Tỉ Lệ Diện Tích Các Loại Đất Trong Lvs Đồng Nai



định, đặc biệt trong những năm gần đây dưới tác động của biến đổi khí hậu thì thời điểm bắt đầu của mùa lũ và mùa cạn cũng có sự thay đổi. Chế độ mưa và chế độ phân bố mưa quyết định chế độ dòng chảy, hệ số dòng chảy (α) đạt 0,4 – 0,5. Lưu lượng nước trong LVS Đồng Nai cũng có sự khác biệt từ thượng nguồn đến hạ nguồn do mưa và địa hình của lưu vực sông tác động.

Sông La Ngà có nhiều chi lưu nhưng do tác động của yếu tố địa hình ngắn và dốc, vì vậy nước thường tập trung vào mùa lũ. Đây là một đặc điểm cần lưu ý khi phân tích tính biến động của lưu lượng nước trên LVS Đồng Nai ở phụ lưu La Ngà. Lũ quét có thể xảy ra thường xuyên khi lượng nước có xu thế tăng và diễn biến bất thường. Đối với quản lý tài nguyên nước mặt LVS Đồng Nai, việc điều tiết nước ở những phụ lưu như La Ngà là rất quan trọng, tránh thiệt hại cho người sử dụng nước.

Sông Sài Gòn nằm ở phía hạ lưu LVS Đồng Nai, sông ít gấp khúc, độ dốc nhỏ (1,3‰), gần biển vì thế chịu tác động của thủy triều, quá trình xâm nhập mặn thể hiện rõ nét nhất trong toàn LVS Đồng Nai.

2.1.4. Thổ nhưỡng‌

2.1.4.1. Đặc điểm chung

Thổ nhưỡng trên LVS Đồng Nai rất đa dạng, trong những thung lũng thường có đất bồi tích aluvi, ở phần trung lưu của lưu vực trên cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh đa số là đất đỏ bazan, ở vùng núi cao có một ít đất đen, ở phần hạ lưu thường có đất cát ở hai bên bờ sông.

Lưu vực sông Đồng Nai có tài nguyên đất khá đa dạng và có độ phì tốt với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên có thể gộp thành 3 nhóm chính sau đây:

Nhóm đất phù sa cổ trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám (Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận) …phù hợp với việc phát triển các cây ngắn ngày như Đậu, Đỗ… và cây dài ngày như Điều với độ phì không cao.

Nhóm đất phù sa mới như đất phù sa (Long An, Bình Thuận), đất cát hình thành ven sông Đồng Nai và sông La Ngà… độ phì tốt, thích hợp cho trồng các cây



hoa quả, lương thực và rau. Ngoài ra, còn có đất phèn, mặn ở Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.

Nhóm đất hình thành trên đá bazan với loại đất đá bọt, đất đen (Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng); đất đỏ vàng (Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Nông, Đồng Nai) được đánh giá là đất có chất lượng tốt nhất trong LVS Đồng Nai, thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như Cao su, Cà phê, Tiêu, Điều. Diện tích đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại đất

Tuy nhiên, đất ở Long Khánh (Đồng Nai), Đức Trọng (Lâm Đồng) có hiện tượng bị thoái hóa, xói mòn, trong đó đất xám phù sa cổ, đất đỏ bazan bị rửa trôi. Khu vực hạ lưu của LVS Đồng Nai đất bị trượt lở, hình thành các rãnh lớn do tác động của dòng chảy có những diễn biến bất thường nên đất bãi bồi ven sông bị ảnh hưởng.


Bảng 2 3 Tỉ lệ diện tích các loại đất trong LVS Đồng Nai STT Loại đất Diện 1



Bảng 2.3. Tỉ lệ diện tích các loại đất trong LVS Đồng Nai


STT

Loại đất

Diện tích (km2)

1

Đất mùn alit trên núi

11,52

2

Đất cát

8,94

3

Đất xám mùn trên núi

430,47

4

Đất nâu vàng

2.108,21

5

Đất lầy thụt

18,51

6

Đất nâu đỏ

7.258,07

7

Đất xám feralit

16.795,63

8

Đất glay chua

388,41

9

Đất phù sa chua

733,80

10

Đất nâu sẫm trên đá bazan

276,79

11

Đất đá bọt điển hình

385,37

12

Đất xám glay

416,07

13

Sông hồ

977,23

14

Đất phù sa glay

1.106,70

15

Đất phù sa có đốm ri

304,68

16

Đất phù sa

5,37

17

Đất xói mòn trơ sỏi đá

20,48

18

Đất phèn tiềm tàng

1.298,12

19

Đất phèn hoạt động

216,45

20

Đất mặn nhiều

71,44

21

Đất mặn sú vẹt

172,55

22

Cồn cát đỏ

35,65

23

Đất đỏ và xám nâu

174,35

24

Đất mặn trung bình

576,85

25

Đất xám cổ tầng loang lổ

498,63


Tổng

34.290,29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nguồn: Viện Điều tra quy hoạch rừng



2.1.4.2. Tác động của thổ nhưỡng đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai

Với sự đa dạng của các loại đất trong LVS Đồng Nai sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. Diện tích đất xám feralit, hình thành trên những vùng đất bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, chiếm gần ½ diện tích các loại đất còn lại (16.795,63 km2), tiếp đến là đất nâu đỏ và nâu vàng. Những loại đất này tập trung chủ yếu ở khu vực thượng nguồn của LVS Đồng Nai, phù hợp cho phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả…nên việc sử dụng nhiều nước cho tưới tiêu là một yếu tố gián tiếp tác động đến tài nguyên nước mặt LVS Đồng Nai. Đa số các loại đất hình thành trên địa hình núi cao đều có khả năng thoát nước tốt, sử dụng nhiều nước do đất có tính chất khô. Các loại đất phèn, mặn ở phía hạ lưu LVS Đồng Nai lại sử dụng một lượng lớn nước ngọt để thau chua rửa mặn nên tác động không nhỏ đến việc điều tiết nước sao cho đúng, đủ là một thách thức lớn.

2.1.5. Lớp phủ rừng‌

2.1.5.1. Đặc điểm chung

Trong những nhân tố tác động đến sự hình thành, duy trì nguồn nước ổn định thì rừng có vai trò hết sức quan trọng. Chính rừng đã tham gia vào quá trình tuần hoàn nước của lưu vực sông, tác động đến dòng chảy của sông.

Tài nguyên rừng LVS Đồng Nai được đánh giá là một trong những LVS đa dạng về loài và thành phần loài. Tổng diện tích đất có rừng hiện tại còn khoảng 1.969.942 ha chiếm tỷ lệ 35,5% theo nghiên cứu của Tô Văn Trường [36]. Tuy nhiên, gần đây mặc dù đã tăng cường các biện pháp kiểm soát, bảo vệ rừng nhưng hiện tượng chặt phá rừng, cháy rừng vẫn tiếp diễn. Hậu quả của việc mất rừng là mất đi lớp phủ thực vật bảo vệ đất, gây lũ, hạn chế quá trình tích nước cho các sông suối.

LVS Đồng Nai đến năm 2020 nâng tỷ lệ che phủ trên lưu vực lên mức 43% trong đó các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Đắk Nông... đã chú ý nhiều đến việc tăng diện tích rừng. Bảo vệ các khu rừng đặc dụng: nơi có nhiều hệ sinh thái phù hợp với môi trường sống cho động vật hoang dã cư trú, bảo tồn đa



dạng sinh học, bảo đảm nhu cầu gỗ và lâm sản đang ngày một tăng cao theo nhu cầu của sự phát triển.

LVS Đồng Nai có tài nguyên sinh vật khá đa dạng, có giá trị sinh học cao, trong đó có 3/9 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam nằm trong LVS này, đó là Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), KDTSQ Đồng Nai (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Đăk Nông) và KDTSQ Lang Biang (Lâm Đồng). Sự đa dạng sinh học của các khu dự trữ sinh quyển trong LVS Đồng Nai là một lợi thế để bảo vệ nguồn nước cho các sông.

Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai [18] do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quản lý có sự tham gia của cộng đồng địa phương Bù Đăng, Đồng Phú (Bình Phước), Dak Krap, Bảo Lâm, Đa Teh (Đăk Nông) và Lâm Đồng với hơn 80% thuộc địa phận quản lý của Đồng Nai.

Khu DTSQ Lang Biang [19] thuộc tỉnh Lâm Đồng có vùng lõi và Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, độ che phủ rừng đạt 86%, được đánh giá cao về tính đa dạng sinh học với nhiều loài có tên trong Sách đỏ quốc tế, có nguy cơ bị tuyệt chủng với 14 hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu như rừng nguyên sinh, rừng lá rộng lá kim, rừng lùn núi cao, rừng rêu, rừng thường xanh núi thấp, tre

Khu DTSQ Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) được hình thành trên đồng bằng rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ, có vị trí ở hạ nguồn LVS Đồng Nai với hệ sinh thái rừng ngập mặn tiêu biểu, có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hạn chế xâm nhập mặn vào trong lãnh thổ của LVS Đồng Nai, đảm bảo nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ nhận được phần lớn lượng phù sa từ sông Đồng Nai, đồng thời góp phần làm sạch nước thải từ các tỉnh, thành phố từ thượng nguồn LVS Đồng Nai đổ về trước khi chảy ra biển Đông.



Bảng 2.4. Diện tích rừng trong lưu vực sông Đồng Nai‌


STT

Tên rừng

Diện tích (km2)

1

Rừng giàu

334,17

2

Rừng trung bình

1.802,42

3

Rừng nghèo

854,35

4

Rừng non có trữ lượng

1.250,26

5

Rừng non chưa có trữ lượng

875,54

6

Rừng khộp

86,41

7

Rừng lá kim

1.003,96

8

Rừng tre nứa

1.272,86

9

Rừng hỗn giao gỗ +tre nứa

2.162,11

10

Rừng ngập mặn

161,80

11

Rừng trồng

1.220,81

12

Đất trống

1.917,79

13

Núi đá

1,35

14

Đất nông nghiệp, đất khác

20.148,90

15

Mặt nước

1.178,69


Tổng

34.271,41

Nguồn: Viện Điều tra quy hoạch rừng


Rừng trong LVS Đồng Nai khá đa dạng, tuy nhiên diện tích rừng giàu không còn nhiều, khoảng 334,17 km2, rừng lá kim được hình thành trên vùng cao nguyên với địa hình núi cao ở thượng lưu LVS với hơn 1 nghìn km2. Diện tích đất trống vẫn còn nhiều, gần 2 nghìn km2. Bản đồ 2.8 thể hiện lớp phủ rừng của LVS Đồng Nai.

2.1.5.2. Tác động của lớp phủ rừng đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai

Với những lợi thế về tài nguyên rừng, một trong những nhân tố tác động đến số lượng và chất lượng nước mặt LVS Đồng Nai từ ba KDTSQ bởi những đặc tính



sinh thái cũng như giá trị của các hệ sinh thái trong việc giữ nước, bảo vệ nguồn nước mặt.

Ở khu vực thượng lưu và trung lưu của LVS Đồng Nai, KDTSQ Langbiang và Đồng Nai với những hệ sinh thái rừng có độ che phủ tốt, nhiều cây gỗ lớn, là điều kiện thuận lợi để giảm bớt tổn thất nước, tăng quá trình tích nước cho LVS và hạn chế quá trình bốc hơi. Do các hệ sinh thái rừng ở Khu DTSQ Lang Biang gắn liền với thượng nguồn của LVS Đồng Nai nên việc phát triển, bảo vệ rừng ở đây có ý nghĩa quan trọng đối với tài nguyên nước mặt của LVS.

Phía hạ lưu của LVS Đồng Nai, KDTSQ Cần Giờ ngoài ý nghĩa như là lá phổi xanh cho khu vực kinh tế năng động, dân số đông nhằm giảm bớt sự ô nhiễm không khí, còn có vai trò làm sạch nguồn nước thải khi chảy qua hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Việc đảm bảo độ che phủ tốt của các hệ sinh thái rừng trong LVS Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ nguồn nước mặt cũng như cung cấp đủ lượng nước cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quá trình phát triển bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024