Mạng Lưới Các Điểm Quan Trắc Môi Trường Nước

gây bệnh (pathogen), trong đó E.coli là chỉ thị thường dùng nhất vì đặc trưng cho môi trường bị nhiễm phân và dễ xác định trong điều kiện thực địa.

Động vật đáy không xương sống được sử dụng như chỉ thị sinh học để đánh giá ô nhiễm môi trường nước do các nguyên nhân:

Động vật đáy (ốc, hến, nghêu, sò, …) được sử dụng làm chỉ thị sinh học trong quan trắc ô nhiễm nước vì:

- Tương đối phổ biến trong sông, hồ và đa dạng về loài. Sự phát triển của chúng đặc trưng cho điều kiện thuỷ văn, cấu trúc nền đáy và chất lượng nước.

- Tương đối cố định tại đáy sông, hồ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi liên tục của chất lượng nước và chế độ thuỷ văn trong ngày.

- Thời gian phát triển khá lâu (vài tuần đến vài tháng).

- Dễ thu mẫu, dễ phân loài.

Động vật đáy không xương sống được sử dụng như chỉ thị sinh học để đánh giá ô nhiễm môi trường nước do các nguyên nhân:

- Ô nhiễm hữu cơ dẫn tới suy giảm ôxy hoà tan

- Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng

- Ô nhiễm do kim loại nặng và hoá chất BVTV

- Ô nhiễm do các tác nhân này sẽ làm thay đổi quần thể động vật đáy.

Ngoài ra, việc ô nhiễm do kim loại nặng, hoá chất BVTV còn được phát hiện dễ dàng qua việc xác định tồn lưu các hoá chất này trong động vật đáy.

Nhiều quốc gia ở Châu Âu đang sử dụng chỉ số quan trắc sinh học BMWP (Biological Monitoring Working Party) để đánh giá chất lượng nước. Hệ thống chỉ số BMWP chính là sự xác định số loài và phân bố của động vật đáy không xương sống để phân loại mức độ ô nhiễm nước.

• Sinh vật phù du (sinh vật trôi nổi)

Một số sinh vật trôi nổi (plankton) có khả năng chỉ thị ô nhiễm do nguồn nước do:

- Ô nhiễm hữu cơ (gây kiệt ôxy hoà tan)

- Phú dưỡng hoá

- Ô nhiễm do hoá chất độc (kim loại nặng, hoá chất BVTV, hydrocacbon đa vòng,…)

- Ô nhiễm do dầu mỡ.

Chỉ thị sinh học là công cụ giản đơn nhưng có hiệu quả cao trong quan trắc chất lượng nước và đánh giá tác động đến môi trường nước ở tất cả các địa phương. Tuy nhiên ở từng lưu vực hệ thống chỉ thị sinh học đặc thù cần được nghiên cứu, tổng kết và áp dụng.

5. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước

Trong quản lý và xây dựng tiêu chuẩn môi trường nước được chia thành 3 đối tượng chủ yếu sau đây: Nước mặt: nước sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao... Nước ngầm: nước ở dưới mặt đất. Nước biển ven bờ: nước biển ven bờ, các vịnh, các áng, các đầm, phá ven bờ...

* Tiêu chuẩn nước mặt

- Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt

Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt là các giới hạn tối đa cho phép sự tồn tại các chất ô nhiễm trong nước mặt, được đặt ra để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sự cân bằng sinh thái và môi trường sống, nói chung. Để xây dựng tiêu chuẩn và quản lý chất lượng nước xung quanh đối với môi trường nước mặt, người ta phân loại nước mặt theo yêu cầu sử dụng thành: nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định), loại này được ký hiệu là nước loại A; nước mặt dùng cho các mục đích khác, như tắm, rửa, vui chơi giải trí, thể thao, giao thông... loại này được ký hiệu là nước loại B; và loại nước dùng cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Tuy vậy, trong thực tế, một vực nước hay một đoạn sông có thể có nhiều yêu cầu sử dụng đồng thời, như là dùng làm nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước tưới nông nghiệp, cấp nước công nghiệp, phát điện, ngư nghiệp, giao thông và giải trí, thẩm mỹ v.v.., thì cần phải xác định tiêu chuẩn với yêu cầu sử dụng có chất lượng cao nhất làm chuẩn mực.

Ngoài các tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh quy định chung cho mọi vực nước, người ta có thể có các quy định tiêu chuẩn bổ sung cho các vực nước, hay các nguồn nước mặt ở các địa phương có đặc thù riêng.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008/BTNMT được ban hành năm 2008, quy định các giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường nước tối đa của 32 thông số phân biệt đối với nguồn nước mặt loại A và loại B.

- Tiêu chuẩn nước thải chảy vào môi trường nước mặt

Tiêu chuẩn nước thải quy định giá trị giới hạn các thông số ô nhiễm và nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt... (gọi chung là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt), tiêu chuẩn này chính là dùng để kiểm soát mức độ ô nhiễm và tính chất của nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi thải đổ vào các vực nước. Tiêu chuẩn xả thải chất ô nhiễm là một quy định nhằm kiểm soát sự xả thải các chất ô nhiễm để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh.

Ngày 28 tháng 12 năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Theo QCVN 40:2011/BTNMT, giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp (giá trị C) được phân thành 2 cột: A, B. Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.

- Các loại giấy phép

Ở các nước, những người xả nước thải công nghiệp và thành thị đều cần phải có giấy phép của cơ quan quản lý về hệ thống loại bỏ xả thải ô nhiễm quốc gia mới

được phép xả nước thải vào các vùng nước. Để được cấp giấy phép của cơ quan quản lý yêu cầu người xả thải phải đạt được những giới hạn nước thải dựa trên công nghệ xử lý nước thải của từng nhà máy, xí nghiệp hoặc xử lý thứ cấp đối với nước thải chung của đô thị.

* Tiêu chuẩn chất lượng nước biển

Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ: QCVN 10:2008/BTNMT. Quy chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ và dùng để đánh giá chất lượng nước của các vùng nước biển ven bờ.

Theo QCVN 10:2008/BTNMT, nước biển ven bờ được được phân thành 3 loại sử dụng: Vùng bãi tắm, thể thao dưới nước; Vùng nuôi thủy sản, bảo vệ thủy sinh và các nơi khác. Ứng với mỗi loại nước biển ven bờ sẽ có giá trị giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau.

- Tiêu chuẩn nước thải chảy vào nước biển ven bờ

Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trong đó có quy định hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải là Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng Kq = 1; Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp dụng Kq = 1,3.

1.3. Hiện trạng môi trường nước

1.3.1. Mạng lưới quan trắc

- Mạng lưới quan trắc môi trường nước tại khu vực nghiên cứu bao gồm: 10 điểm quan trắc, các thông số quan trắc và phân tích gồm: Nhiệt độ, pH, DO, TSS, COD, As, Cd, Pb, Mn, Fe, Hg, Dầu mỡ, Coliform.

- Vị trí quan trắc được thống kê chi tiết trong bảng 1.5 dưới đây

Bảng 1.5. Mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước



STT

Kí hiệu


Vị trí quan trắc

Toạ độ

X

Y

1

N1

Trạm xử lý nước thải Hà Khẩu

2321632

420514

2

N2

Nước qua cầu K67 - Cao Xanh

2320967

431188

3

N3

Khu công nghiệp Cái Lân

2320780

425212

4


N4

Sông Diễn Vọng tại cửa xả nhà máy nhiệt

điện Quảng Ninh

2324685

435755

5


N5

Khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

phường Hà Khánh

2325091

436359

6

N6

Sau chợ Hòn Gai

231302

430402

7


N7

Giữa kênh thoát nước của Hà Khánh và Hệ

thống xuất hàng của xi măng Hạ Long

232670

430240

8


N8

Nước thải Nhà máy xử lý nước thải Hà

Khánh

2320462

432223

9

N9

Nước biển ven bờ cảng Làng Khánh

2325156

436482

10


N10

Nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục - Cầu Bãi

Cháy

2318862

428763

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.3.2. Hiện trạng một số chỉ tiêu môi trường nước

Các thông số ô nhiễm môi trường được phân tích trên cơ sở kết quả quan trắc môi trường định kỳ của các quý trong năm 2012.

1. Độ chua pH

- Đối với nước thải từ KCN, trạm xử lý nước thải: Tại các điểm quan trắc, độ pH ổn định, các kết quả đo được dao động trong khoảng 6,3 - 8,1 nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT ( 5,5 < pH< 9.5).


Hình 1 1 Giá trị pH tại một số điểm quan trắc Đối với nước biển ven 1

Hình 1.1: Giá trị pH tại một số điểm quan trắc

- Đối với nước biển ven bờ: Nước biển ven bờ tại cảng Làng Khánh có giá trị từ 7,81 - 8,04, nằm trong QCVN 10:2008/BTNMT về chất lượng nước biển ven bờ. Độ pH trong năm có sự biến đổi theo mùa, vào mùa mưa giá trị pH có xu hướng cao hơn so với mùa khô do ảnh hưởng của dòng chảy xung quanh. Ngoài ra, tại hai điểm quan trắc tại điểm N2 và N7 cũng cho thấy giá trị pH không có dấu hiệu bị ô nhiễm

Hình 1 2 Giá trị pH một số mẫu nước biển ven bờ Như vậy các điểm quan 2

Hình 1.2: Giá trị pH một số mẫu nước biển ven bờ

Như vậy, các điểm quan trắc đều có giá trị pH nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN và không bị ô nhiễm axit hay kiềm.

2. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS)

Kết quả quan trắc tại một số vị trí xung quanh vịnh cho thấy: nhìn chung nước biển ven bờ tại khu vực nghiên cứu ít bị ảnh hưởng bởi nước thải từ các hoạt động phát triển xung quanh, nhưng tại một số cảng vận chuyển than và xi măng ở phía Đông vịnh có hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt quá QCVN 10:2008/BTNMT.

- Ảnh hưởng của nước thải đối với nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục: Các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực ven bờ vịnh Cửa Lục cũng góp phần ảnh hưởng đến độ đục tại khu vực này. Kết quả quan trắc nước thải tại một số cơ sở sản xuất, trạm xử lý nước thải cho thấy, nước thải sau khi được xử lý có chất lượng tốt, hàm lượng TSS trong nước thải tại các điểm quan trắc đều nhỏ hơn 100 mg/l theo QCVN 40:2011/BTNMT về chất lượng nước thải. Do đó, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục là không cao.

Hình 1 3 Hàm lượng TSS trong nước thải của một số cơ sở sản xuất Nước 3

Hình 1.3: Hàm lượng TSS trong nước thải của một số cơ sở sản xuất

- Nước biển ven bờ: Kết quả quan trắc một số mẫu nước biển ven bờ xung quanh vịnh Cửa Lục cho thấy, có 2/4 mẫu quan trắc có dấu hiệu bị ô nhiễm với hàm lượng TSS nằm trong khoảng 54 - 71 mg/l. Các mẫu ô nhiễm chủ yếu bị ảnh hưởng bởi hoạt động vận chuyển than và xi măng. Đối với mẫu “nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục - Cầu Bãi Cháy” và mẫu “nước qua cầu K67 - Cao xanh” không có dấu

hiệu ô nhiễm chất rắn lơ lửng, hàm lượng TSS lần lượt dao động trong khoảng 5 - 10 mg/l và 19 - 32 mg/l, nhỏ hơn nhiều so với QCVN 10:2008/BTNMT.

Hình 1 4 Hàm lượng TSS trong một số mẫu nước biển ven bờ Vịnh Cửa Lục 3 4

Hình 1.4: Hàm lượng TSS trong một số mẫu nước biển ven bờ Vịnh Cửa Lục

3. Hàm lượng oxy hóa học (COD)

Đối với các loại nước thải công nghiệp, nước thải sản xuất, hàm lượng COD có giới hạn 150 mg/l. Kết quả quan trắc một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục cho thấy, hàm lượng COD trong nước thấp hơn nhiều lần so với QCVN 40:2011/BTNMT. Như vậy, có thể nhận thấy tác động, ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp đến vịnh là không đáng kể.

Bảng 1.6: Hàm lượng COD trong nước thải của một số cơ sở sản xuất xung quanh vịnh Cửa Lục


STT


Vị trí quan trắc

COD (mg/l))

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

1

N1

3.3

4

5.4

4

3

N3

2.78

3.5

6.5

5

4

N4

3.4

5.4

5.2

4.3

5

N5

6.7

6.4

7.6

5

6

N6

3.2

3.6

3.5

3.3

8

N8

4.2

4.2

5.6

4.2

QCVN 40:20011/BTNMT – B

150

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí