Hệ Thống Xử Lý Ctnh Lỏng Của Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cấp Thoát Nước Và Môi Trường Bình Dương


Hình 3 8 Hệ thống xử lý CTNH lỏng của Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát 1

Hình 3.8. Hệ thống xử lý CTNH lỏng của Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương

Thuyết minh quá trình xử lý hoá, lý: CTNH lỏng được thu gom về các bể chứa riêng theo từng loại, sau đó được bơm qua bể điều hòa, qua thiết bị phản ứng 1 (bổ sung Polime), qua thiết bị tuyển nổi, qua thiết bị phản ứng 2, thiết phản ứng 3, thiết bị lắng vách nghiêng, qua bể kiểm tra, nếu nước thải sau xử lý đạt thì xả ra hệ thống xử lý nước thải tập trung, nếu không đạt thì được tuần hoàn trở lại thiết bị phản ứng 1 để xử lý lại.

Ưu điểm: Phương pháp này có thể xây dựng hệ thống xử lý tại nguồn phát sinh; có thể xử lý loại bỏ các thành phần nguy hại trong chất thải lỏng đến ngưỡng cho phép: Acid hoặc chất thải kiềm; kim loại nặng, xianua, dầu, hỗn hợp dầu/nước,... trước khi được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đảm bảo an toàn cho hệ thống xử lý nước thải, tiết kiệm chi phí xử lý.

Nhược điểm: chưa xử lý triệt để CTNH thể lỏng, vẫn cần phải chi phí xử lý chất thải rắn hoặc xử lý nước thải phát sinh.

3.3.4.5. Biện pháp hóa rắn

Công nghệ này được sử dụng rất phổ biến; hiện nay đang phổ biến hai công nghệ là hoá rắn có nén ép cưỡng bức (sử dụng máy ép thuỷ lực để ép chặt cốt liệu bê tông như sản xuất gạch block) và hoá rắn thông thường (đổ bê tông tự nhiên).


Cấu tạo của hệ thống hoá rắn thường rất đơn giản, gồm có máy trộn bê tông và máy ép khuôn hoặc các khuôn đúc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Công nghệ làm ổn định và đóng rắn CTNH được 02/08 cơ sở xử lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương sử dụng với tổng công suất 3.300 kg/h. Trước khi thực hiện quá trình đóng rắn, bùn thải được tách nước, được điều chỉnh pH cho đạt yêu cầu, sau đó chất thải nguy hại được phối trộn với xi măng, cát và đóng rắn thành một số loại gạch lát vỉa hè, xây bờ kè, đúc thành các giải phân cách, chi tiết xem Hình 3.9 sau đây.

Hình 3 9 Hệ thống hoá rắn CTNH Công ty TNHH MTVcấp thoát nước và Môi trường 2

Hình 3.9. Hệ thống hoá rắn CTNH, Công ty TNHH MTVcấp thoát nước và Môi trường Bình Dương

Ưu điểm: Cô lập các thành phần nuy hại, giảm thiểu sự phát tán của các thành phần nguy hại ra môi trường, đồng thời tạo ra các loại vật liệu để xây dựng các công trình giao thông công cộng. Đầu tư ban đầu và chi phí thấp vận hành thấp, vận hành đơn giản, phù hợp với nhiều địa phương.

Nhược điểm: Chỉ là giảm thiểu khả năng phát tán, chưa xử lý triệt để thành phần nguy hại và vẫn còn khả năng phát tán ra môi trường.

3.3.4.6. Biện pháp xúc rửa vỏ bao bì cứng nhiễm thành phần nguy hại

Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến để súc rửa vỏ bao bì cứng nhiễm thành phần nguy hại; trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 03/08 cơ sở xử lý


CTNH có hệ thống xử lý súc rửa thùng phuy, với tổng công suất 3.536 kg/h, xem Hình 3.10 sau đây.


Hình 3 10 Hệ thống xúc rửa bao bì thải tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ 3

Hình 3.10. Hệ thống xúc rửa bao bì thải tại Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ xử lý Môi trường Việt Khải

Thuyết minh quy trình: Các loại thùng phuy sắt, nhựa từ khu vực tập kết được phân loại theo hóa chất đã chứa, sau đo từng loại được thu hồi hóa chất còn lại; vỏ thùng sau khi được thu hồi hóa chất/dầu được ngâm tẩy bằng chất tẩy rửa trên một trục quay nằm ngang và súc rửa sạch bằng nước, sau khi được làm sạch, vỏ phuy được phân loại, vỏ hỏng bị phá dỡ để tái chế, vỏ tốt được thổi trò n, cán mép, sơn, sửa thành phuy mới chuyển về kho để tái sử dụng

Ưu điểm: Phương pháp này có chi phí đầu tư ban đầu thấp, quy trình công nghệ đơn giản, dễ vận hành; chất tẩy rửa được thu hồi, tái sử dụng; tỷ lệ CTNH sau xử lý được tái sử dụng rất cao, do đó hiệu quả kinh tế cao.


Nhược điểm: Phương pháp này thường phát vận hành thủ công nên khó xử lý ô nhiễm do hơi hóa chất và người lao động thường xuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiễm hơi hóa chất nên ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.3.4.7. Ngâm tẩy, xúc rửa kim loại/nhựa

Phương pháp này được sử dụng khá thông dụng để ngâm tẩy các loại phế 4

Phương pháp này được sử dụng khá thông dụng để ngâm tẩy các loại phế liệu, chất thải bằng kim loại, nhựa nhiễm thành phần nguy hại, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 03/08 cơ sở xử lý CTNH sử dụng phương pháp này với công suất xử lý 438 kg/h, xem Hình 3.11 sau đây.


Hình 3.11. Hệ thống tẩy rửa tại Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Việt Xanh

Thuyết minh quy trình: Kim loại, nhựa bám dính thành phần nguy hại từ khu vực tập kết được chuyển vào khung chứa, chuyển qua bể ngâm dung dịch tẩy rửa, sau đó được chuyển qua bể nước sạch, phun nước có áp lực cao, kim loại, nhựa sau khi được xúc rửa sạch, để ráo nước và chuyển về kho tập kết chất thải.

Ưu điểm: Phương pháp này có chi phí chi phí đầu tư và xử lý thấp, quy trình xử lý, vận hành đơn giản, tỷ lệ CTNH sau xử lý được tái chế, tái sử dụng rất cao.


Nhược điểm: Phương pháp này thường phát vận hành thủ công nên khó xử lý ô nhiễm do hơi hóa chất và người lao động thường xuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiễm hơi hóa chất nên ảnh hưởng đến sức khỏe.

3.3.4.8. Phá dỡ thiết bị, linh kiện điện tử

Hiện nay có hai loại quy mô xử lý là: xử lý quy mô công nghiệp và thủ công. Do lượng phát sinh thiết bị, linh kiện điện tử thải ở Việt Nam ít, do đó phương pháp này ít được quan tâm đầu tư xử lý và một số doanh nghiệp đầu tư xử lý thủ công là chính. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ có 01 cơ sở đầu tư hệ thống xử lý với công suất 13 kg/h, xem Hình 3.12 sau đây.


Hình 3 12 Xử lý linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát 5

Hình 3.12. Xử lý linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước và MT Bình Dương

Quy trình công nghệ: Linh kiện điện tử từ khu vực xử lý trung gian chuyển qua khu vực bóc, tách, quá trình nay chủ yếu là thực hiện biện pháp phá dỡ thủ công (như bàn phá dỡ đơn giản) hoặc cơ giới (máy nghiền), để phân tách từng thành phần, kim loại và nhựa được phân loại và chuyển qua hệ thống xử lý làm sạch và tái chế; linh kiện còn giá trị sử dụng được thu gom, tái sử dụng, linh kiện hỏng được chuyển qua máy nghiền, tiếp tục thu hồi kim loại và nhựa, nhữngthành phần còn lại sau thu hồi được đưa qua lò đốt hoặc hoá rắn. Đối với các cơ sở có lượng chất thải điện tử đầu vào nhỏ, thì việc phá dỡ thủ công là phù hợp, chủ yếu để đáp ứng đủ mã CTNH trong dịch vụ.


Ưu điểm: Phương pháp này đáp ứng yêu cầu xử lý chất thải điện tử, chi phí đầu tư và vận hành thấp (nếu xử lý thủ công), tỷ lệ thu hồi, tái chế, tái sử dụng cao,…

Nhược điểm: Xử lý công nghiệp có chi phí đầu tư cao, công suất lớn, không phù hợp với điều kiện Việt Nam; nếu đầu tư hệ thống xử lý thủ công thì môi trường lao động không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

3.3.4.9. Xử lý trong hầm lưu giữ CTNH

Phương pháp này chỉ duy nhất Công ty TNHH Một thành viên cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương sử dụng với dung tích hầm lưu giữ 20.000m3.

Quy trình xử lý: CTNH được xử lý lưu giữ trong hầm chủ yếu là những loại mà trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa đủ điều kiện để xử lý. CTNH được vận chuyển về nhà xử lý trung gian được phân loại, đóng bao và chuyển vào hầm lưu giữ theo quy trình được cấp phép. Hầm lưu giữ CTNH được thiết kế ở khu vực có mực nước ngầm thấp, đáy và thành hầm bằng bê tông, có hệ thống thu nước ở đáy hầm, có mái che; mỗi hầm chôn lấp thường có dung tích từ 10.000 m3 - 15.000 m3, xem hình 3.13 sau đây.


Hình 3 13 Hầm chôn lấp CTNH Ưu điểm Có thể nhanh chóng cô lập CTNH với chi 6

Hình 3.13. Hầm chôn lấp CTNH


Ưu điểm: Có thể nhanh chóng cô lập CTNH với chi phí thấp nhất.

Nhược điểm: Tuy nhiên, việc cho phép lưu giữ trong hầm chôn lấp không phải là biện pháp xử lý lan toàn, chỉ là giải pháp tạm thời và hiện nay rất khó kiểm


soát các loại CTNH được chôn lấp trong hầm vì khó xác định bằng cảm quan, điều này làm phát sinh tình trạng lạm dụng và lợi dụng đưa vào hầm chôn lấp những loại CTNH không được phép. Do đây chỉ là biện pháp cô lập tạm thời CTNH nên vẫn phải chi phí để xử lý an toàn khi điều kiện cho phép.

3.3.4.10. Xử lý acquy thải

Phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi để xử lý các loại ác quy chỉ thải, quy trình công nghệ chủ yếu là bóc tách thủ công; trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 04/08 cơ sở xử lý CTNH sử dụng phương pháp này với tổng công suất được cấp phép là 9.036 kg/h, xem Hình 3.14 sau đây.


Hình 3 14 Hệ thống xử lý acquy Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Môi 7

Hình 3.14. Hệ thống xử lý acquy, Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Môi trường Việt Xanh

Quy trình công nghệ: Acquy chì thải sau khi thu gom về khu vực xử lý trung gian, được phân loại acquy khô và acquy nước; acquy nước được tách dung dịch


trước khi phá dỡ, sau đó acquy được cắt, tháo dỡ, tách vỏ, phân loại nhựa và bản cực chì; bản cực chì được chuyển qua tái chế; vỏ nhựa được rửa sạch và tái chế.

Ưu điểm: Phương pháp xử lý này có quy trình xử lý đơn giản, vốn đầu tư ban đầu thấp, công nghệ thiết bị đơn giản, dễ vận hành, tỷ lệ chất thải được tái chế cao và phù hợp với điều kiện của địa phương.

Nhược điểm: Quá trình bóc, tách thủ công, môi trường lao động không đảm bảo an toàn cho người lao động do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại; phát sinh ô nhiễm thứ cấp: ô nhiễm đất, nước và khí thải từ quá trình tái chế chì.

3.3.5. Thông tin quản lý CTNH

Để phục vụ công tác QLCTNH một trong những thông tin hết sức quan trọng là số liệu về tình hình phát sinh, vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Để có đủ các số liệu cần thiết, tỉnh Bình Dương phải dựa trên ba nguồn chính:

3.3.5.1. Cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

Dựa trên số liệu tự thống kê của các chủ nguồn thải có phát sinh CTNH từ 120 kg/năm, Chi cục Bảo vệ môi trường sẽ tiến hành thẩm định và cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định. Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ môi trường, tính đến tháng 6 năm 2014, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng

17.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đang hoạt động và có phát sinh CTNH, Chi cục đã cấp 2.532 sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, chiếm khoảng 15% số cơ sở có phát sinh CTNH. Thẩm quyền cấp sổ được giao Chi cục BVMT thực hiện thông qua văn phòng một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, do lượng doanh nghiệp sản xuất có phát sinh CTNH lớn và thường kê khai không chính xác nên song song với cấp mới, Chi cục BVMT còn phải thẩm định nhiều hồ sơ xin điều chỉnh của các doanh nghiệp. Điều này đã làm phát gia tăng công việc cho bộ phận thẩm định cấp sổ, mặt khác, thông tin đăng ký chủ nguồn thải cũng chỉ là thông tin tham khảo, khác xa và thường kê khai nhiều hơn so với thực tế phát sinh do quy định đối tượng phải cấp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH nếu phát sinh lớn hơn từ 15% so với đăng ký và nếu không điều chỉnh sổ đăng ký

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022