Diễn Biến Lượng Khách Du Lịch Đến Hà Nội Giai Đoạn 2009 - 2013 Đv Tính: Lượt Khách (1000 Người)

Bảng 2.5 Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 Đv tính: Lượt khách (1000 người)

ST T

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Tăng trưởng

2009- 2013

1

Lượng khách du

lịch

10.250

12.300

14.960

15.884

18.300

1,78 lần


Khách nước

ngoài

1.050

1.700

1.990

2.150

2.750

2,42 lần

1.1

Khách nước

ngoài có lưu trú


1.050


1.228


1.410


1.550


1.610

1,53 lần

1.2

Khách trong

nước


9.200


11.072


13.550


14.334


16.690

1,71 lần

2

Cơ cấu trong tổng số khách

2.1

Khách nước

ngoài


10,24%


13,82%


14,39%

14,47

%


13,93%

1,36 lần

2.2

Khách trong

nước


89,75%


86,17%


85,60%

85,52

%


86,06%

0,95 lần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 - 6

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội)

- Khách du lịch quốc tế.

Hà Nội là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất của cả nước. Năm 2010, cùng với thắng lợi của sự kiện kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đón được 1,7 triệu lượt khách quốc tế.

Về mục đích du lịch của khách du lịch quốc tế: khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích trong đó chủ yếu là du lịch hội thảo, hội nghị (tăng mạnh trong vài năm trở lại đây), du lịch văn hoá, lịch sử; lễ hội, du lịch tham quan thắng cảnh, làng nghề. Khách du lịch đến Hà Nội và các vùng phụ cận thông qua Hà Nội theo các mục đích trên chiếm trên 75% tổng số khách. Khách du lịch theo mục đích thương mại chiếm gần 25% tổng số khách.

Có 10 thị trường có số khách quốc tế đứng đầu về lượng khách đến Hà Nội gồm Trung Quốc, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore. [27]

- Khách du lịch nội địa:

Thủ đô Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng khách trung bình chiếm 15% tổng lượng khách du lịch hàng năm của cả nước. Tốc độ tăng trưởng khách nội địa tăng ổn định, giai đoạn năm 2009-2013 khoảng 12,6%/năm. Năm 2009 đón 9,2 triệu lượt khách; năm 2010 đón được 12,9 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 1,3 lần.

Khách nội địa đến Hà Nội để đi du lịch trên địa bàn thành phố và thông qua Hà Nội để đi du lịch ở các tỉnh lân cận như tham quan di tích lịch sử văn hóa; du lịch lễ hội; du lịch hội nghị, hội thảo; thăm thân; du lịch thương mại; nghỉ dưỡng, tham quan danh thắng...

Về thời gian lưu trú trung bình của khách: đối với khách du lịch quốc tế thời gian lưu trú trung bình là 2,1 ngày; khách nội địa khoảng 1,6 ngày. [26]

Lượng khách du lịch đến với Hà Nội chiếm trung bình 42-45% tổng lượng khách đến với toàn vùng đồng bằng sông Hồng và luôn cao hơn so với các trọng điểm du lịch khác. Tốc độ tăng trưởng về thị trường khách nội địa và quốc tế cao. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của du lịch Hà Nội, đồng thời cũng khẳng định vị trí, vai trò đầu tàu của Hà Nội trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam.

Như đã đề cập ở phần cơ sở lý luận, hiệu quả công tác khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trước tiên được đánh giá thông qua tiêu chí về số lượng du khách tham quan và sử dụng loại hình du lịch văn hóa. Theo đó, trên địa bàn Hà Nội, số lượng du khách thăm quan và sử dụng các loại hình du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng được tổng hợp trong Bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.6 Biến động tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013



Chỉ tiêu

2010 – 2009

2011 – 2010

2012 – 2011

2013 – 2012

+/-

%

+/-

%

+/-

%

+/-

%

Tổng lượng

khách du lịch


1,2


20


1,1


13,4


1,1


13,7


1,1


15,2

Khách du lịch

nội địa


1,21


21,8


0,96


22,3


1,21


22,7


1,19


21,5

Khách du lịch

quốc tế


1,09


19,6


1,17


17,0


1,08


10,8


1,27


27,9


Theo số liệu Bảng 2.6 ta có thể nhìn nhận những biến động trong tổng lượt khach lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 bằng số liệu.

Như vậy, tổng lượt khách du lịch nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 tăng trong cả giai đoạn. Mặc dù tốc độ tăng có giảm dần từ năm 2010 đến năm 2013, nhưng xét tình hình chung, các con số thống kê ghi nhận sự tăng trưởng trong tồng lượt khách du lịch nội địa đến Hà Nội.

Từ Bảng 2.5, ta cũng có Hình 2.1 dưới đây biểu diễn những biến động trong tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013.

Biến động trong lượt khách du lịch đến với Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013

20

18.5

16.5

15

12.3

13.44

14

Triệu lượt 10


5


0

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng lượt khách


Từ Bảng 2.5, ta có Bảng 2.7 dưới đây biểu diễn cơ cấu lượt khách sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn giai đoạn 2009 – 2013.

Bảng 2.7. Cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng lượt khách tham quan và sử

dụng các loại hình du lịch

100%

100%

100%

100%

100%

Du lịch văn hóa, lịch sử

30,91

31.26

31,14

32,02

33,31

Du lịch MICE

9,32

10,06

9,01

9,60

10,22

Du lịch sinh thái

4,24

4,45

4,01

4,63

5,03

Du lịch làng nghề - phố nghề

20,96

21,16

20,44

21,01

22,42

Du lịch thể thao

6,35

7,63

6,96

7.33

8,02

Khác

28,22

25,04

28,44

25,41

21

Nguồn: Số liệu Sở Văn hóa , Thể thao và du lịch Hà Nội

Thông qua Bảng 2.7, có thể thấy:

- Du lịch văn hóa, lịch sử

Trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, năm 2009, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử là 30.91%, tăng lên 31,26% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 31,14%, năm 2012 là 32,02% và năm 2013 là

33,31 %.

- Du lịch MICE

Năm 2009, trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch MICE là 9,32%, tăng lên 10,06% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 9,01%, năm 2012 là 9,60% và năm 2013 là 10,22 %.

- Du lịch sinh thái

Trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, năm 2009, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các

sản phẩm du lịch sinh thái là 4,24%, tăng lên 4,45% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 4,01%, năm 2012 là 4,63% và năm 2013 là 5,03%.

- Du lịch làng nghề - phố nghề


Năm 2009, trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch làng nghề - phố nghề là 20,96%, tăng lên 21,16% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 20,44%, năm 2012 là 21,01% và năm 2013 là

22,42 %.

- Du lịch thể thao

Trong cơ cấu lượt khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội, năm 2009, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch thể thao là 6,35%, tăng lên 7,63% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 6,96%, năm 2012 là 7,33% và năm 2013 là 8,02 %.

- Loại hình du lịch khác

Năm 2009, phần trăm tỷ trọng số lượng lượt khách sử dụng các sản phẩm du lịch khác là 28,22%, tăng lên 25,04% năm 2010. Sang năm 2011, tỷ trọng này là 28,44%, năm 2012 là 25,41% và năm 2013 là 21%.

Như vậy, có thể thấy cơ cấu khách du lịch sử dụng các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn này có mức tăng đều từ năm 2009 – 2013, biểu hiện ở tỉ trọng cơ cấu khác hàng năm và tỉ lệ khách du lịch sử dụng các loại hình du lịch khác giảm dần.

Đặc biệt, năm gần đây nhất, 2014, tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,5 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế đạt mốc 3 triệu lượt người, tăng 16% so với năm trước, tăng 200.000 lượt khách so với kế hoạch năm. Điều này cho thấy, có sự tăng trưởng mạnh trong tổng lượt khách quốc tế đến Hà Nội. Theo thống kê, khách nội địa đến Hà Nội đạt tới 15,5 triệu lượt người, tăng 11% so với năm trước, tăng 100.000 lượt khách so với kế hoạch năm.

Thông qua những phân tích và đánh giá về số lượng lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013, có thể thấy:

Thứ nhất, tổng số lượng lượt khách du lịch đến Hà Nội tăng trưởng mạnh trong suốt giai đoạn 2009 – 2013, xét cả về lượng khách quốc tế và khách nội địa.

Thứ hai, tổng số lượng lượt khách du lịch sử dụng các gói sản phẩm du lịch từ du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch MICE, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề - phố nghề, đến du lịch thể thao và các loại hình du lịch khác đều tăng lên trong suốt giai đoạn.

Thứ ba, trong cơ cấu lượt khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013, phân theo loại hình du lịch, du lịch văn hóa – lịch sử chiếm tỷ trọng gần 80%. Đây là con số khá cao. Điều này cho thấy: Loại hình du lịch văn hóa là loại hình du lịch được Thành phố quan tâm phát triển hàng đầu.

Thứ tư, xét về loại hình du lịch văn hóa – lịch sử, tổng lượt khách sử dụng loại hình này tăng đều, ổn định đồng thời chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượt khách du lịch đến Hà Nội. Như vậy, kết quả phát triển du lịch văn hóa – lịch sử tại Hà Nội về cơ bản đã đạt được những kết quả tốt, và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công này nằm ở hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa Hà Nội trong những năm qua.

* Sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa

Tiêu chí thứ 2 được sử dụng để đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa Hà Nội là sự thỏa mãn của khách hàng với các gói sản phẩm du lịch văn hóa. Tiêu chí này sẽ được làm rõ trong phần 2.4.2 của luận văn này.

Bảng 2.8. Đánh giá của các khách hàng sử dụng sản phẩm du lịch văn hóa tại Hà Nội về các nội dung liên quan đến hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa

Đơn vị tính: %

Tiêu chí

Văn Miếu




Hồ Gươm

Lăng Bác



(1)

(2)

(3)

(1)

(2)

(3)

(1)

(2)

(3)

Nội dung tham quan

9,7

0,0

90,3

3,8

3,8

92,3

11,1

0,0

88,9

Đáp ứng nhu cầu

19,4

0,0

80,6

7,7

3,8

88,5

11,1

3,7

85,2

Nhân viên

6,5

0,0

93,5

11,5

7,7

80,8

7,4

0,0

92,6

Lối đi

6,5

3,2

90,3

7,7

0,0

92,3

11,1

3,7

85,2

Giao thông

9,7

3,2

87,1

7,7

3,8

88,5

11,1

7,4

81,5

An ninh

6,5

3,2

90,3

3,8

3,8

92,3

7,4

3,7

88,9

An toàn thực phẩm

3,2

0,0

96,8

3,8

3,8

92,3

7,4

7,4

85,2

Môi trường

9,7

3,2

87,1

7,7

3,8

84,6

3,7

3,7

92,6

Giá vé

12,9

0,0

87,1

3,8

3,8

92,3

3,7

3,7

92,6

lưu trú

6,5

0,0

93,5

3,8

3,8

92,3

7,4

0,0

92,6

Nguồn: Qua thống kê bảng hỏi – tháng 10/2015

Trong đó: (1): Không quan tâm; (2): Không hài lòng; (3): Hài lòng và rất hài lòng.

Như vậy, từ bảng 2.8 ta có thể phân tích về mức độ hài lòng và không hài lòng của khách thăm quan như sau:

- Mức độ hài lòng và rất hài lòng của khách du lịch tại ba điểm khảo sát chiếm tỉ lệ đa số trong các mức đánh giá của phiếu khảo sát.

Nhìn chung ở ba điểm nghiên cứu, đều nhận được mức độ hài lòng và rất hài lòng ở tất cả các hạng mục điều tra, với số phiếu lên đến trên 80%. Như vậy có thể nói, hầu hết khách du lịch đến thăm quan tại điểm nghiên cứu này đã có những phản hồi và đánh giá tích cực về các điểm du lịch, Đặc biệt tại Văn Miếu, trên 90% các du khách được hỏi đều cho ý kiến hài lòng về nội dung thăm quan, nhân viên phục vụ, đường đi lối lại, an ninh, an toàn thực phẩm và lưu trú tại điểm nghiên cứu.

Tương tự như vậy có thể thấy tại điểm thăm quan Hồ Gươm có 92,3% khách được hỏi hài lòng và rất hài lòng ở từng tiêu chí về nội dung tham quan, an ninh, giao thông, dịch vụ lưu trú và giá vé. Tuy nhiên ở khu vực Hồ Gươm, số

lượng khách du lich hài lòng với nhân viên phục vụ chỉ đạt 80,8% khi so sánh với hai điểm du lịch là Văn Miếu và Lăng Bác.

Ở khu vực Lăng Bác, mức độ hài lòng của khách du lịch được thấy rõ ở các tiêu chí Môi trường, Giá vé và dịch vụ lưu trú.

Cụ thể, ở Văn Miếu Quốc tử giám có 96,8% khách được hỏi hài lòng về an toàn thực phẩm, 93,5% hài lòng và rất hài lòng về đội ngũ nhân viên và 93,5% hài lòng về dịch vụ lưu trú. Ở di tích Hồ Gươm có 92,3% khách được hỏi hài lòng và rất hài lòng trong từng tiêu chí nội dung tham quan, lối đi,giao thông, giá vé và dịch vụ lưu trú.Ở cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có 92,6% khách được hỏi hài lòng và rất hài lòng về các tiêu chí đội ngũ nhân viên, an ninh, giá vé và dịch vụ lưu trú.

- Mức độ không hài lòng của khách du lịch tại ba cụm di tích được khảo sát: thực tế chỉ có dưới 10% khách được hỏi thể hiện mức độ không hài lòng. Mặc dù số du khách không hài lòng ít, nhưng có thể chỉ ra số khách không hài lòng này tập trung ở khu vực Lăng Bác và Văn Miếu. Sự không hài lòng của khách du lịch chủ yếu tập trung vào các tiêu chí về nhân viên phục vụ tại Hồ Gươm và an toàn thực phẩm và giao thông tại khu vực điểm Lăng Bác. Cụ thể, ở khu vực Văn Miếu có 3,2% khách du lịch được hỏi không hài lòng về lối đi, giao thông và an toàn thực phẩm tại điểm du lịch này. Ở khu vực Lăng Bác có 7,4% khách được hỏi không hài lòng về giao thông và an toàn thực phẩm. Ở Hồ Gươm có 7,7% khách được hỏi không hài lòng về chất lượng đội ngũ nhân viên.

- Mức độ không quan tâm đến các tiêu chí đánh giá chất lượng điểm di lịch tại ba điểm khảo sát: Nhìn chung, mặc dù mức độ không quan tâm của du khách đến từng tiêu chí đánh giá không nhiều, ở tất cả các điểm nghiên cứu, tỷ lệ trả lời không quan tâm nhỏ hơn 20% tổng số phiếu điều tra. Nhưng cũng có thể thấy rõ, tỷ lệ này tập trung nhiều ở tiêu chí đáp ứng nhu cầu và giá vé ở khu vực Văn Miếu. Cụ thể Ở Văn Miếu và cụm di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/03/2023