DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giá trị pH tại một số điểm quan trắc 21
Hình 1.2: Giá trị pH một số mẫu nước biển ven bờ 21
Hình 1.3: Hàm lượng TSS trong nước thải của một số cơ sở sản xuất 22
Hình 1.4: Hàm lượng TSS trong một số mẫu nước biển ven bờ Vịnh Cửa Lục 23
Hình 1.5: Hàm lượng COD tại một số mẫu nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục 24
Hình 1.6: Hàm lượng Cd trong một số mẫu nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục năm 2012 26
Hình 1.7: Hàm lượng Mn trong một số mẫu nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục 28
Hình 1.8: Hàm lượng Mn trong một số mẫu nước biển ven bờ vịnh Cửa Lục 29
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm - 1
- Các Thông Số Chỉ Thị Để Đánh Giá Ô Nhiễm Nước
- Mạng Lưới Các Điểm Quan Trắc Môi Trường Nước
- Hàm Lượng Cod Tại Một Số Mẫu Nước Biển Ven Bờ Vịnh Cửa Lục
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Hình 1.9: Hàm lượng coliform tại một số mãu nước biển ven bờ 32
Hình 1.10: Hàm lượng dầu mỡ trong một số mẫu nước biển ven bờ 33
Hình 2.1: Vị trí địa lý vịnh Cửa Lục và phụ cận trên ảnh viễn thám 36
Hình 2.2: Khu công nghiệp Việt Hưng (2013) 46
Hình 3.1: Diễn biến độ pH tại vịnh Cửa Lục - cầu Bãi Cháy giai đoạn 2009 - 2013 64
Hình 3.2: Diễn biến hàm lượng Colifrom tại vịnh Cửa Lục - cầu Bãi Cháy giai đoạn 2009 – 2013 65
Hình 3.3: Diễn biến hàm lượng dầu tại vịnh Cửa Lục - cầu Bãi Cháy giai đoạn 2009
– 2013 ........................................................................................................................66
Hình 3.4: Biến động hàm lượng Coliform qua các quý năm 2011 67
Hình 3.5: Biến động hàm lượng dầu mỡ qua các quý năm 2011 67
Hình 3.6: Biến động hàm lượng dầu mỡ qua các quý năm 2012 68
Hình 3.7: Sơ đồ phân khu CLN khu vực vịnh Cửa Lục năm 2011 77
Hình 3.8: Sơ đồ phân khu CLN nước khu vực vịnh Cửa Lục năm 2012 77
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lưu vực vịnh Cửa Lục là một lãnh thổ bao gồm 3 lưu vực chính là sông Diễn Vọng, sông Trới và sông Man đổ vào chính vịnh Cửa Lục (diện tích của vịnh khoảng 56 km2). Vịnh Cửa Lục có mối quan hệ trực tiếp với vịnh Hạ Long. Phần lớn các chất gây ô nhiễm đổ vào vịnh không phân giải hết đều được chuyển ra vịnh Hạ Long thông qua eo Cửa Lục. Lãnh thổ nghiên cứu kéo dài từ eo vịnh Cửa Lục tới đường phân thuỷ phía Bắc của lưu vực, bao gồm vịnh Cửa Lục và các xã ven vịnh thuộc thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ nằm trong lưu vực. Địa hình chủ yếu là đồi núi tạo thành một bồn thu nước rộng khoảng gần 610 km2.
Hiện nay, tại khu vực Đông bắc vịnh, sản xuất than vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến 2030, sản xuất than trong phạm vi thành phố Hạ Long trong đó các công ty than thuộc phía Đông , Đông bắc vịnh sẽ giảm dần tiến tới chấm dứt. Phía Đông hoạt động lấn biển hình thành các khu cư dân đô thị (khu đô thị Cao Xanh Hà Khánh, Vựng Đâng...). Tại khu vực phía Tây, Tây nam có khu vực Cái Lân, Tây bắc- KCN Việt Hưng, Bắc vịnh – khu công nghiệp Hoành Bồ đang hoạt động và sẽ được bổ sung thêm các xí nghiệp mới theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Trong vịnh các hoạt động kinh tế đang diễn ra khá sôi động như hoạt động của cảng nước sâu, giao thông thủy, khai thác cát, bến than, nuôi trồng thủy sản…
Chất lượng môi trường nước vịnh Cửa Lục phụ thuộc chủ yếu vào tải lượng ô nhiễm của các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trong khu vực đổ vào vịnh và các hoạt động kinh tế diễn ra trong vịnh.
Những điều phân tích trên là những căn cứ ban đầu để tác giả lựa chọn đề tài Luận văn với tiêu đề “Đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm” phục vụ phát triển bền vững là thực sự cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng môi trường nước vịnh Cửa Lục.
- Phân tích diễn biến ô nhiễm môi trường nước và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Vịnh Cửa Lục và khu vực bao quanh vịnh giới hạn bởi các đường vành đai từ cầu Bãi Cháy- Giếng Đáy (về phía Tây nam) - Lê Lợi theo vành đai phía Bắc – Cầu Bang - đường Cao Xanh (phía đông), đồng thời mở rộng thêm đến đường phân thủy của lưu vực về phía Bắc vịnh, vì tất cả các hoạt động trong không gian này đều ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trong vịnh.
- Về khoa học: xem xét các hoạt động chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước trong vịnh, đánh giá hiện trạng, phân tích diễn biến môi trường nước, đồng thời đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm .
4. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm và đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, các hoạt động phát triển công nghiệp, hoạt động cảng nước sâu, phát triển đô thị….) tới ô nhiễm môi trường nước vịnh Của Lục.
- Đánh giá thực trạng môi trường nước vịnh Cửa Lục.
- Phân tích diễn biến và xu thế biến đổi môi trường nước vịnh Cửa Lục liên quan đến phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
- Phân khu nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và phân khu chất lượng môi trường nước.
- Đề xuất các giải pháp (Khoa học, quản lý) thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước theo từng khu vực môi trường.
5. Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong luận văn
- Các báo cáo tổng kết các dự án, các công trình công bố có liên quan đến nghiên cứu môi trường nước nói chung và vịnh Cửa Lục nói riêng.
- Các tài liệu quan trắc môi trường nước của Sở TNMT tỉnh.
cứu
- Các kết quả khảo sát thực địa của tác giả trong thời gian thực hiện luận văn.
5. Nội dung luận văn
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến ô nhiễm môi trường nước vịnh Cửa Lục
Môi trường nước được coi là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất, vì là nơi tiếp nhận hầu hết các tác nhân gây ô nhiễm môi trường (JICA, 1999). Trong phần này, chỉ đề cập khái quát các kết quả của một số nghiên cứu điển hình có liên quan trực tiếp đến luận văn.
- Các công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường nước vịnh Cửa Lục: Ô nhiễm môi trường nước lưu vực vịnh Cửa Lục được nghiên cứu lần đầu tiên một cách hệ thống năm 1997, trong dự án “Nghiên cứu ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long” (ESSA - Canada 1997) [4, 5]. Trong nghiên cứu này, tải lượng các chất gây ô nhiễm môi trường nước thải ra từ các hoạt động nhân sinh được tính toán trên từng lưu vực nhỏ (tiếp cận quan điểm lưu vực), bao gồm BOD, DO, Coliform và chất rắn lơ lửng (TSS) bị rửa trôi theo nước chảy bề mặt. Nghiên cứu đưa ra dự báo về biến động chất rắn lơ lửng gây ô nhiễm môi trường nước đến năm 2015 như sau: Chất rắn lơ lửng (TSS) do rửa trôi từ trên lưu vực là yếu tố quan trọng quy định điều kiện môi trường nước nhưng không phải là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước vịnh Hạ Long. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ tại Cửa Lục và Bãi Cháy rất thấp, ở mức 1 - 2 mg/l; Tại các khu vực ven bờ biển thị xã Hòn Gai khoảng 4 - 8 mg/l; Tại khu vực Cái Lân khoảng 10 mg/l. Như vậy, nhìn chung hàm lượng chất rắn lơ lửng còn ở mức rất thấp so với tiêu chuẩn hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển dùng cho mục đích nghỉ ngơi (25 mg/l) và cho nuôi trồng thuỷ sản (50 mg/l) theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 - 1995 (ESSA, 1998. P. 93 - 101). Tuy nhiên ngay trong năm 1998, nghiên cứu của Hoàng Việt và nnk cho thấy các thông số thủy lý - thuỷ hoá môi trường nước vịnh Cửa Lục đã có những dao động mạnh, riêng hàm lượng chất rắn lơ lửng TSS tăng rất cao, từ 45,7 đến 98,2 mg/l vượt xa tiêu chuẩn cho phép.
Các kim loại như Zn, Cu, Pb, Cd, Ni, Cu, Mn, Fe, As, Hg có hàm lượng trung bình thấp hơn giới hạn cho phép theo TCVN 5943-1995 đối với mục đích nuôi trồng thuỷ sản từ vài lần đến vài chục lần (Nguyễn Xuân Tuyến và nnk, 1999.
VI. tr. 27 - 37; Lưu Quang Diệu và nnk, 1999. IV. tr 19 - 24).
Trong các công trình nghiên cứu khoảng 10 năm trở lại đây về độ bồi xói đáy vịnh Cửa Lục (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2004,), môi trường vịnh Hạ Long (Jica, 1999) cũng phản ánh khá rò về hiện trạng và diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục gắn với thời kỳ đẩy mạnh tốc độ khai thác than và phát triển các khu công nghiệp, đô thị xung quanh vịnh [13].
- Về các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước: Hầu hết các công trình nghiên cứu đều phản ánh rò về các nguồn gây ô nhiễm nước trong vịnh. Dựa vào thành phần, tính chất và nguồn gốc hình thành các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, có một số loại nguồn chính sau: nguồn đất đá thải và nước thải từ sản xuất than, nguồn các chất thải công nghiệp, nguồn các chất thải đô thị, nguồn các chất thải từ tầu thuyền trên vịnh (ESSA, 1997; JICA, 1999). Từ sau năm 1999, việc san lấp mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và khu đô thị được coi là các hoạt động nằm trong số các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước vịnh Cửa Lục (Nguyễn Cao Huần và nnk, 2004) cùng với hoạt động sản xuất than tăng nhanh ở phía Đông vịnh Cửa Lục và trên lưu vực sông Diễn Vọng ) [50].
- Về cơ chế phát tán chất gây ô nhiễm trong môi trường nước: Chủ yếu do các dòng thuỷ triều trong vịnh và ven biển kết hợp chế độ thuỷ văn các sông từ phía Bắc chảy vào vịnh Cửa Lục (ESSA, 1998) và (JICA, 1999). Áp dụng phương pháp chia lưu vực vịnh thành những lưu vực nhỏ để tính toán tải lượng các chất gây ô nhiễm chảy vào vịnh Cửa Lục và mô hình hoá chế độ thuỷ hải văn trong vịnh Cửa Lục và vịnh Hạ Long, các kết quả nghiên cứu cho thấy vật chất bị rửa trôi trên lưu vực và khu vực ven bờ, kể cả bụi than từ các hoạt động sản xuất than được mang đi khá xa, tới tận ranh giới phía ngoài Di sản thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long. Tuy nhiên các nghiên cứu trên chưa đặt ra những yêu cầu cấp bách nghiên cứu tác động
của vật liệu bị rửa trôi trên lưu vực đến tính bền vững, trong đó có môi trường nước của vịnh Cửa Lục.
1.2 Cơ sở lý luận
Một số khái niệm liên quan
1. Khái niệm vịnh
"Vịnh là vùng nước rộng ăn sâu vào đất liền, nơi đường bờ biển có dạng đường cong lớn. Vũng là vùng nước có những đặc điểm tương tự nhưng nhỏ hơn vịnh." ( Từ điển Dầu khí, Tổng Hội Địa chất Việt Nam xuất bản, 2004 ).
"Vịnh là phần biển ăn sâu vào lục địa, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể. Vũng biển là phần biển ăn sâu vào lục địa, nối với ngoài khơi thường chỉ bằng các khe, lạch không lớn... Vũng biển còn được gọi là vịnh nhỏ" (Từ điển Địa chất giải thích).
Để phân biệt rò hơn các khái niệm "vịnh lớn", "vịnh" và "vũng" và vũng có thể tham khảo trong Từ điển Địa chất Mỹ xuất bản năm 1987, tái bản năm 2001. Theo đó thì "Vịnh (bay) là một vùng nước biển hay hồ rộng lớn, mở hoặc nằm giữa hai mũi nhô ven bờ hoặc các hòn, các đảo nhỏ ven bờ. Vịnh lớn hơn vũng (cove, small bay) nhưng nhỏ hơn, nông hơn những vùng nước biển và đại dương lớn được ôm bởi những vòng cung bờ biển dài thông với đại dương được gọi là vịnh lớn (gulf)".
Vịnh theo quan điểm địa lý là vực nước (body of water) có ít nhất ba mặt được bao quanh bởi lục địa (Wikipedia.com). Thí dụ điển hình và gần tương tự với vịnh Cửa Lục về khía cạnh này có vịnh San Francisco.
Lưu vực vịnh Cửa Lục bao gồm phần lưu vực và phần vịnh. Trên lưu vực có nhiều lưu vực sông, suối nhỏ; Mỗi lưu vực nhỏ được coi như một hệ thống tự nhiên
- lãnh thổ có những đặc điểm riêng biệt. Vịnh Cửa Lục vừa có chức năng vịnh tiếp nhận các dòng chảy nhỏ trên lưu vực, vừa hoạt động như một cửa sông hình phễu điển hình nơi đây tiếp nhận hầu hết nước thải, chất thải rắn từ các hoạt động khai thác của các tiểu khu công nghiệp, từ hoạt động khai thác cát, sét, hoạt động nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xung quanh vịnh.
2. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường năm 1972. Ngoài khái niệm về môi trường đưa ra trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam có thể xem xét một khái niệm khác đáng chú ý dưới đây.
Dưới góc nhìn địa lý học “Môi trường là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người” (S.V.Kalesnik: Các quy luật địa lý chung của trái đất. M.1970,tr.209-212).
Trong Báo cáo toàn cầu năm 2000, công bố 1982 đã nêu ra định nghĩa môi trường: “Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh loài người ... Mối quan hệ giữa loài người và môi trường của nó chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa các cá thể con người với môi trường bị xóa nhòa đi”.
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiều là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người”.
Khái niệm về môi trường được ghi trong theo Luật Bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam (2005) được cụ thể hóa như sau:“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Theo nguồn gốc và tính chất, môi trường được phân thành 2 nhóm chính: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường bị ô nhiễm là môi trường hàm chứa một hay nhiều chất ô nhiễm có nồng độ vượt quá giới hạn tối đa cho phép được quy định trong tiêu chuẩn/ quy chuẩn môi trường. Mức độ ô nhiễm cao hay thấp được xác định theo tỷ lệ giữa nồng độ chất ô nhiễm thực tế và trị số nồng độ cho phép.