Định Hướng Công Tác Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất Thực Hiện Cácdự Án Trên Địa Bàn Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải

- Chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng đến công tác thu hồi đất, BTHT và GPMB. Mặt khác, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp nhưng còn chưa được chặt chẽ nên xảy ra tình trạng người dân chưa hợp tác, ủng hộ và muốn thực hiện bàn giao nhanh mặt bằng nhưng vẫn phải chờ đợi việc xây dựng, thẩm định, thay đổi phương án trong thời gian khá dài.

- Biện pháp thực hiện tuyên truyền vận động về chủ trương chính sách BTHT&TĐC của Nhà nước còn chưa hiệu quả; chưa được thực hiện thường xuyên; các lực lượng triển khải còn ít.

- Công tác tổ chức thực hiện của một số phòng, ban, đơn vị chức năng chuyên môn liên quan đôi khi còn chưa thực sự quyết liệt, thiếu năng động, sáng tạo, thậm chí có lúc, có nơi còn máy móc, đùn đẩy trách nhiệm. Mặt khác, các cơ quan có chức năng chưa làm tham mưu tham mưu tốt về quản lý đất đai tại địa phương , không rõ ranh giới, mục đích, diện tích cử dụng đất dẫn đến khảo sát lập phương án bồi thường còn sai phạm. Một số cán bộ có liên quan làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thu hồi đất, BTHT&TĐC còn chưa được thực hiện thường xuyên; công cụ và phương pháp thanh tra còn chưa hiệu quả; báo cáo kết quả thanh tra còn chưa kịp thời.

- Bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức khi bị Nhà nước thu hồi đất: Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn một số sai phạm như: sổ theo dõi tiếp công dân ghi chép chưa đầy đủ, chưa xây dựng lịch tiếp dân định kỳ của lãnh đạo đơn vị, chưa công khai nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân của thủ trưởng đơn vị; phân loại đơn chưa đúng, giải quyết đơn chưa đúng trình tự thủ tục của pháp luật quy định, lập và quản lý hồ sơ không bảo đảm quy định, thời hạn giải quyết một số vụ việc còn kéo dài.

(3) Hạn chế khác

- Chưa thực hiện công khai thông tin và công tác tư tưởng hộ dân, tổ chức thu hồi đất, HTTĐC. Đồng thời, các chính sách BTHT còn chưa tiên liệu, chưa giải quyết được hết trường hợp cụ thể tại địa phương (thường chỉ sửa đổi, bổ sung sau khi đã giải quyết vấn đề trong thực tế), do đó, đối với những ý kiến, kiến nghị của nhân dân do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tổng hợp, các sở, ngành và địa

phương đều phải tổ chức họp bàn, đề xuất giải pháp thực hiện, rất mất thời gian, công sức.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thu hồi đất, HTTĐC còn chưa nhiều; chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp, vẫn để xảy ra những điều chỉnh; việc xây dựng kế hoạch chưa có lộ trình cụ thể.

2.4.3.3.Nguyên nhân của hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Hệ thống chính sách pháp luật: Hệ thống chính sách pháp luật còn thiếu chặt chẽ, thiếu các chế định, chế tài, hình thức xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật. Điều này khiến cho công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa thật sự đạt hiệu quả.

Nhận thức của người dân: Sự tham gia của người dân, cộng đồng và các thành phần kinh tế còn thấp. Có nhiều đối tượng không chấp hành chính sách của pháp luật, có hành vi chống đối chính quyền, không chịu di chuyển chỗ ở trong dự án quy hoạch; một số ít trường hợp, công dân chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo nên dù đã được nhiều cấp, nhiều ngành, giải quyết nhiều lần, giải quyết đúng pháp luật nhưng người dân vẫn tiếp tục khiếu nại.

Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng - 11

Nhân tố thuộc về chính quyền địa phương: Cấp lãnh đạo, quản lý chưa có sự chuẩn bị trước kĩ lưỡng về hệ thống chính sách pháp luật, quỹ đất TĐC, chất lượng chủ đầu tư và cán bộ chuyên môn,…trước khi triển khai. Cán bộ lãnh đạo quản lý chưa thực sự nắm rõ được tình hình thực tế, cán bộ chuyên môn áp dụng các văn bản vào thực tiễn chưa thực sự triệt để và hiệu quả.

Công tác quy hoạch kế hoạch hóa và giao đất: Quy hoạch giữa các ngành, lĩnh vực hoặc giữa các dự án thiếu sự đồng bộ, thống nhất dẫn đến tình trạng chồng lấn về chỉ giới cần thu hồi đất. Vấn đề xảy ra thường xuyên ở nhiều dự án và gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai, nhất là công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.Thông tin liên quan đến công tác BTHT&TĐCkhi Nhà nước thu hồi đất thiếu tính công khai minh bạch là do chủ đầu tư, một bộ phận cán bộ chính quyền muốn trục lợi, đề cao lợi ích cá nhân.

Tình hình đăng ký đất đai và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn chưa thực hiện một cách nghiêm túc; Công tác thanh tra kiểm tra còn chưa được thực hiện thường xuyên; Sự hợp tác của người bị thu hồi đất còn chưa tốt.

CHƯƠNG 3‌‌‌

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


3.1.Định hướng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện cácdự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020 -2025

Phấn đấu thực hiện xong công tác BTHT&TĐC của các dự án trọng điểm. Đồng thời, tiến hành BTHT&TĐC thu hồi đất trong đó trọng tâm là các hạng mục của khu đô thị mới, mở rộng một số tuyến ngõ, khu thương mại, nhà sinh hoạt cụm dân cư.

Tiếp tục tuyên truyền vận động phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước về thu hồi đất, BTHT&TĐC tới nhân dân. Giải quyết đơn thư, khiếu nại của người dân có liên quan đến BTHT&TĐC kịp thời, đúng quy định tránh tồn đọng và gây bức xúc trong nhân dân.

Tận dụng ngay những điều kiện sẵn có về đất để phát triển các khu TĐC, phục vụ kịp thời công tác GPMB. Phải coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý, để đưa các dự án đầu tư vào hoạt động đúng kế hoạch gắn với việc hoạch định các chính sách kinh tế xã hội có tác động trực tiếp đến đời sống dân cư.

Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác BTHT các dự án trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên giải quyết tồn tại về GPMB các dự án khu đất dịch vụ và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trong công tác giao đất dịch vụ cho nhân dân như: quy hoạch quỹ đất, xây dựng hạ tầng, xét hộ, nguồn kinh phí đầu tư, GPMB và giao đất cho các hộ dân đủ điều kiện theo quy định. (Nguồn: UBND quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng)

3.2.Quan điểm và nguyên tắc của côngtác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng‌‌

3.2.1.Quan điểm về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích của cácbên.Quan điểm kết hợp hài hòa lợi ích của các bên, đặc biệt cần quan tâm đảm bảo lợi ích hợp lý của người bị thu hồi đất trong công tác BTHT&TĐCcần phải được đặt lên hàng đầu trong các chính sách, chủ trương thu hồi đất của Nhà nước; cần tìm cách giải quyết và hạn chế những bất công ngày càng trở nên gay gắt hơn khi thị trường đất đai đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay khiến cho giá đất trên thị trường ngày càng có nhiều biến động.

Đảm bảo khôi phục lại mức sống ban đầu cho người bị thu hồi đất. Trong công tác BTHT&TĐC ngoài việc mặt bằng phải bàn giao đúng tiến độ, đời sống của người bị thu hồi đất cũng phải được ổn định và cải thiện mức thu nhập ít nhất phải bằng trước khi bị thu hồi. Mặc dù chính sách BTHT&TĐC hiện nay ngoài việc bồi thường bằng giá đất và tài sản trên đất còn có thêm các chính sách hỗ trợ nhưng vẫn chưa thể đảm bảo được mức sống cho phần lớn các hộ dân bị thu hồi đất khi họ phải chuyển đổi nghề nghiệp và thay đổi nơi ở tại khu TĐC. Nguyên nhân chính là do giá đất BTHT&TĐC quá thấp so với giá đất thị trường cho dù đã có sự điều chỉnh, vì vậy người dân nhận tiền bồi thường khó có thể tái tạo lại cuộc sống ban đầu. Do đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi hơn nhằm khôi phục mức sống cho người dân như trước khi thu hồi đất.

Sự tham gia đóng góp ý kiến của người bị thu hồi đất và vai trò của tổ chức quần chúng nhân dân và ý kiến của người dân trong công tác BTGPMB. Công tác thu hồi đất có ảnh hưởng trực tiếp trước tiên đến cá nhân, hộ gia đình. Do vậy để đẩy nhanh tiến độ BTHT&TĐC cần quan tâm chú ý đến tâm tư, nguyện vọng của người bị thu hồi đất; lắng nghe những thắc mắc, mong muốn thiết thực của họ để từ đó đưa ra các phương án bồi thường thiệt hại có thể đem lại lợi ích sát sườn, chính đáng, hợp lý cho người dân.

3.2.2.Nguyên tắc trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư‌

Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật”. (Theo điều 75 luật đất đai 2013). Quy định này cũng nhằm ngăn ngừa tình trạng người bị thu hồi đất đòi hỏi giá bồi thường quá cao do giá trị của đất đai tăng lên từ việc chuyển mục đích sử dụng đất hoặc do sự đầu tư của Nhà nước mang lại. Việc bồi thường phải dân chủ khách quan, tức là phải đảm bảo khi người dân bị thu hồi đất mà có các đủ điều kiện nhận bồi thường, họ phải được bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất: Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường; Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại (Theo Điều 88, Luật đất đai 2013). Theo nguyên tắc này, nhà đầu tư cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng đất đai trong bài toán đầu tư để chi phí ít nhất, chính quyền địa phương cũng khó đánh đổi mọi giá cho sự phát triển, như vậy chắc chắn sẽ giảm được tham nhũng từ đất đai và bảo vệ được nguồn lực đất đai.

Nguyên tắc HTTĐC: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ. Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật, (theo Điều 83, luật đất đai 2013). Trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của người trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà không có đất để giao cho họ tiếp tục sản xuất, người bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài việc được bồi thường về đất và tài sản trên đất còn được Nhà nước hỗ trợ trong việc ổn định cuộc sống, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp; trường hợp thu hồi đất do lỗi của người sử dụng đất gây ra thì người bị thu hồi đất không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.

3.3.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng‌‌‌

3.3.1.Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý

Hệ thống hóa các văn bản pháp lý cho từng mảng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một cách riêng biệt để tránh sự cồng kềnh, chồng chéo vì các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật khác mà không có sự tập trung, thống nhất.

Cần phải đảm bảo chính sách phải đồng bộ để giảm tình trạng kiến nghị, khiếu nại của người dân. Mặt khác, để thiết lập một hệ thống chính sách pháp luật sát với thực tiễn thì cần phải có sự tham vấn các nhu cầu sử dụng đất ưu tiên của các cấp, ngành, khu vực trong địa phương.

Từ thực trạng thực hiện chính sách BTHT&TĐC tại dự án Vinhomes Imperia, nơi nhiều người dân có kiến nghị về cơ chế chủ đầu tư cần thỏa thuận với người dân cho thấy Nhà nước cần xem lại quy định của Luật về các trường hợp dự án xây dựng khu đô thị mới được đưa vào trong danh mục Nhà nước thu hồi đất cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng cho phù hợp hơn.

3.3.2.Giải pháp hoàn thiện xác định giá đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

(1) Về việc định giá đất

Hiện nay mức giá bồi thường về đất ở cho các hộ gia đình dựa trên bảng giá của Thành phố ban hành và áp dụng hệ số điều chỉnh thực tế thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng trên thị trường là nguyên nhân chính khiến cho người bị thu hồi đất không hợp tác, chống đối, khiếu kiện lại công tác BTHT&TĐC. Để hạn chế mức chênh lệch về giá bồi thường, UBND quận cần phải kịp thời có văn bản đề nghị UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh tăng đơn giá bồi thường về đất đặc biệt tại các dự án khó, có nhiều kiến nghị của người dân. Cần tiếp tục hoàn thiện quy định về phương pháp, trình tự thủ tục định giá đất sát với giá chuyển nhượng thực tế; quy định rõ thẩm quyền của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quyết định giá đất. Thành lập tổ chức, cơ quan định giá bất động sản chuyên biệt của chính quyền có kết hợp với các công ty tư nhân. Cơ quan định giá của chính quyền này sẽ có chức năng, nhiệm vụ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc định giá các bất động sản.

76

Hội đồng thẩm định giá đất cần xem xét báo cáo kết quả thẩm định giá của đơn vị tư vấn xác định giá đất bồi thường trên cơ sở sát với giá trị thực tế hơn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và mức độ đô thị hóa; đảm bảo giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với giá đất trên thị trường.

(2) Chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất

Kiểm kê, tính toán áp giá đúng, đủ, chi tiết, cụ thể tài sản của người có đất bị thu hồi. Lấy ý kiến của người bị thu hồi về phương án dự thảo để kịp thời bổ sung, khắc phục những tồn tại, thiếu sót. Hạn chế tối đa việc kiểm kê bổ sung, lập phương án bổ sung nhiều lần, dẫn đến những phản ứng, thắc mắc của người dân đối với cán bộ làm công tác bồi thường.

Có cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển các ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho người dân bị thu hồi đất. Cần phát triển mạnh các ngành nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường tại khu vực phân bố TĐC. Đối với các dự án Nhà nước thu hồi đất cho mục đích xây dựng khu đô thị mới, phát triển kinh tế theo dự án của doanh nghiệp tại địa phương, Nhà nước cần có những quy định cụ thể bắt buộc các chủ đầu tư tạo điều kiện và bố trí việc làm cho người lao động bị thu hồi đất tại dự án.

UBND quận cần tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất như lập quỹ hỗ trợ dạy nghề từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng, sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước và của doanh nghiệp; dành tỷ lệ nhất định đất cho các hộ gia đình trong vùng chuyển đổi đất để làm kinh tế gia đình (dịch vụ), giải quyết việc làm cho số lao động lớn tuổi; tổ chức khu TĐC theo nghề nghiệp để gắn TĐC với tái tạo việc làm; phát triển dịch vụ ngoài khu công nghiệp.

Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở: Người dân có thể được hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án thu hồi trên đất của họ.

Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường . Ngoài bồi thường,

hỗ trợ bằng tiền ra thì người dân cần có sự ổn định nghề nghiệp và các vấn đề liên quan đến tâm lý, đời sống tinh thần.

Chú trọng hơn nữa vào khoản hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm với các giải pháp cụ thể như: phối hợp với các trung đào tạo nghề, trung tâm tư vấn nghề nghiệp mở các lớp dạy nghề, các hội thảo hướng nghiệp; khuyến khích và đề xuất với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương tạo điều kiện cho các đối tượng ở độ tuổi lao động có cơ hội ứng tuyển vào làm việc; lập danh sách các đối tượng cần hỗ trợ gửi các phòng, ban thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, hỗ trợ.

3.3.3.Về chính sách hỗ trợ tái định cư

Công tác chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà TĐC phải đi trước một bước, đảm bảo đầy đủ các điều kiện để sinh hoạt phải bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Các khu TĐC phải đảm bảo về chất lượng, các khu đô thị hoá phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội và chính quyền phải đứng ra cam kết.

Hạn chế việc giao đất thực hiện các dự án xây dựng vào các khu dân cư đã ổn định và có truyền thống lâu đời. Coi trọng nguyên tắc di dân tại chỗ hoặc gần nơi ở cũ, ưu tiên dành quỹ đất, lựa chọn các khu vực có điều kiện thuận lợi, có khả năng phát triển theo hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thu hồi các diện tích của các đơn vị sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả, vi phạm Luật Đất đai sử dụng đất để xây dựng các khu TĐC.

Quy định cụ thể về khu nhà TĐC phải đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân sau khi nhận nhà. Cụ thể là phải có các tiêu chuẩn rõ ràng cho vật liệu xây dựng, kết cấu, quy mô, không gian,…khu nhà TĐC của mỗi dự án. Đồng thời, UBND quận không chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm.

Cần chủ động bám sát công tác BTHT&TĐC nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền; đồng thời có báo cáo cụ thể với UBND Thành phố đối với những vướng mắc không thuộc thẩm quyền để có những biện pháp tháo gỡ đảm bảo tiến độ dự án.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 27/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí