Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 9

quan, đơn vị quản lý đất đai chưa chặt chẽ, còn để hoang hoá lãng phí, sử dụng sai mục đích.

2.2.1.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh (thanh tra theo chương trình và thanh tra theo sự vụ), kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... Công tác này đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, bền vững, có hiệu quả.

2.2.1.12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm,... góp phần ổn định tình hình chính trị - đất đai trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, khi giá trị đất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích... sẽ ngày càng xảy ra nhiều hơn, đặc biệt ở các khu vực có kinh tế phát triển. Do vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp thẩm quyền trong công tác quản lý đất đai nhằm ngăn chặn việc vi phạm Luật Đất đai.

2.2.1.13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2013, việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác này đã có những chuyển biến tích cực khi huyện triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và điều chỉnh thực hiện công khai dân chủ các thủ tục hồ sơ về đất đai.

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2015

Tổng diện tích đất tự nhiên theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 là 6.349,1ha trong đó:

- Đất nông nghiệp là: 3.279,9 ha chiếm 51,66% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp là: 3.051,9 ha chiếm 48,07% so với tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng là: 17,3 ha chiếm 0,27% so với tổng diện tích đất tự nhiên.[8]

Bảng 2.1. Cơ cấu diện tích đất năm 2015 và biến động diện tích đất



Thứ tự


Loại đất



Diện tích Năm 2015

Cơ cấu diện tích loại đất so với tổng diện

tích

So với năm 2010

So với năm 2005


Diện tích

Tăng (+)

Diện tích

Tăng (+)


năm


giảm (-)


năm


giảm (-)



Tổng diện tích đất của ĐVHC



6,349.10


100


6,292.70


56.4


6,292.70


56.4

1

Đất nông nghiệp

NNP

3,279.90

51.66

3,463.00

-183.1

3,548.10

-268.2

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

2,418.60

38.09

2,588.00

-169.4

2,933.30

-514.7

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

2,313.80

36.44

2,577.90

-264.1

2,927.60

-613.8

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

1,677.80

26.43

1,929.10

-251.3

2,396.70

-718.9

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

636

10.02

648.8

-12.8

530.9

105

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

104.8

1.65

10.1

94.7

5.7

99.2

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

765.5

12.06

866.8

-101.3

613.4

152.1

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

95.8

1.51

8.3

87.5

1.4

94.4

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

3,051.90

48.07

2,798.40

253.5

2,713.00

338.9

2.1

Đất ở

OCT

982.4

15.47

820.1

162.3

802.2

180.2

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

888.3

13.99

787

101.4

769.5

118.8

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

94.1

1.48

33.1

61

32.7

61.4

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

1,442.90

22.73

1,337.30

105.7

1,271.70

171.3

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

9.4

0.15

40.1

-30.7

10.7

-1.3

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

50

0.79

65.6

-15.6

65.9

-15.9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 9


2.2.3

Đất an ninh

CAN

20.4

0.32

20.2

0.2

17.6

2.9


2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp


DSN


184.4


2.9


111.2


73.3


119.8


64.6


2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp


CSK


248.2


3.91


289.6


-41.5


258.8


-10.7

2.2.6

Đất có mục đích công cộng

CCC

930.6

14.66

810.5

120

798.9

131.7

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

11

0.17

8.6

2.5

7.8

3.3

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

10.3

0.16

11.9

-1.5

12.2

-1.8


2.5

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT


NTD


117.6


1.85


118.1


-0.5


118.1


-0.4

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

383.7

6.04

356.4

27.3

356.5

27.2

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

102.8

1.62

146.1

-43.4

144.6

-41.9

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

1.1

0.02


1.1


1.1

3

Đất chưa sử dụng

CSD

17.3

0.27

31.3

-14

31.6

-14.3

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

17.3

0.27

31.3

-14

31.6

-14.3

(Nguồn: Phòng TN & huyện Thanh Trì, 2016) Qua bảng cơ cấu diện tích đất năm 2015 và biến động diện tích đất giai đoạn 2005-2015 trên cho thấy cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì trong những năm qua có nhiều biến động lớn. Toàn huyện năm 2014, diện tích đất nông nghiệp là 3279,90 ha so với diện tích năm 2010 là 3463.00 ha giảm 183,1 ha do chuyển sang các loại đất có mục đích khác khi thực hiện dự án như chuyển sang đất ở là những khu dãn dân nông thôn, tái định cư ở các xã; chuyển sang xây dựng trụ sở cơ quan, công trình công cộng; chuyển sang đất sản xuất kinh doanh; làng nghề, chợ,

…Đối với đất bằng chưa sử dụng toàn huyện có 17,3 ha trong đó chủ yếu là đất xen kẹt trong khu dân cư và đất gò, thùng đào, hố đấu xen trong khu dân cư không canh tác được, đặc biệt là các khu lò gạch trước đây đã dỡ bỏ nay cải tạo gặp nhiều khó khăn, diện tích đất bằng chưa sử dụng nằm rải rác ở các xã, ở các xứ đồng, các khu dân cư với diện tích nhỏ lẻ.

Với đặc thù là một huyện đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, có nhiều dự án lớn của Trung ương và thành phố đang triển khai trên địa bàn huyện, có nhiều

ngành nghề truyền thống và với mục đích chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới do vậy việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trở thành vấn đề sôi động và phức tạp trong những năm gần đây.

2.3. Khái quát công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Thanh Trì

2.3.1. Quy trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Thanh Trì

Theo số liệu thu thập từ Ban quản lý các dự án, Ban bồi thường GPMB và trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì cho thấy quận huyện Thanh Trì thống nhất một số nội dung về quy trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện như sau:

* Bước 1: Thông báo thu hồi đất UBND huyện Thanh Trì ban hành

- Điều kiện: Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền hoặc quy hoạch chi tiết được duyệt kem theo vị trí ranh giới khu đất được chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Nội dung thông báo gồm: Lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển;

- Việc thông báo được phổ biến trên hệ thống thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND phường, điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất bị thu hồi.

* Bước 2: Thành lập Hội đồng BTHT & TĐC và tổ công tác GPMB:

- Thành phần của Hội đồng gồm: các ban ngành của huyện, chủ đầu tư và Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn, đại diện cho lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi từ 1-2 người do Ủy ban mặt trận tổ quốc phường giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án BTHT.

- Thành phần tổ công tác: đại diện của Ban bồi thường, Trung tâm phát triển quỹ đất, UBND xã, thị trấn, tổ trưởng dân phố, mặt trận tổ quốc phường, chủ đầu tư.


khai:

* Bước 3: Lập và phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết GPMB:

* Bước 4: Kê khai, kiểm đếm và điều tra hiện trạng xác minh nội dung kê


- Họp phổ biến chính sách BTHT và triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện (Tổ

công tác thực hiện).

- Kê khai: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện

- Kiểm đếm: Tổ công tác cùng với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Niêm yết công khai số liệu kiểm đếm (Tổ công tác), địa điểm tại trụ sở UBND phường và khu dân cư, thời gian 7 ngày.

- Phân loại hồ sơ tính hợp pháp của đất (Tổ công tác).

* Bước 5: Lập, niêm yết dự thảo phương án BTHT & TĐC - Phương án được

lập:


+ Tổng hợp của dự án;

+ Chi tiết của từng tổ chức hộ gia đình, cá nhân.

- Nội dung phương án: tên, địa chỉ, số lượng, chủng loai, diện tích cây hoa

màu, … đơn giá, tổng số tiền được BTHT.

- Phương án được gửi:

+ Đến từng hộ dân.

+ UBND xã, thị trấn để niêm yết công khai 20 ngày.

- Chốt niêm yết công khai băng biên bản của Tổ công tác có xác nhận của UBND xã, thị trấn, mặt trận tổ quốc và đại diện những người có nhà đất bị thu hồi.

* Bước 6: Hoàn chỉnh, thẩm định phương án BTHT & TĐC chi tiết:

* Bước 7: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án BTHT & TĐC, niêm yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng.

- UBND quận ban hành:

+ Quyết định thu hồi đất đến hộ gia đình, cá nhân;

+ Phê duyệt phương án BTHT & TĐC;

- Kế hoạch và thông báo chi trả tiền BTHT: Hội đồng, Trung tâm phát triển quỹ đất.

* Bước 8: Thực hiện chi trả tiền BTHTvà bố trí TĐC:

- Niêm yết công khai phương án chi tiết đã được phê duyệt (Tổ công tác);

- Chi trả tiền: Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban bồi thường GPMB, Chủ đầu tư và ngân hàng thực hiện.

* Bước 9: Thời điểm bàn giao đất bị thu hồi theo QĐ của UBND huyện:

- Trong thời hạn 20 ngày từ ngày tổ chức chi trả tiền xong;

- Trong thời hạn 30 ngày nếu hộ không nhận tiền hoặc ban giao lập hồ sơ giải tỏa theo quy định.

2.3.2. Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng

2.3.2.1. Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng năm 2015

Bảng 2.3. Diện tích các loại đất thu hồi năm 2015 huyện Thanh Trì

(Đơn vị tính: ha)



STT


Chỉ tiêu sử dụng đất



Diện tích

1

Đất nông nghiệp

NNP

85.49

1.1

Đất trồng lúa

LUA

54.24

0

Tr. đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

54.24

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

25.66

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

5.59

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

29.65

2.1

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

0.26

2.2

Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp

tỉnh, cấp huyện, cấp xã

DHT

8.66

2.3

Đất ở tại nông thôn

ONT

8.48

2.4

Đất ở tại đô thị

ODT

0.27

2.5

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

11.98

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Thanh Trì, 2016)

Qua bảng trên ta thấy, tổng diện tích thu hồi đất năm 2015 của huyện Thanh Trì là 115,13ha trong đó đất nông nghiệp thu hồi 85,49ha chiếm 74,26% tổng diện

tích thu hồi. Đất nông nghiệp thu hồi chủ yếu là đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng cây hàng năm khác. Đất phi nông nghiệp thu hồi 29,65 ha chiếm 25,74% tổng diện tích thu hồi.

Theo kết quả công tác GPMB của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Trì cho thấy, năm 2015, trên địa bàn huyện triển khai thực hiện tổng số 32 dự án (kể cả các dự án chuyển tiếp từ năm 2014 sang), trong đó: có 02 dự án quốc phòng an ninh, 03 dự án của Trung ương, 14 dự án của huyện và 13 dự án của các nhà đầu tư với tổng diện tích đất thu hồi 115,13 ha. Đã thực hiện GPMB xong 18 dự án, bàn giao diện tích là 86,4ha. Thực hiện chi trả được 173,8 tỷ đồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Các dự án còn lại vẫn đang được tiếp tục triển khai thực hiện theo kế hoạch là 14 dự án.

2.3.2.2. Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng năm 2016

Tổng số dự án 53 trong đó có 14 dự án chuyển tiếp từ năm 2015 sang và 39 dự án mới; trong đó có 01 dự án quốc phòng an ninh, 07 dự án của Trung ương, 19 dự án của huyện và 12 dự án của các nhà đầu tư với tổng diện tích đất thu hồi 157,79 ha. Đã thực hiện GPMB xong 24 dự án, bàn giao diện tích là 107,89 ha. Thực hiện chi trả được 108,82 tỷ đồng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2.4. Đánh giá thực trạng thu hồi đất và giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì

2.4.1. Dự án xây dựng công trình đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì

2.4.1.1. Khái quát về dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì

- Chủ đầu tư: UBND huyện Thanh Trì. Đơn vị ủy quyền quản lý dự án: ban quản lý dự án huyện Thanh Trì.

- Mục tiêu đầu tư xây dựng: xây dựng tuyến đường theo quy hoạch nhằm thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, cải thiện điều kiện đi lại của nhân dân khu vực.

- Nội dung và quy mô đầu tư: xây dựng mới tuyến đường dài khoảng 1.200m (điểm đầu nối với đường vào bến xe tải phía Nam điểm cuối nối với đường Ngũ Hiệp), quy mô mặt cắt ngang mặt đường 4 làn xe rộng 15m, hè hai bên rộng 5- 7,5m; hệ thống thoát nước chiếu sáng, cây xanh, an toàn giao thông đồng bộ và một số hạng mục nhỏ, phụ trợ khác.

- Địa điểm xây dựng: xã Ngũ hiệp, huyện thanh trì, Hà Nội.

- Diện tích sử dụng đất: khoảng 28.741m2.

- Tổng mức đầu tư (theo tờ trình phê duyệt dự án của Ban QLDA): 99.949.789.000 đồng.[15]

2.4.1.2. Quá trình xây dựng phương án thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư

Quyết định số 6296/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, tỷ lệ 1/500.

Thông báo số 118/TB-UBND ngày 11/5/2011 của UBND huyện Thanh Trì về việc thu hồi đất để thực hiện đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.

Quyết định số 3701/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 của UBND huyện Thanh Trì về việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án Xây dựng tuyến đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì;

Quyết định số 3702/QĐ-UBND ngày 13/9/2011 của UBND huyện Thanh Trì về việc thành lập Tổ công tác để thực hiện công tác GPMB dự án Xây dựng tuyến đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì;

Quyết định số 2294/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 của UBND huyện Thanh Trì về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.

Văn bản số 3068/STNMT-KHTH ngày 06/8/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về thủ tục thu hồi đất để giao đất thực hiện dự án đầu tư Xây dựng tuyến đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí