Khái niệm về môi trường và môi trường bị ô nhiễm nêu trong Luật bảo vệ môi trường được tác giả sử dụng trong luận văn. Các định nghĩa khác không mâu thuẫn định nghĩa đã nêu, mà chỉ làm rò hoặc mở rộng không gian và đối tượng nghiên cứu.
3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Môi trường nước nằm trong nhóm môi trường tự nhiên. Các hoạt động gây ô nhiễm nước bao gồm: các hoạt động tự nhiên và hoạt động nhân tạo.
a. Các nguồn Ô nhiễm nước do tự nhiên
Ô nhiễm nước do tự nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão... hoặc do các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, bị vi sinh vật phân hủy thành các chất hữu cơ rồi bị rửa trôi vào các thủy vực. Các hoạt động lý – hóa có thể bào mòn các mỏ khoáng hình thành tự nhiên và các quá trình địa chất có thể đưa các chất ô nhiễm ngấm vào lòng đất, sau đó đi vào nước ngầm. Lụt lội có thể cuốn theo nhiều chất ô nhiễm khác nhau từ vùng đô thị, nông thôn, khu canh tác nông nghiệp,... vào các sông, suối, ao, hồ,... và do vậy, gây ô nhiễm các thủy vực nước ngọt. Các nguyên nhân tự nhiên gây ô nhiễm có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và do đó không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước (CLN). Hầu hết các nguồn gây ô nhiễm nước do tự nhiên đều là các nguồn dễ dàng xác định được vị trí và đặc điểm của chúng.
b. Các nguồn ô nhiễm nước nhân tạo
Các nguồn ô nhiễm nước nhân tạo thường là các nguồn ô nhiễm điểm (point sources) như: nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị và nước thải công nghiệp từ các hoạt động phát triển sản xuất , khai thác tài nguyên và sinh sống của con người.
* Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater).
Nước thải sinh hoạt (NTSH) phát sinh từ các hộ gia đình, khách sạn, cơ quan công sở, trường học, chứa các chất thải từ quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của NTSH là các chất hữu cơ dể bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein…), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất thải rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất ô
nhiễm (tính trên một người trong một ngày) là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải các chất ô nhiễm càng cao.
* Nước thải đô thị (municipal wastewater)
Nước thải đô thị (NTĐT) là nước thải do sự cộng gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở thương mại, dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, bệnh viện…), công nghiệp trong khu đô thị và nước chảy tràn (nước mưa,…). NTĐT thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị lớn có hệ thống cống thải và khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng sẽ trở thành NTĐT và chảy vào đường cống.
* Nước thải công nghiệp (industrial wastewater).
Nước thải công nghiệp (NTCN) phát sinh từ khu chế xuất, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, chế biến thủy thủy , hải sản,sản phẩm nông nghiệp… Khác với NTSH và NTĐT, NTCN không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Thông thường, NTCN chứa nhiều chất ô nhiểm nguy hiểm hơn NTSH và NTĐT như các kim loại độc (Hg, Cd, Pb, Cu, Ni, Cr, As) và các chất hữu cơ nguy hiểm.
Trong nhiều trường hợp, người ta tách riêng nước thải y tế và coi nó là nước thải nguy hại. Nước thải từ các cơ sở y tế gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, từ các nhà vệ sinh khu giặt là, từ việc làm vệ sinh phòng,… Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Ngoài ra, nước thải y tế có thể chứa các phế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ,… được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.
4. Các chất chỉ thị môi trường nước
a. Chỉ thị hoá lý
Muốn lựa chọn thông số chỉ thị chất lượng nước cần phải hiểu bản chất nguồn gây ô nhiễm và các tác động chính. Các tác động chính do các nguồn ô nhiễm được tổng hợp trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các tác động của một số nguồn gây ô nhiễm
Tác động chính lên chất lượng nước | |
Chất thải sinh hoạt bao gồm nước thải và chất | - Ô nhiễm do chất hữu cơ thải rắn - Phú dưỡng hoá (Eutrophication) - Ô nhiễm do vi khuẩn |
Nước thải công nghiệp từ các ngành công nghiệp phổ biến - Chế biến thực phẩm, công nghiệp nước giải khát | - Ô nhiễm do chất hữu cơ - Ô nhiễm do chất dinh dưỡng - Gây đục, chất rắn lơ lửng - Mùi, màu |
- Công nghiệp hoá dầu | - Ô nhiễm do chất hữu cơ - Gây đục - Dầu mỡ - Ô nhiễm đặc biệt (phenol, PAH, các kim loại nặng) |
Nông nghiệp - Sử dụng phân bón | - Phú dưỡng hoá - Ô nhiễm đặc biệt (thuốc BVTV) - Chua hoá (axit hoá) - Gây đục, chất rắn - Ô nhiễm do vi khuẩn, ô nhiễm chất hữu cơ |
Nước mưa chảy tràn | - Gây đục, ô nhiễm do chất hữu cơ, phú dưỡng, ô nhiễm do vi khuẩn, ô nhiễm đặc biệt |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - 1
- Đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - 2
- Mạng Lưới Các Điểm Quan Trắc Môi Trường Nước
- Hàm Lượng Cod Tại Một Số Mẫu Nước Biển Ven Bờ Vịnh Cửa Lục
- Hàm Lượng Coliform Tại Một Số Mãu Nước Biển Ven Bờ
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Ngoài ô nhiễm gây ra do hoạt động của con người các yếu tố tự nhiên như xâm nhập mặn, lan truyền nước chua phèn, xói lở, cũng gây tác động lớn đến chất lượng nước. Từ nhận định trên về nguồn gây ô nhiễm ta có thể nêu ra các tác nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu trong sông, rạch Việt Nam là: Các chất hữu cơ; Các chất dnh dưỡng; Độ đục, chất rắn lơ lửng; Độ chua; Độ mặn; Dầu mỡ; Vi khuẩn; Các
chất ô nhiễm đặc biệt chủ yếu là kim loại nặng, phenol và các thuốc trừ sâu (ở một số vùng cụ thể).
Do đó các thông số hoá, lý, vi sinh đề xuất trong bảng 1.2 được xem là thông số chỉ thị để nghiên cứu ĐTM và quan trắc, đánh giá chất lượng nước.
Bảng 1.2. Các thông số chỉ thị để đánh giá ô nhiễm nước
Các thông số chỉ thị | |
Ô nhiễm do chất hữu cơ | - Ôxy hoà tan (DO) - Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD520) hay nhu cầu ôxy hoá học (COD) |
Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng (các chất gây phú dưỡng hoá) | - NO3- , tổng Nitơ - PO43-, tổng P |
Ô nhiễm do vi khuẩn | Tổng số vi khuẩn coliforms Vi khuẩn E. coli |
Đô đục | Độ đục (NTU, FTU, JTU)/Độ trong |
Độ chua | pH |
Độ mặn | Độ dẫn điện (EC), tổng chất rắn hoà tan (TDS), Cl- |
Dầu mỡ | Các loại dầu khoáng |
Các chất ô nhiễm đặc biệt: - Kim loại nặng - Các phenol - Các hoá chất BVTV | Cu, Zn, Hg, Cr, Cd, As, v.v.. Tổng các hợp chất phenol Các hoá chất BVTV riêng rẽ |
Theo quy định của Hệ thống Quan trắc môi trường toàn cầu (GEMS) phụ thuộc vào mục đích quan trắc mà ta chọn các thông số chỉ thị khác nhau (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Lựa chọn các thông số chỉ thị để quan trắc chất lượng nước tự nhiên (không đặc trưng cho ô nhiễm công nghiệp)
Quan trắc cơ bản | Thủy sản | Nguồn nước, sinh hoạt, ăn uống | Giải trí, bơi lội | Thủy lợi | Chăn nuôi | |
* Các thông số tổng quát - Nhiệt độ - Màu - Mùi - Chất rắn lơ lửng - Độ đục – Độ trong - Độ dẫn điện (EC) - Tổng chất rắn hòa tan - pH - Ô xy hòa tan (DO) - Độ cứng - Chlorophyll * Các chất dinh dưỡng - Amoni - Nitrat – Nitrit - Phospho – Phosphat * Các chất hữu cơ - Tổng các chất hữu cơ - COD - BOD * Các ion - Na+ | xxx xx xxx x xx xxx xxx x x xx xx xx xx xxx x x | xxx xxx xx x x xx xxx x xx xxx x xx xxx | xx xx xxx xx x x x x xx xx x xxx x xx x | xx xx xxx xx x x | x xxx xx x | x xx |
Quan trắc cơ bản | Thủy sản | Nguồn nước, sinh hoạt, ăn uống | Giải trí, bơi lội | Thủy lợi | Chăn nuôi | |
- K+ - Ca2+ - Mg2+ - Cl- - SO42- - F- - B - CN- * Các nguyên tố vết - Các kim loại nặng - Asen và selen * Các chất hữu cơ bền vững - Dầu mỡ, hydrocacbon - Dung môi hữu cơ - Phenol - Hóa chất BVTV - Chất hoạt động bề mặt * Các vi sinh chỉ thị - E.Coliform - Tổng Coliform - Sinh vật gây bệnh | x xx xx x | x xx xx x x x xx x | x x x xx x xxx xx xx xxx xx xx x xxx xxx xxx | xx x xxx xxx xxx | xxx x xx x x x xxx x x | x x x x x x x x x xx |
Trong trường hợp nguồn nước bị ô nhiễm do các nguồn khác nhau ta cần chọn các thông số chỉ thị bậc nhất (thông số điển hình nhất) và một số thông số bậc
hai (thông số bổ sung) để đánh giá. Bảng 1.4 Thống kê các thông số bậc 1, bậc 2 trong quan trắc ô nhiễm do hoạt động của con người.
Bảng 1.4. Các thông số chỉ thị cho các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
Thông số bậc nhất | Thông số bậc hai | |
1. Nước phèn | pH, Fe2+, Fe3+, Al3+ | EC, SO42-, độc tính sinh thái |
2. Nước mặn | EC, TDS, Cl- | Na+, Mg2+, SO42- |
3. Xói lở đất | TSS, độ đục, màu | Tổng chất rắn, silic |
4. Phú dưỡng | PO43-, NO3-, NH4+, chlorophyll, DO | Tổng chất rắn, silic |
5. Mưa axít | pH, EC | SO42-, NO3- |
6. Sử dụng hoá chất BVTV | Xác định riêng từng nhóm hoá chất BVTV và từng loại chất | Độc tính sinh thái |
7. Khai khoáng | TSS, khoáng chất của mỏ, các nguyên tố vi lượng có độc tính cao | Độ đục, độc tính sinh thái |
8. Khai thác, vận chuyển dầu mỏ, sản phảm dầu thô | Dầu mỡ, BOD (COD) | TSS, màu, phenol |
9. Công nghiệp lọc, hoá dầu | BOD, TSS, dầu mỡ, Tổng N, DO, phenol | Tổng S, Cr, độ đục, Pb |
10. Trại chăn nuôi | BOD, TSS, tổng N, tổng P | Vi khuẩn, độ đục, màu |
11. Lò sát sinh | BOD, TSS, dầu mỡ, tổng N, tổng P, DO, pH | Vi khuẩn, độ đục, màu |
13. CN chế biến thịt, tôm, cá | BOD, tổng N, tổng P, TSS, DO | Dầu mỡ, màu, pH |
Thông số bậc nhất | Thông số bậc hai | |
14. CN chế biến sữa | BOD, pH, TSS, độ đục, DO | Màu, tổng N, tổng P |
15. CN rượu bia, nước giải khát | BOD, TSS, pH, DO | Tổng N, tổng P, độ đục |
16. CN thuộc da | BOD (COD), TSS, dầu mỡ, tổng N, S, Cr, tổng coliform | Tổng P, EC, phenol, DO, độc tính sinh thái |
17. CN bột giấy | BOD, DO, TSS, phenol | Độ đục, pH, độc tính sinh thái |
18. CN dệt sợi tổng hợp | BOD, TSS, Cr, phenol | Dầu mỡ, TSS, độ đục, màu |
19. Khu dân cư, khách sạn | BOD, TSS, dầu mỡ, E.coli, DO | Tổng N, tổng P, độ đục, màu |
20. CN luyện thép | Dầu mỡ, pH, Cl-, CN-, phenol, các kim loại nặng | TSS, nhiệt độ, SO42-, NH4+ |
21. CN phân bón - Phân đạm - Phân phosphat | NH4+, TDS, nitrat TDS, F-, pH, tổng P | pH, Cr, N hữu cơ TSS, Fe, tổng P |
Ghi chú:
Thông số bậc 1: Các thông số bắt buộc khảo sát; Thông số bậc 2: Các thông số bổ sung.
b. Chỉ thị sinh học:
Từ đặc điểm sinh học của nguồn nước tự nhiên chúng ta thấy rò là một số loài thuỷ sinh có thể phát triển tốt trong môi trường này lại kém hoặc không thể phát triển trong môi trường khác. Đây là cơ sở để lựa chọn chỉ thị sinh học (bioindicator) để quan trắc chất lượng nước và đánh giá tác động đến môi trường nước.
• Chỉ thị vi sinh
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt ngoài các thông số hoá, lý ta cần quan trắc các vi sinh chỉ thị; E.coli, tổng coliform và các vi sinh vật