Đẩy Nhanh Tiến Trình Thẩm Định Dự Án, Phê Duyệt Công Tác Đấu Thầu, Giải Phóng Mặt Bằng Đối Với Một Số Dự Án Trọng Điểm

3.2.4. Đẩy nhanh tiến trình thẩm định dự án, phê duyệt công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng đối với một số dự án trọng điểm

Bộ Thông tinTruyền thông cần sớm trình Chính phủ những biện pháp nhằm loại bỏ những thủ tục phức tạp rườm rà, trong quy trình phê duyệt dự án, đấu thầu và xét thầu thuộc thẩm quyền của Bộ.

Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, xuất phát từ thực tế triển khai dự án phát triển mạng VNNT, các tỉnh miền Trung, dự án cáp quang biển trục Bắc - Nam, Bộ TT&TT đã có ý kiến với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục quản lý đê điều), Bộ Giao thông vận tải (các khu quản lý đường bộ 4,5 và Sở giao thông các tỉnh) và Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện xã của 10 tỉnh vùng dự án, tạo điều kiện cho Ban QLDA trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng và cấp phép thi công các tuyến cáp đồng, cáp quang, đường dây trung hạ thế và trạm biến áp phù hợp với tiến độ chung của dự án. Chính phủ cần sớm ban hành các quy định đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, khung giá đất đền bù, v.v.. phù hợp với Luật đất đai 2013. Đối với Luật Đất đai, cần quy định rõ những nguyên tắc rõ ràng để tính giá đất, sát với giá thị trường, nhưng không mang tính đầu cơ, thể hiện sự quản lý của Nhà nước. Giá này được áp dụng như nhau cho các loại dự án với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ODA. Ngoài ra cần xem lại cơ sở pháp lý của quy định về loại đất thổ cư chưa hợp pháp trong đền bù giải toả. Xác định giới hạn cưỡng chế và biện pháp chế tài khi vi phạm luật. Công khai hoá giới hạn cưỡng chế, các biện pháp chế tài và thực thi.

3.2.5 Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện tài chính, tín dụng

Các dự án của Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng nguồn vốn ODA đều mang tích công ích cao. Việc hoàn vốn của các dự án phụ thuộc không nhỏ vào điều kiện tín dụng của nguồn vốn dành cho dự án, do đó Ngành TT&TT cũng như các cơ quan Nhà nước cần có các biện pháp nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về điều kiện tài chính tín dụng. Các biện pháp cần làm là:

- Chủ động xin thời hạn hết vốn dài ngay khi đàm phát ký kết các điều ước quốc tế, tránh tình trạng xin gia hạn rút vốn nhiều lần, gây nên sự trì hoãn, kéo dài tiến độ thực hiện dự án.

- Các chính sách cho vay lại của Nhà nước cần có quy định rõ ràng, thể hiện sự minh bạch và công khai.

- Vốn đối ứng cần có đủ và kịp thời. Đơn giản hoá thủ tục xin vốn đối ứng.

- Hài hoà thủ tục với các Nhà tài trợ

Các thủ tục về kinh phí: Đối với dự án cáp quang biển trục Bắc - Nam, lãnh đạo Ngành TT&TT trong thời gian tới cần có giải pháp hỗ trợ xử lý nhanh các thủ tục liên quan đến phê duyệt và thanh toán Hợp đồng khảo sát, cũng như phê duyệt hợp đồng thi công rà phá bom, mìn để đẩy nhanh được tiến độ gói thầu rà phá bom, mìn vật nổ. Giải quyết các thủ tục về kinh phí cho công tác giải phóng mặt bằng, chi trả tiền thuê đất và thuế sử dụng đất trong thời gian xây dựng công trình. Giải quyết các thủ tục về kinh phí thực hiện việc thuê tư vấn nước ngoài, thực hiện thẩm tra Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Các thủ tục này nếu được giải quyết nhanh chóng sẽ góp phần vào việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nói chung. Để giải quyết vấn đề này, Ngành cần có một bộ phận chức năng về tài chính - tổng hợp hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các thủ tục về tài chính trong triển khai và thực hiện dự án.

3.3. Một số kiến nghị

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ngành thông tin và truyền thông - 14

3.3.1. Đối với Chính phủ

Thực tế hiện nay, việc sử dụng nguồn vốn ODA những năm qua đã phát sinh nhiều bất cập, thậm chí để thất thoát, lãng phí và tham nhũng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và uy tín của Việt Nam. Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như: công tác xây dựng, phê duyệt chương trình, dự án của các Bộ, ngành và địa phương còn chậm trễ, chất lượng văn kiện dự án thấp, không đáp ứng yêu cầu đề ra về hiệu quả đầu tư…Góp phần chấn chỉnh thực trạng này từ góc độ chính sách, Chính phủ nên giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, t ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Ngoài ra, Chính phủ nên thống nhất quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi trên cơ sở bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ, thực hiện phân

cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý của Bộ, ngành, địa phương; bảo đảm sự phối hợp quản lý, giám sát và đánh giá của các cơ quan có liên quan theo quy định hiện hành của pháp luật đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông trong giai đoạn 2020 – 2025.

3.3.2. Đối với Bộ Tài chính

Để thúc đẩy giải ngân đầu tư công, Bộ Tài chính tiếp tục đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi và hồ sơ yêu cầu rút vốn; tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công. Triển khai đơn rút vốn của các nhà tài trợ bằng chứng từ điện tử, chữ ký số.

Bộ Tài chính nên có những cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, quản lý nguồn ngân sách nhà nước trong đó có vốn ODA. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực TT&TT. Tăng cường phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vấn đề tài chính. Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và phát luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư lĩnh vực TT&TT tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.

Mặc dù phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức, trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và những tác động không thuận của đại dịch này tới nền kinh tế đất nước ta, song triển vọng lĩnh vực TT&TT tại Việt Nam là sáng sủa, nếu các giải pháp cơ bản nêu trên được thực hiện nhất quán với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành.

3.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, trong đó tập trung các dự án lớn, các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước về việc đầu tư phát triển ngành thông tin và truyền thông.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, để trình cấp có thẩm quyền quyết định việc cắt giảm kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 30/9/2021 có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách trung ương đã được giao từ đầu năm 2021 để điều chuyển cho các bộ, cơ quan, địa phương khác thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhanh vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2021.

KẾT LUẬN


Thông tin và Truyền thông - một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước đang dần hoà mình vào xu thế phát triển của lĩnh vực TT&TT trên thế giới bởi tính tất yếu của quy luật phát triển, xứng đáng với tên gọi là “Ngành quan trọng bậc nhất của các hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị”

Vấn đề nổi bật của đề tài là đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Bộ TT&TT Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp chủ yếu để Ngành có thể đẩy mạnh việc sử dụng vốn ODA của mình. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các Nhà tài trợ quốc tế là một yếu tố thực sự quan trọng và hết sức cần thiết đối với Ngành TT&TT Việt Nam trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển mạng viễn thông đồng bộ với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong cuộc cách mạng 4.0 cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tình hình thu hút vốn ODA vào Ngành TT&TT đến nay cho thấy những thành tựu mà Ngành đã đạt được thật đáng khích lệ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước như phát triển kết cấu hạ tầng, giúp Ngành TT&TT tiếp cận được với các công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này vẫn còn một số tồn tại gây ảnh hưởng không ít đến quá trình vận động xin nguồn ODA của Ngành trong tương lai. Những tồn tại này bao gồm công tác thu hút vốn ODA của Ngành chưa thực sự được phát huy tối đa, tiến độ thực hiện dự án chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Những tồn tại này chính là những rào cản đối với Ngành TT&TT Việt Nam đang từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng mạng vững chắc để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Những rào cản này cần được nhanh chóng tháo gỡ góp phần đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình thu hút

vốn ODA của Ngành.

Trên thực tế, một số lĩnh vực của Ngành đang được các Nhà tài trợ ưu tiên như phát triển mạng trục ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; nâng cao năng lực hoạch định chính sách và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy Ngành TT&TT Việt Nam cần tận dụng hơn nữa những ưu điểm của nguồn vốn ODA như

thời gian vay vốn dài với lãi suất thấp nhằm mục đích tăng thêm nguồn vốn đầu tư đang rất hạn hẹp của mình.

Thông qua việc nghiên cứu trong nội dung luận văn này, CHV đã cố gắng phân tích để thấy được những thành tựu, hạn chế cũng như tầm quan trọng của các yếu tố tác động tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Để từ đó đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong tương lai.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, cộng thêm trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tap không thể thuận tiện để nghiên cứu nên trong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn. CHV kính mong nhận được sự cảm thông của Quý thầy cô và em mong nhận được những ý kiến quý báu để có thể tiếp tục hoàn thiện hơn ở mức học cao hơn trong tương lai.

Em xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo số 7501/BC-BKHĐT - Tóm tắt tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới

2. Burhop, C. (2005), ‘Foreign assistance and economic development:a revolution’, Economics Letters, 86(1), 57-61

3. Clarendon Press (1989), Từ điển tiếng Anh Oxford, NXB Clarendon, Oxford

4. Comrey, A.L. (1973), A First Course in Factor Analysis, Academic Press, New York

5. Cù Thanh Thủy (2018), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân

6. Đỗ Thị Ngọc Lan (2019), ODA với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Luận án Tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân

7. Fuhrer, H. (1996), A History of the development assistance committee and the development cooperation directorate indates, names and figures, Paris

8. Lê Ngọc Mỹ (2005), Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân

9. Nguyễn Bách Khoa và Cao Tuấn Khánh (2011), Marketing thương mại, NXB Thống Kê

10. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội

11. Nguyễn Thanh Hằng (2015), ‘Các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài phục vụ phát triển giao thông vận tải Việt Nam giai đoạn 1994 - 2015’, Hội thảo Khoa học quốc tế “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng ODA của Việt Nam”.

12. Nguyễn Quyết (2014), ‘Quan hệ của viện trợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế thực tiễn tại Việt Nam’, Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở TP HCM, số 2 (35) 2014

13. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2006), Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ tại trường Đại học Thương mại.

14. Nguyễn Thùy Vân (2016), Tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA trong thời gian tới, Tạp chí Tài chính kỳ 2 3/2016

15. Tran Dinh Nam, Dang Ngoc Duc&Nguyen Van Duy (2016), ‘Factors Affecting ODA Project Performance: The Case of Urban Railway Projects in Vietnam’, International Journal of Economics and Finance; 8(11); 167-174

16. Các website: www.mic.gov.vn; www.mof.gov.vn; www.mpi.gov.vn;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023