Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 11



33,21%


66,79%

Đất ở

Đất nông nghiệp



Hình 2.2. Cơ cấu diện tích đất thu hồi theo loại đất dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp

Đến nay dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, kết quả như sau:

Bảng 2.4. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp


Năm


Số lượng phương án


Loại đất, diện tích (m2)


Tổng số tiền phương án

BT- HT&TĐC

(nghìn đồng)


Tái định cư


Tổng số


Đất ở


Đất nông nghiệp


Tổng số


Đất ở


Đất nông nghiệp

Tổng số hộ đã nhận tiền


Số hộ


Diện tích

Số tiền TĐC

phải nộp (nghìn

đồng)


Số tiền TĐC

/m2

2013

66


66

10840.6


10840.6

66

10,588,180





2014

59

59


3693.7



59

21,065,380

38

3107.2

28,710,

528

9,240,0

00

2015

28

28


1,696.8

5,390.5


28

9,635,501

22

800.2

1,800,4

50

2,250,0

00


153

87

66

16231,1

5,390.5

5,450.45

153

41,289,062

60

3,907

30,510,

978


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 11

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Thanh Trì, 2016)

Tổng số hộ đã nhận tiền hỗ trợ và bàn giao mặt bằng là 153 hộ. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ: 41.289.062.330 đồng.

- Tổng số hộ được bố trí tái định cư : 60 hộ.

- Tổng diện tích bố trí tái định cư: 3907 m2.

Đến nay dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp đã thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư được kết quả như sau:

- Tổng diện tích đất đã thực hiện GPMB: 16231,1m2 đất (66 hộ đất nông nghiệp, 87 hộ đất ở)

- Tổng số hộ đã nhận đất tái định cư và bàn giao mặt bằng: 60/60 hộ.

- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ: 41.289.062.330 đồng

- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ đã chi trả: 41.289.062.330 đồng tương đương 100% tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ.

Toàn bộ 153 hộ bị thu hồi đất đã bàn giao mặt bằng cho dự án triển khai theo kế hoạch.

Bảng 2.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về BTHT dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp


STT


Nội dung đánh giá

Phiếu điều tra

Đánh giá


Số phiếu phát ra


Số phiếu thu về


Tỷ lệ

%


Số hộ cho là hợp lý


Tỷ lệ

%

Số phiếu cho là chưa

hợp lý


Tỷ lệ

%

1

Giá đất bồi thường


83


79


95,18

11

13,25

72

86,75

2

Giá bồi thường tài sản

trên đất

78

93,96

5

6,04

3

Hỗ trợ ổn định đời sống

83

100

0

0

4

Thưởng bàn giao mặt

bằng đúng tiến độ

83

100

0

0

5

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

nghiệp và tạo việc làm

83

100

0

0

(Nguồn: Phiếu điều tra của học viên, 2016)

Kết quả điều tra, thu thập của học viên như sau:

- Kết quả điều tra 83 hộ gia đình cho thấy chỉ có 11 hộ chiếm 13,25% cho rằng mức giá đất bồi thường là phù hợp tại thời điểm thu hồi, còn lại 72 hộ gia đình chiếm 86,75% cho rằng giá đất bồi thường là chưa hợp lý. Đối với tài sản trên đất (công trình vật kiến trúc, cây - hoa màu) hầu hết các hộ gia đình được phỏng vấn cho là mức giá bồi thường hợp lý và chấp nhận được, chỉ có 05 hộ cho rằng chưa hợp lý. Về chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và

thưởng bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì 100% các hộ gia đình cho là hợp lý vì phần lớn hộ gia đình sống bằng nghề phi nông nghiệp.

* Đánh giá kết quả thực hiện: Dự án đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và TĐC đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư. Để đạt được những kết quả trên là do những nguyên nhân sau:

- Về đối tượng áp dụng để xác định được bồi thường hay không được bồi thường: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB huyện Thanh Trì đã tổ chức điều tra, xác minh kỹ lưỡng về hồ sơ pháp lý về đất đai, tài sản trên đất để xác định chính xác đối tượng được bồi thường hay không được bồi thường.

- Về cơ chế chính sách: Hội đồng GPMB huyện Thanh Trì đã chỉ đạo Ban bồi thường GPMB xây dựng phương án phải bám sát các văn bản hướng dẫn và quy định chung của Chính Phủ của UBND thành phố Hà Nội về chính sách thực hiện bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn.

- Về tổ chức thực hiện:

+ Dự án được tổ chức thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp.

+ Toàn bộ diện tích bị thu hồi để thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp nên rất thuận lợi cho công tác GPMB.

2.4.2. Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội trên địa bàn huyện Thanh Trì

2.4.2.1. Khái quát về dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội trên địa bàn huyện Thanh Trì

Thuộc dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội, khối lượng GPMB lớn, trải rộng trên địa bàn của hơn 60 phường, xã thuộc 8 quận, huyện: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì, dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội trên địa bàn huyện Thanh Trì:

- Chủ đầu tư: Ban QLDA Thoát nước Hà Nội - Sở Xây dựng. Đơn vị ủy quyền quản lý dự án: ban quản lý dự án huyện Thanh Trì.

- Mục tiêu đầu tư xây dựng: Chống ngập úng thành phố trong lưu vực sông Tô Lịch do nước mưa, với chu kỳ bảo vệ 10 năm đối với sông và mương thoát nước ứng với lượng mưa là 310mm/2 ngày, chu kỳ 5 năm đối với hệ thống cống ứng với lượng mưa là 70mm/giờ. Cải thiện môi trường cho lưu vực sông Tô Lịch, là cơ sở để hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của Thành phố. Tăng cường năng lực, phương tiện vật chất quản lý bảo dưỡng hệ thống thoát nước, đào tạo nâng cao chất lượng chuyện môn, nâng cao năng lực cơ cấu tổ chức và hệ thống pháp lý quản lý hệ thống thoát nước thải.

- Nội dung và quy mô đầu tư: thuộc gói thầu “cải tạo các đường dọc sông (đường công vụ) bờ sông Tô Lịch đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến đường 70B và di chuyển, hạ ngầm các công trình điện, nước, thông tin” nằm trong dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - dự án II (đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư), được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Thi công 2,3km đường bờ sông Tô Lịch. Theo thiết kế, đường có mặt cắt 7,5m, vỉa hè rộng 3 - 5m và các hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, di chuyển và hạ ngầm các công trình điện, nước, thông tin liên lạc.

- Địa điểm xây dựng: xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

- Diện tích sử dụng đất: khoảng 16.313m2.

- Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ: 123.710.046.000 đồng.[12]

2.4.2.2. Quá trình xây dựng phương án thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư

Quyết định số 635/QĐ-TTg ngày 07/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất cho Ban quản lý dự án công trình giao thông công chính – sở giao thông công chính Hà Nội để thực hiện dự án thoát nước Hà Nội.

Quyết định số 4315/QĐ-UBND ngày 28/9/2006 về việc phê duyệt dự án Đầu tư công trình Thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội.

Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 05/01/2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư thực hiện công tác GPMB, tái định cư để triển khai dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội.

Quyết định số 871/QĐ-UBND ngày 12/5/2008 của UBND huyện Thanh Trì về việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.

Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 12/5/2008 của UBND huyện Thanh Trì về việc thành lập tổ công tác GPMB thực hiện dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.

2.4.2.3. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư a, Đối với đất nông nghiệp

Nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp: Người được bồi thường thiệt hại về đất phải là người có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất được bồi thường chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải khấu trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách Nhà nước, người được Nhà nước giao sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng tự ý sử dụng làm đất phi nông nghiệp thì chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp, người được Nhà nước giao sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở nhưng tự ý sử dụng làm đất ở thì chỉ được bồi thường theo giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. (theo Điều 7, Điều 8 Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội).

* Giá bồi thường, hỗ trợ về đất: Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất trồng cây hàng năm theo mức giá quy định tại Quyết định số 150/2007/QĐ-UBND ngày

28/12/2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội:

- Xã Thanh Liệt: 162.000 đ/m2.

* Giá bồi thường về cây hoa màu: Giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu theo mức giá quy định tại thông báo số 936/TB-STC-QLCS ngày 02/10/2008, công văn số 485/STC-BG ngày 31/01/2008 và công văn số 1571/STC-QLCS-HT ngày 10/11/2008 của của Sở Tài chính thành phố Hà Nội về việc Thông báo đơn giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2013.

- Giá bồi thường rau muống chuyên canh: 18.000 đồng/m2.

* Giá bồi thường hỗ trợ về công trình vật kiến trúc trên đất nông nghiệp: Nhà, vật kiến trúc được phép xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường thì được bồi thường theo Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND thành phố về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

* Các chính sách hỗ trợ đối với đất nông nghiệp giao cho hộ:

- Hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp có đủ một trong các điều kiện được bồi thường quy thì được hỗ trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000đ/m2 (Ba mươi ngàn đồng một mét vuông).

- Trường hợp hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp được giao (không phải là đất nhận chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế mà chưa được cấp GCN theo quy định của Luật) theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ hoặc phương án giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật (nơi chưa được giao theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ do có quy hoạch đô thị) khi Nhà nước thu hồi trên 30% đất nông nghiệp (không bao gồm đất nông nghiệp, vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở và đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân xen kẽ trong khu dân cư được giao mà đất đó có đủ một trong các điều kiện được bồi thường quy thì được hỗ trợ:

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm: 162.000 đồng/m2 x 5 lần = 810.000 đồng/m2.

+ Hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất: 1khẩu x 6 tháng x 11.000 đồng/kg x 30kg = 1.980.000 đồng/khẩu.

+ Hỗ trợ bàn giao mặt bằng đúng tiến độ: Nếu hộ bàn giao đất nông nghiệp đúng thời gian được hỗ trợ 3.000 đồng/m2 đất nhưng tối đa không quá 3.000.000đ/ chủ sử dụng đất (Ba triệu đồng cho một chủ sử dụng đất).

b, Đối với đất ở

* Giá đất ở làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ:

Nguyên tắc chung bồi thường về đất ở: người được bồi thường về đất là người có đất hợp pháp, có đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền công nhận. Trường hợp không đủ điều kiện bồi thường thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ điều kiện cụ thể trình Hội đồng thẩm định GPMB tỉnh, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định. Người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ khu Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ khoản tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả Nhà nước.

- Các hộ gia đình, các nhân có đất bị thu hồi sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, vật kiến trúc, được tận thu cây cối, hoa màu, đồng thời giao lại mặt bằng cho chủ dự án quản lý, sử dụng theo quy hoạch của dự án đúng thời gian quy định (không tính chi phí tháo dỡ công trình, chặt hạ cây).

- Trường hợp bị thu hồi đất ở, nếu phần diện tích còn lại quá nhỏ không đảm bảo xây dựng nhà ở thì thực hiện thu hồi hết diện tích để bồi thường, hỗ trợ theo chính sách quy định (người bị thu hồi đất phải có đơn đề nghị và có cam kết thực hiện GPMB bàn giao đất đúng tiến độ).

- Tài sản, công trình, vật kiến trúc, cây, hoa màu được tạo dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà không được có quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì không được bồi thường.

- Việc bồi thường, hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, công khai, dân chủ, thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo phương thức thanh toán bằng tiền một lần cho chủ tài sản hợp pháp theo mức giá được UBND tỉnh phê duyệt.

* Bồi thường, hỗ trợ về đất

Theo Điều 12 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội. Cụ thể:

- Xã Thanh Liệt: vị trí ngoài 200m đường Kim Giang (được tính theo giá vị trí 4 đường Kim Giang và nhân hệ số điều chỉnh giá đất ở K=1,5): 7.776.000 đồng/m2 x 1,5 = 11.664.000đồng/m2.

* Bồi thường, hỗ trợ đối với công trình nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc:

(Theo Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 Quyết định số 108/2009/QĐ- UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội; đơn giá áp dụng theo quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định 35/2011/QĐ-UBND về giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành).

Bảng 2.6. Trích đơn giá một số loại công trình nhà ở

Cấp, loại công

trình


Loại nhà

Đơn giá xây dựng (đồng/m2 sàn xây

dựng)

Cấp

Loại


Nhà cấp IV


1

Nhà 1 tầng, mái ngói hoặc mái tôn, tường 110 bổ trụ (xây gạch hoặc đá ong), tường bao quanh cao >3m (không tính

chiều cao tường thu hồi), không có trần.


1.761.000

3

Nhà 1 tầng, mái bằng (mái BTCT)

3.289.000

4

Nhà 2 - 3 tầng, tường xây gạch, mái bằng (BTCT); hoặc mái

bằng BTCT trên lợp tôn; hoặc mái ngói.

5.167.000

Nhà

cấp III

1

Nhà (4-5) tầng mái bằng BTCT hoặc mái bằng BTCT trên lợp

tôn và móng không gia cố bằng cọc BTCT

5.319.000

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí