Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 6

tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tục thành lập các cơ quan, ủy ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra tòa án.

1.3.2.3. Hàn Quốc

Hàn Quốc thực hiện giải phóng mặt bằng như sau:

- Tiền bồi thường đất đai được giám định viên công cộng đánh giá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình công cộng. Mỗi năm Hàn Quốc cho thi hành đánh giá đất trên 27 triệu địa điểm trên toàn quốcvà 12 chỉ định

470.000 địa điểm làm tiêu chuẩn và thông qua đánh giá của giám định để dựa theo đó hình thành giá quy định cho việc bồi thường. Giá quy định không dựa vào lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sự khách quan trong việc bồi thường.

- Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người có quyền sở hữu đất trong quá trình thương lượng chấp thuận thu hồi đất. Quy trình chấp thuận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai, thương lượng, chấp nhận thu hồi.

- Nhà nước hỗ trợ tích cực về mặt chính sách đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đai cho những người bị mất nơi cư trú do thực hiện công trình công cộng cần thiết của Nhà nước. Đây là công việc có hiệu quả lôi cuốn người dân tự nguyện di dời và liên quan rất nhiều tới việc GPMB.[10]

1.3.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách GPMB ở một số điểm sau:

- Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Hoàn thiện các quy định về công tác định giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường, hỗ trợ GPMB và TĐC nói riêng bằng cách thành lập các đơn vị tư vấn trong việc điều tra, nghiên cứu và xây dựng giá đất ở các tỉnh, thành phố cả

nước để giúp nhà nước xây dựng được một khung giá phù hợp sao cho hài hòa giữa lợi ích của người và lợi ích quốc gia.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 6

- Công khai hoá đầy đủ các thông tin liên quan về dự án cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC cho các hộ dân bị thu hồi được biết, được bàn và kiểm tra. Khi trực tiếp tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật cần phải được cân nhắc kỹ càng, chính xác, thống nhất, điều gì đã hứa với nhân dân thì phải thực hiện cho bằng được, để tạo niềm tin sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Muốn thực hiện được việc này thuận lợi thì khâu chuẩn bị phải luôn được cụ thể, chu đáo và công phu.

- Ngoài khoản tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ trong việc chuyển đổi nghề và tạo công ăn việc sau khi bị thu hồi đất.

1.4. Giải phóng mặt bằng thực hiện dự án

1.4.1. Khái niệm dự án, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án

Dự án là một tập hợp các công việc, được thực hiện bởi một tập thể, nhằm đạt được một kết quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến.

Dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp về kinh tế – tài chính, xây dựng – kiến trúc, kỹ thuật – công nghệ, tổ chức – quản lý để sử dụng hợp lý cấc nguồn lực hiện có nhằm đạt được các kết quả, mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định trong tương lai.

Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.

Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới. Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia và cả của xã hội.

Công tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định đến tiến độ của các dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án. Trong đó đền bù thiệt hại là khâu quan trọng quyết định tiến độ giải phóng mặt bằng.[9]

1.4.2. Các bước giải phóng mặt bằng thu hồi đất thực hiện dự án

1.4.2.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế.

1.4.2.2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

1.4.2.3. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.[9]

1.5. Khái quát kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội

Cùng với việc thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các quận, huyện tích cực thực hiện công tác đền bù GPMB, để bàn giao đất đúng hạn cho nhà thầu, thành phố đã tập trung giúp các địa phương tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai.

Trong năm 2014, có thể nhận thấy rõ sự chuyển biến tại dự án vành đai 2, đoạn Nhật Tân - Cầu Giấy, khu vực đầu tuyến đường kết nối với cầu Nhật Tân. Ngay khi nhận được 100% mặt bằng, các đơn vị thi công nhanh chóng, bảo đảm khi cầu Nhật Tân đi vào sử dụng, đoạn đường từ cầu Nhật Tân đến Xuân La dài 1,8km cũng được thông xe. Những gói thầu tiếp theo của dự án đường vành đai 2 như đoạn từ Xuân La- Bưởi cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Tuyến đường nối cầu Nhật Tân với sân bay quốc tế Nội Bài vào thời gian này năm ngoái, vẫn còn hơn 340 hộ không chịu bàn giao mặt bằng do không chấp thuận phương án đền bù. Khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc ấy, đến nay, tuyến đường đã được thông xe …

Đạt được kết quả ấy là do thành phố đã tập trung chỉ đạo và ưu tiên vốn cho công tác đền bù GPMB. Cụ thể, năm 2014, UBND thành phố đã ứng 700 tỷ đồng từ nguồn quỹ dự trữ tài chính thành phố để tạo nguồn vốn GPMB các dự án, công trình trọng điểm chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2014-2015. Bên cạnh đó, thành phố còn tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại các địa phương bằng cơ chế, chính sách. Với việc ban hành Quyết định số 02/2013/QD-UBND, tiến độ bàn giao đất được đẩy mạnh bởi việc đền bù không theo khung giá ban hành hàng năm của UBND thành phố nữa, mà thông qua đơn vị tư vấn định giá độc lập, nhằm đưa giá đền bù sát với giá thị trường. Đồng thời, áp dụng một số giải pháp nhất thời như vận

dụng chính sách thưởng tiến độ trong mức có thể cho những người chấp hành nghiêm túc yêu cầu của thành phố; xem xét bán nhà tái định cư theo nhu cầu cho từng người có hoàn cảnh cụ thể…, nhằm tạo sự đồng thuận của người dân, đẩy nhanh tiến độ đối với dự án nào đang quá chậm trễ GPMB. Chuẩn bị cho đủ quỹ nhà tái định cư cũng là nhân tố quyết định tới tiến độ thu hồi đất.

Các quận, huyện vừa tăng cường công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động người dân, vừa tiếp tục cải cách hành chính hiệu quả, chuẩn bị các điều kiện cho công tác GPMB theo hướng chủ động. Tăng cường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc đền bù GPMB và xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai và quản lý xây dựng đô thị... Thanh Xuân và Cầu Giấy là hai trong số những đơn vị đạt kết quả tích cực về công tác GPMB trong năm 2014. Trên địa bàn quận Thanh Xuân có các dự án quan trọng được triển khai mạnh mẽ trong năm qua là tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường vành đai 2 (Ngã Tư Sở- Ngã tư Vọng) và dự án thoát nước Hà Nội – giai đoạn II, dự án xây dựng đường và hệ thống thoát nước tổ 27A - 27B phường Hạ Đình. Quận đã điều tra khảo sát, xây dựng và phê duyệt được 543 phương án với diện tích đất thu hồi là 360.455m2 và giải ngân được hơn 715 tỷ đồng.

Đối với quận Cầu Giấy, quận đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành công tác GPMB của 13 dự án với 40,5ha. Trong đó, 7 dự án với 14,9ha đã xong toàn bộ và bàn giao cho chủ đầu tư triển khai thi công; 6 dự án với 25,6ha đã phê duyệt xong phương án, đang thực hiện chi trả tiền, dự kiến chuẩn bị bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Tính đến ngày 31-12-2015, UBND các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho hơn 17.400 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; chi trả hơn 4.735,5 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ; bố trí TĐC cho 1.064 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở; thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng hơn 722,85ha đất tại 1.263 dự án (trong đó đã có 142 dự án hoàn thành toàn bộ công tác GPMB và 16 dự án hoàn thành theo phân kỳ đầu tư).

Năm 2016, trên địa bàn thành phố phải thực hiện 1.153 dự án, trong đó có 687 dự án thu hồi đất mới năm 2016, còn lại 267 dự án đã cắm mốc GPMB đang hoàn thiện thu hồi đất và 199 dự án chưa thực hiện được trong năm 2015 phải chuyển tiếp sang. Theo báo cáo của Cục Thống kê Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2016, Thành phố Hà Nội triển khai một số dự án lớn như dự án đường vành đai 1 đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái, dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn-ga Hà Nội và dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2.

- Dự án đường vành đai I đoạn Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái: Công tác GPMB cơ bản đã hoàn thành, hiện còn 3 hộ dân chưa bàn giao, chủ đầu tư đang phối hợp với UBND quận tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất. Dự kiến sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu trong quý II. Các gói thầu xây dựng của dự án thực hiện được trên 80% khối lượng xây lắp và đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công đồng bộ trên công trường để hoàn thành toàn bộ dự án đưa vào khai thác.

- Dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn – Ga Hà Nội: Gói thầu CP04 - Hạ tầng kỹ thuật Depot, hiện đã thi công được 90% khối lượng công việc và chủ đầu tư đang làm thủ tục đóng gói thầu. Các gói thầu xây dựng khác đoạn tuyến trên cao vẫn đang thi công và đạt tiến độ đề ra. Gói thầu hầm và các ga ngầm đang được chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khởi công vào cuối Tháng 4 này. Công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ cho việc thi công phần ngầm đang được triển khai và thực hiện.

- Đối với dự án thoát nước Hà Nội (giai đoạn 2) đã có 7/16 gói thầu hoàn thành công tác thi công, bàn giao để đưa vào sử dụng. Hiện dự án đang gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng do dự án trải dài trên 8 quận huyện và chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành.[6]

Chương 2 - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư khu vực nghiên cứu

2.1.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Trì là huyện nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội có toạ độ địa lý nằm trong khoảng: Từ 20°53’40’’ đến 21°00’20’’ vĩ độ Bắc và từ 105°47’14’’ đến 105°54’18’’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:

Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;

Phía Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; Phía Đông giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp quận Thanh Xuân và quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Huyện có chiều dài theo hướng Bắc Nam khoảng 8km, chiều rộng theo hướng Đông Tây khoảng 10 km; diện tích tự nhiên là 6.292,71 ha, bao gồm 16 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 15 xã); dân số bình quần năm 2010 có 198.398 nghìn người, mật độ dân số trung bình 3.153 người/km2 (mật độ dân số trung bình của thành phố là 3.452,7 người/km2).[5]

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thanh Trì là vùng đất trũng ven đê nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội, có độ sâu trung bình từ 4,2m đến 5,5m, thấp nhất là 2,8 m, cao nhất là 10 m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây; Thanh Trì có các dạng địa hình sau:

Bãi bồi cao của sông: là đổng bằng phù sa, nằm phía trong của đê và chiếm một diện tích lớn ở Thanh Trì. Thành phần vật chất là cát, cát pha, bột, sét pha và sét. Bề mặt tương đối thoải, có độ cao tuyệt đối 3 - 6 m; bề mặt có những gò nổi cao, trũng thấp, những dấu tích lòng sồng cổ, hổ móng ngựa.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí