Như vậy có thể thấy du lịch Tam Đảo đang đứng trước cơ hội phát triển ngày một tăng cao từ góc độ “cầu” của thị trường khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
d) Thách thức
- Khả năng cạnh tranh của du lịch Tam Đảo
Trong bối cảnh phát triển du lịch của Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh về các sản phẩm du lịch là một thách thức rất lớn của các địa phương, trong đó có Tam Đảo. Có thể thấy một số tỉnh, thành trong vùng du lịch Bắc Bộ phát huy được lợi thế cạnh tranh về các giá trị di sản quốc gia, quốc tế cho phát triển du lịch, như: Phú Thọ có hát xoan - di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, có Quốc giỗ Hùng Vương
- di sản văn hóa đặc biệt cấp quốc gia; Quảng Ninh có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Bắc Ninh với Hội Lim; Ninh Bình có Tràng An...
Do Tam Đảo không có các di sản nên không tạo được sức cạnh tranh cao trong hoạt động du lịch. Đây là một trong những yếu tố khách quan, ảnh hưởng đến vị trí của du lịch Tam Đảo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như trong chiến lược phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung.
- Sử dụng và khai thác bền vững tài nguyên du lịch
Sử dụng và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du lịch luôn là thách thức đối với du lịch của cả nước nói chung và của Tam Đảo nói riêng. Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch là những tác động không nhỏ tới tài nguyên, môi trường và văn hóa bản địa. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị của Tam Đảo với sự xuống cấp của các di tích lịch sử văn hoá, sự suy giảm đa dạng sinh học ở các khu tự nhiên, đặc biệt ở VQG Tam Đảo, do hoạt động khai thác không được quản lý.
3.2.2 Định hướng phát triển du lịch huyện Tam Đảo
Sự đầu tư của tỉnh và các doanh nghiệp cho du lịch, dịch vụ Tam Đảo từ nay đến năm 2025 là rất lớn (giai đoạn 2016 - 2020 là 18.154,56 tỉ đồng, giai đoạn 2021
Có thể bạn quan tâm!
- Khả Năng Liên Kết Du Lịch Của Huyện Tam Đảo, Tỉnh Vĩnh Phúc Trong Không Gian Phát Triển Du Lịch Các Tỉnh Phía Bắc
- Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên Để Phát Triển Du Lịch
- Định Hướng Phát Triển Bền Vững Du Lịch Huyện Tam Đảo Đến Năm 2020 Tầm Nhìn Đến Năm 2025
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - 14
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
- 2025 là 11.848,26 tỷ đồng), sự kết nối giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh xung quanh sẽ rất thuận lợi. Vì vậy, Tam Đảo là huyện có ưu thế đó để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, sinh thái theo hướng bền vững. Trong những năm tới, xu hướng phát triển thị trường khách du lịch là:
- Xây dựng cụm du lịch Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc:
+ Vị trí: toàn bộ huyện Tam Đảo, lấy khu du lịch Tam Đảo làm trung tâm.
+ Các sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm bao gồm: Nghỉ dưỡng núi, tham quan nghiên cứu các cảnh quan hệ sinh thái VQG Tam Đảo, Thiền viện Trúc Lâm và các di tích lịch sử ở Tây Thiên, thể thao núi, du lịch mạo hiểm, tham quan, tìm hiểu đời sống, văn hóa dân tộc Sán Dìu, hội nghị, hội thảo.
+ Các hướng khai thác chủ yếu: du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa, tâm linh; DLST, tham quan, nghiên cứu; Du lịch cuối tuần, hội nghị, hội thảo; Du lịch thể thao núi.
- Khách du lịch quốc tế: tiếp tục tăng trưởng, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và khách đến từ Bắc Mỹ, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Tây Âu, Ấn Độ...
- Thị trường khách nội địa: Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh...và khách trong tỉnh,
- Cơ sở lưu trú, lượt khách và doanh thu Đến năm 2020:
Cơ sở lưu trú: 250 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 7.000 phòng. Số lượng khách đến Tam Đảo dự kiến đón: 10.000.000 lượt khách. Khách nội địa: 9.900.000 lượt khách.
Khách quốc tế: 100.000 lượt khách, Doanh thu: 6.800 tỷ đồng/năm.
Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 23,34%. Cơ cấu kinh tế ngành du lịch, dịch vụ chiếm 51,3% -51,7%.
Đến năm 2025:
Cơ sở lưu trú: 400 khách sạn, nhà nghỉ với khoảng 10.000 phòng. Số lượng khách đến Tam Đảo dự kiến đón: 15.000.000 lượt khách. Khách nội địa: 14.800.000 lượt khách
Khách quốc tế: 200.000 lượt khách Doanh thu: 14.700 tỷ đồng/năm
Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2020 - 2025 là 22,00% Cơ cấu kinh tế ngành du lịch, dịch vụ chiếm 62%.
Người thành lập: Lê Thị Thúy Oanh
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh
Hình 3.2. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch huyện Tam Đảo
90
3.2.3 Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch
3.2.3.1 Định hướng phát triển du lịch theo tiểu vùng
Định hướng phát triển du lịch theo tiểu vùng với không gian và quy mô phù hợp sẽ phát huy được thế mạnh của tài nguyên, tạo cơ sở cho việc định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn huyện Tam Đảo. Kết hợp khai thác các yếu tố tương đồng, bổ trợ liên vùng để có thể hình thành các sản phẩm du lịch chuyên đề, mang thương hiệu đặc trưng theo tiểu vùng.
Dựa trên kết quả đánh giá tài nguyên cũng như tiềm năng và thế mạnh riêng của từng tiểu vùng, đồng thời hướng đến mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, luận văn xác định hướng phát triển không gian du lịch của Tam Đảo theo các tiểu vùng như sau:
- Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo: Với các ưu thế nổi bật về điều kiện địa lý và tài nguyên cũng như cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật khá đồng bộ, nên vùng núi Tam Đảo được xác định là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc. Vùng được chia thành hai tiểu vùng, trong đó nổi bật hơn cả là sự đa dạng và các giá trị của tài nguyên du lịch tại VQG Tam Đảo và khu di tích danh thắng Tây Thiên đều nằm trong tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo. Đây được coi là một trong những không gian thuận lợi nhất cho phát triển du lịch không chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn của cả vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước. Với định hướng phát triển du lịch sinh thái dựa vào thiên nhiên và du lịch văn hóa, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo vẫn cần tiếp tục được ưu tiên, đầu tư phát triển, đặc biệt tại khu vực VQG Tam Đảo và khu vực trung tâm lễ hội Tây Thiên.
- Tiểu vùng đồi cao Tam Đảo: Tài nguyên du lịch ở đây không nhiều và không mang những giá trị tự nhiên hoặc nhân văn nổi bật để có thể phát triển thành các khu du lịch trọng điểm. Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất, lưu trú, dịch vụ tính đồng bộ còn hạn chế không tạo được đà cho phát triển du lịch của tiểu vùng. Một số điểm du lịch tiêu biểu của tiểu vùng là các đình, đền, chùa và các lễ hội với các trò chơi dân gian như đúc bụt, leo cầu bắt trạch...Khả năng khai thác các loại hình du lịch: DLVH (tham quan các di tích văn hóa, lễ hội)
3.2.3.2 Định hướng các điểm, cụm, tuyến du lịch
Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch của huyện Tam Đảo được dựa trên sự phân hóa của các điều kiện địa lý, sự phân bố của các nguồn tài nguyên, của kết cấu hạ tầng và nhu cầu của du khách trong toàn huyện cũng như của từng tiểu vùng. Đồng thời dựa vào phân tích hiện trạng hoạt động du lịch và kết quả đánh giá khách quan mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch theo từng tiểu vùng. Luận văn đề xuất hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ du lịch của huyện Tam Đảo theo các cấp: điểm và cụm du lịch.
a) Định hướng các điểm du lịch
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch (Luật DLVN, 2005), mặc dù là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ du lịch, nhưng điểm du lịch lại có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các tuyến du lịch.
Đối với lãnh thổ huyện Tam Đảo, dựa trên các nghiên cứu và điều tra thực địa, luận văn đã xác định các điểm tài nguyên du lịch theo các hướng chính như sau:
+ Hướng du lịch văn hóa tín ngưỡng;
+ Hướng du lịch tìm hiểu lịch sử cách mạng;
+ Hướng du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;
+ Hướng du lịch tham quan kết hợp nghiên cứu khoa học, hội nghị, thương mại;
+ Hướng du lịch sinh thái, thể thao núi.
Theo tiêu chí phân hạng được quy định trong Luật Du lịch Việt Nam thì các điểm du lịch đủ điều kiện được công nhận là điểm du lịch quốc gia khi: có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch, có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm; và các điểm du lịch được công nhận là điểm du lịch địa phương khi: có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch và có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm. Như vậy trên địa bàn huyện, các điểm du lịch được phân hạng thành:
+ Điểm du lịch quốc gia: VQG Tam Đảo, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
(Công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2016)
+ Các điểm du lịch địa phương: Đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Đền Bà chúa Thượng, Đền Thạch Kiếm, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đền chân Suối....
b) Định hướng các cụm du lịch
Cụm du lịch là nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với một tập hợp các điểm du lịch trên một lãnh thổ, trong đó hạt nhân của cụm là một hoặc vài điểm du lịch có giá trị thu hút khách cao (dưới dạng khai thác hoặc dưới dạng tiềm năng). Trên địa bàn huyện Tam Đảo, tài nguyên du lịch phân bố tương đối tập trung theo từng vùng nên đã tạo thuận lợi cho việc hình thành các cụm du lịch. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của các cụm sẽ bổ sung cho nhau, tạo nên sự hấp dẫn chung cho toàn bộ hoạt động du lịch của huyện.
Về mặt không gian, cụm du lịch Tây Thiên - Tam Đảo nằm phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo. Điểm du lịch hạt nhân của cụm là khu di tích danh thắng Tây Thiên và khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo. Khu vực phụ cận của cụm là tiểu vùng núi thấp Đông Tam Đảo với các điểm di tích lịch sử cách mạng, hang Dơi… tạo thành một hệ thống liên hoàn các điểm du lịch đa dạng, hấp dẫn trên toàn bộ vùng núi Tam Đảo của huyện.
Người thành lập: Lê Thị Thúy Oanh
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Viết Khanh
Hình 3.3. Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam Đảo
94
Đây là cụm du lịch trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc với địa danh Tam Đảo từ lâu đã nổi tiếng là một điểm du lịch nghỉ dưỡng lớn ở khu vực phía Bắc. Tài nguyên du lịch của cụm chủ yếu là phong cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, khí hậu ôn hòa, hệ sinh thái của VQG Tam Đảo và các giá trị văn hóa tín ngưỡng của đất Phật Tây Thiên... Bên cạnh đó, dãy núi Tam Đảo còn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Sán Dìu nên bản sắc văn hóa của bản làng và truyền thống, tập tục sinh hoạt của người Sán Dìu là sự bổ sung quan trọng đối với tài nguyên du lịch của cụm.
Định hướng ưu tiên phát triển du lịch của cụm là xây dựng Tây Thiên trở thành một trong những trung tâm du lịch lễ hội lớn của Vĩnh Phúc và cả nước. Đồng thời kết hợp với khu du lịch Tam Đảo tạo thành một quần thể di tích, danh thắng, nghỉ dưỡng không chỉ của Vĩnh Phúc mà còn là điểm nhấn của cả vùng du lịch Bắc Bộ. Không gian phát triển của khu vực này sẽ được mở rộng sang các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang để tận dụng, khai thác các yếu tố tương đồng về tài nguyên.
- Các điểm du lịch tiêu biểu: sân golf Tam Đảo, VQG Tam Đảo, thác Bạc, thác Bản Long, hồ Xạ Hương, hồ làng Hà, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, đền thờ Đức Thánh Trần, đền Bà Chúa Thượng Ngàn…
- Các sản phẩm du lịch: du lịch sinh thái, mạo hiểm, thể thao núi; Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng; Du lịch văn hóa, tâm linh; Du lịch nghiên cứu khoa học;
Du lịch hội nghị, hội thảo, thương mại, giải trí cao cấp (đánh golf)…
c) Định hướng các tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không (Luật DLVN, 2005). Tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc thù, là đơn vị không gian du lịch được tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng và sự đa dạng của các đối tượng du lịch với nhau trên lãnh thổ.
Việc tổ chức các tuyến du lịch huyện Tam Đảo nằm trên địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc được căn cứ vào các điều kiện cụ thể như:
+ Sự phân bố và sức hấp dẫn của tài nguyên tại các điểm du lịch trên toàn tuyến.
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch.
+ Mối liên hệ giữa các điểm, cụm du lịch trong nội vùng và khả năng liên kết giữa các điểm du lịch của Tam Đảo với các vùng, địa phương lân cận.
+ Quy hoạch phát triển không gian du lịch của huyện.
Định hướng phát triển các tuyến du lịch của Tam Đảo nói riêng và Vĩnh