Lượng khách đến tham quan VQG Tam Đảo 17

Bảng 2.3. Tổng hợp tiêu chí đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên 27

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất VQG Tam Đảo 31

Bảng 4.1. Thông tin các tuyến du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo 40

Bảng 4.2. Lượng khách du lịch tới VQG Tam Đảo qua các năm [24] 41

Bảng 4.3. Mức sẵn lòng chi trả của du khách tới VQG Tam Đảo 45

Bảng 4.4. Đặc điểm các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo 47

Bảng 4.5. Kết quả tính sức chứa của các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo 48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Bảng 4.6. Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo 49

Bảng 4.7. Lượng rác thải các tháng trong năm 2016 55

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc - 2

Bảng 4.8. Thành phần thực vật bậc cao có mạch theo các ngành, họ, chi 57

Bảng 4.9. So sánh số lượng động vật rừng của VQG Tam Đảo với các vùng 58

Bảng 4.10. Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch tự nhiên của VQG Tam Đảo 64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ‌


Biểu đồ 4.1. Lượng khách tham quan đến VQG Tam Đảo 42

Biểu đồ 4.2. So sánh lượng KDL đến huyện Tam Đảo và KDL đến VQG Tam Đảo 43

Biểu đồ 4.3: So sánh lượng khách du lịch đến VQG Tam Đảo, 43

Biểu đồ 4.4: Biến động lượng du khách đến VQG Tam Đảo theo các tháng trong năm 46

Biểu đồ 4.5. Sức chứa thực tế và sức chứa tự nhiên của 48

các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo 48

Biểu đồ 4.6. Lượng khách đến VQG Tam Đảo qua các năm và sức chứa thực tế của các tuyến DLST tại VQG Tam Đảo 49

Biểu đồ 4.7. Cơ cấu thu nhập của các hộ hoạt động dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ 50

Biểu đồ 4.8. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ bán hàng tạp hóa, lưu niệm 50

Biểu đồ 4.9. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ dịch vụ chở khách, dẫn đường 50

Biểu đồ 4.10. Cơ cấu thu nhập nhóm hộ sản xuất nông lâm nghiệp 50

Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ người dân mong muốn tham gia vào hoạt động DLST 52

Biểu đồ 4.12. Dịch vụ du lịch người dân mong muốn tham gia 52

Biểu đồ 4.13. Lượng rác thải các tháng trong năm 2016 55

Biểu đồ 4.14. Mối quan hệ giữa lượng khách và lượng rác thải 56


DANH MỤC CÁC HÌNH‌

Hình 1.1. Cấu trúc Du lịch Sinh thái của Buckley (1994) [13] 5

Hình 2.1. Sơ đồ phỏng vấn khách du lịch tại thị trấn Tam Đảo 17

Hình 2.2. Sơ đồ phỏng vấn khách du lịch tại xã Đại Đình 17

Hình 2.3. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Hồ Sơn 21

Hình 2.4. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân Thị trấn Tam Đảo 21

Hình 2.5. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Tam Quan 22

Hình 2.6. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Đạo Trù 22

Hình 2.7. Sơ đồ phỏng vấn các hộ dân xã Đại Đình 22

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí Vườn quốc gia Tam Đảo 29

Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức Vườn quốc gia Tam Đảo 34

Hình 4.2. Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ (Hà, 2016) 36

Hình 4.3. Sơ đồ tuyến và bảng thông tin các tuyến DLST (Hà, 2016) 38

Hình 4.4. Đường vào tuyến Đát Phong lan (Hà, 2016) 38

Hình 4.5. Đường vào Rừng Ma - Ao dứa (Hà, 2017) 39

Hình 4.6. Chinh phục 3 đỉnh Tam Đảo (Hà, 2017) 39

Hình 4.7. Đường vào Trung tâm cứu hộ Gấu Việt Nam (Hà, 2016) 39

Hình 4.8. Thả rùa núi (tang vật vi phạm) về với tự nhiên (VQG Tam Đảo, 2014) 54

Hình 4.9. Sạt lở đất, rác thải khu vực Rừng Ma - Ao dứa (Hà, 2017) 56

Hình 4.10. Rác thải khu vực Tây Thiên (Hà, 2017) 57

Hình 4.11. Trà hoa vàng Tam Đảo, Cây sam bông (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo) 58

Hình 4.12. Cá cóc Tam Đảo, Bướm phượng (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo) 59

Hình 4.13. Hồ Vĩnh Thành, Hồ Xạ Hương (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo) 60

Hình 4.14. Tháp truyền hình, Thác Bạc (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo) 61

Hình 4.15. Đền Mẫu Tây Thiên (Hà, 2017) 62

Hình 4.17. Rau su su, cá bống suối Tam Đảo (Nguồn: http://vinhphuc.tourism.vn/) ...63


ĐẶT VẤN ĐỀ‌


Trong những những năm gần đây, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới và thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu vãn cảnh, khám phá thiên nhiên và văn hóa bản địa. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, đa dạng sinh học, việc phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho các cộng đồng người dân địa phương, nhất là các cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa xôi, hẻo lánh - nơi có phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục, hấp dẫn và nét văn hóa đặc thù. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần quan trọng vào việc phát triển cộng đồng, giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử và các hoạt động giải trí.

Ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững. Thông qua các chương trình du lịch sinh thái cộng đồng, nhiều làng mạc hẻo lánh vùng nông thôn của Thái Lan đã trở thành những điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn du khách, cuộc sống người dân được cải thiện, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ được bảo vệ nguyên vẹn. Ecuado đã sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapze để giúp duy trì toàn bộ mạng lưới Vườn quốc gia.

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xem là một trong những nước giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Do vậy, Việt Nam có tiềm năng lớn và đặc sắc cho phát triển du lịch sinh thái. Hiện nay, hoạt động du lịch sinh thái ở Việt Nam đã được tổ chức khai thác, sử dụng ở một số khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tại các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, cho đến nay, việc phát triển loại hình du lịch này còn gặp nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất chung về cách thức thực hiện; du lịch sinh thái chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có và đang đứng trước nhiều thách thức to lớn.

Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo được thành lập năm 1996, với diện tích 36.883 ha, nằm trên địa phận của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tam Đảo là một dãy núi chạy dài 80 km, có chiều rộng từ 10-15 km, với nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau và địa hình đồi núi chia cắt phức tạp đã tạo cho Vườn quốc gia Tam Đảo sự phong phú và đa dạng về các loài động, thực vật với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm như: Cá cóc Tam Đảo, Rắn ráo thái dương, Dẻ tùng sọc trắng, hoàng thảo Tam Đảo,…. Thiên nhiên ưu đãi cho Vườn quốc gia Tam Đảo khí hậu mát mẻ, trong lành với cảnh quan kỳ vĩ, nên thơ.


Vườn quốc gia Tam Đảo còn có một hệ thống quần thể đền chùa cổ kính, linh thiêng, nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, đã tạo cơ hội để phát triển du lịch tâm linh, về với cội nguồn. Vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo có 6 dân tộc anh em sinh sống tạo nên tính phong phú và đa dạng về bản sắc văn hoá, phong tục tập quán và ẩm thực. Đây chính là những tiềm năng to lớn để phục vụ cho du lịch sinh thái mà ít nơi có được, nhưng cho đến nay du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo vẫn chưa được quan tâm và phát triển đầy đủ.

Mặc dù Vườn quốc gia Tam Đảo đã có Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường được thành lập từ năm 2008 nhưng Trung tâm vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng về du lịch sinh thái của Vườn, do vậy du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Tam Đảo còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được nhiều khách đến tham quan. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”


Chương I‌‌‌‌

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Sự phát triển của du lịch và du lịch sinh thái, các khái niệm về DLST

1.1.1. Sự phát triển của du lịch và du lịch sinh thái

Thuật ngữ “du lịch” được mô tả là hoạt động giải trí, lần đầu tiên được xuất bản trong từ điển tiếng Anh “Oxford English Dictionary” vào năm 1811, nhưng khái niệm du lịch đã xuất hiện từ trước đó rất lâu vào thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Một tu sĩ người Pháp tên là Aimeri De Picaud, người được cho là viết cuốn sách hướng dẫn du lịch đầu tiên trên thế giới. Cuốn sách của ông, xuất bản vào năm 1130, với ý định giúp những người hành hương thực hiện các chuyến đi tới Tây Ban Nha (Honey, 1999). Vào thế kỷ 18 và 19, các quý tộc ở các nước Châu Âu rồi tiếp đến là tầng lớp thượng lưu Mỹ thường thực hiện các chuyến lữ hành “grand tours” để thưởng ngoạn những giá trị văn hóa và thiên nhiên lục địa, bao gồm những chuyến lữ hành tới vùng núi ở Thuỵ Sỹ.

Du lịch chỉ thực sự bùng nổ với sự ra đời của hàng không vào năm 1948. Du lịch đại chúng đặc biệt phát triển trong suốt những năm 1950 đến 1980 của thế kỷ

20. Mặc dù sơ khởi, du lịch đại chúng được quảng bá là ngành “công nghiệp không khói” nhưng cùng với thời gian và sự phát triển của nó, người ta sớm nhận ra rằng, lợi nhuận kinh tế của du lịch đại chúng là không đáng kể và du lịch đại chúng có ảnh hưởng to lớn đến môi trường xã hội. Du lịch đại chúng thường mang đến sự phát triển quá mức hoặc phát triển không cân bằng, ô nhiễm môi trường và sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai cũng như phá vỡ nền kinh tế. Những chỉ trích về du lịch đại chúng (massive tourism) ngày càng tăng cao vào nửa cuối những năm 70 cho đến giữa những năm 80 của thế kỷ 20.

Bị thúc đẩy bởi việc tìm kiếm loại hình du lịch xa lánh những đám đông và thử thách cũng như trải nghiệm bản thân, rất nhiều người yêu thiên nhiên đã tìm đến với những điểm du lịch hẻo lánh và biệt lập, nơi có quang cảnh yên bình và nguyên sơ. Không ít người trong số họ đã trở thành những người tiên phong trong DLST. Khi họ trải nghiệm các khu vực thiên nhiên hoang dã bị đe dọa và biết về hoàn cảnh khó khăn của chúng, họ rất muốn làm việc gì đó để giúp đỡ. Họ tìm kiếm các chương trình giáo dục môi trường và sẵn sàng trả phí vào cửa cũng như sẵn sàng mua các sản phẩm, dịch vụ của địa phương nhằm giúp hỗ trợ kinh tế địa phương. Nhưng DLST không chỉ là một khuynh hướng bao gồm những người yêu và gắn bó với thiên nhiên. DLST thực sự là một hỗn hợp các mối quan tâm xuất phát và nảy sinh từ các trăn trở về môi trường, kinh tế, xã hội. Các nhà bảo tồn đã bỏ công sức đáng kể để biến du lịch thành một tác nhân đắc lực cho bảo tồn thiên nhiên. DLST


là một cách để trả nợ cho bảo tồn thiên nhiên và làm tăng giá trị của những khu thiên nhiên.‌‌

Trong khoảng thời gian từ nửa cuối những năm 70 và giữa những năm 80 của thế kỷ 20, DLST dần được định hình. Buổi ban đầu, DLST thường được đề cập đến như là du lịch “trách nhiệm”, “bền vững”, “bảo tồn” hoặc “ít tác động” và thường được ngành du lịch xếp loại ở du lịch mạo hiểm hay du lịch thiên nhiên [11].

1.1.2. Các khái niệm về du lịch sinh thái

Người được coi là cha đẻ của thuật ngữ du lịch sinh thái là Hector Ceballos- Lascurain - một nhà môi trường học và kiến trúc sư người Mexico, người được cho là tiên phong nghiên cứu về du lịch sinh thái, đưa ra định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1983 như sau: "Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này". Theo IUCN, “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ, để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hóa - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực

cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương”

Trong Luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”[5].

Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai. ”[2]

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” (Lê Huy Bá, 2005)[1]

Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song khái quát lại, DLST được nhìn nhận bao gồm những thành phần chủ yếu sau:

- Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản địa.

- Được quản lý bền vững về môi trường, sinh thái.

- Có giáo dục và diễn giải về môi trường.

- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.


Như vậy, DLST là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của cộng đồng địa phương, được thiết kế mang tính giáo dục môi trường cao nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn, trong đó phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương [13].‌‌‌‌



DU LỊCH THIÊN NHIÊN

VĂN HÓA BẢN ĐỊA

DU LỊCH HỖ TRỢ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

DU LỊCH

DLST

DU LỊCH CÓ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

DU LỊCH ĐƯỢC QUẢN LÝ BỀN VỮNG

Hình 1.1. Cấu trúc Du lịch Sinh thái của Buckley (1994) [13]

1.2. Các nguyên tắc, đặc trưng của du lịch sinh thái

1.2.1. Nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái phát triển dựa trên những nguyên tắc hướng tới sự phát triển bền vững. Những nguyên tắc được đảm bảo trong DLST không chỉ cho các nhà quy hoạch, quản lý, tổ chức, điều hành du lịch mà còn cho cả hướng dẫn viên du lịch sinh thái, cho cả cộng đồng địa phương.

- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tự nhiên và con người.

- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng và tài nguyên ở các Vườn quốc gia, khu bảo tồn nói chung. Cụ thể là DLST phải được tổ chức có tính khoa học, có tính giáo dục môi trường cao, đồng thời đem lại lợi nhuận tái phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí