Tỉ Lệ Gia Tăng Dân Số Các Tỉnh Trong Lưu Vực Sông Đồng Nai (%)



Nai, năm 2005 là 6,97% và có xu thế tăng dần lên trong những năm 2006, 2007, 2008. Đến 2015 tỉ lệ gia tăng dân số vẫn đạt mức cao nhất lưu vực với 3,93%, do tỉnh tập trung nhiều lao động trẻ, nhu cầu về phát triển dân số đã tạo thêm áp lực cho tài nguyên nước mặt (Bảng 2.8).

Bảng 2.8. Tỉ lệ gia tăng dân số các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai (%)‌


Tỉnh

2005

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Lâm Đồng

1,91

1,34

1,28

1,19

1,25

1,21

1,09

1,09

1,11

1,10

Đồng Nai

1,95

2,49

2,53

2,75

2,87

2,67

2,56

2,40

2,38

2,37

Bình Phước

2,86

2,35

2,35

1,98

1,24

1,29

1,29

1,30

1,29

1,27

Bình Dương

6,97

8,58

7,32

7,83

5,18

4,30

4,33

4,13

3,94

3,93

Long An

0,81

0,91

0,73

0,56

0,46

0,49

0,72

0,65

0,51

0,50

TP.HCM

3,71

3,75

3,27

3,61

2,09

2,07

2,16

2,08

2,07

2,06

Đắk Nông

4,99

3,73

3,72

3,51

2,61

3,13

3,30

3,43

2,91

2,75

Bình Thuận

0,99

0,86

0,88

0,64

0,63

0,66

0,60

0,66

0,66

0,64

Tây Ninh

0,87

0,63

0,71

0,63

0,66

0,72

0,71

0,66

0,67

0,66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê


Từ 2009 đến 2015, tỉ lệ gia tăng dân số của Bình Dương giảm dần, tuy nhiên vẫn còn rất cao so với mức trung bình của cả nước, điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quá trình phát triển cũng như sử dụng nguồn nước. Bình Dương là thủ phủ của các khu công nghiệp, thu hút một lượng lớn dân cư từ các tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia vào các hoạt động phát triển công nghiệp. Dân số cơ học tăng đáng kể nên đã tạo ra các sức ép về việc tiêu dùng tài nguyên và xả thải ra môi trường.

Long An, Bình Thuận và Tây Ninh là các tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số thấp nhất, dưới 1%, vì thế áp lực về dân số không đáng lo. Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ gia tăng dân số trên 2%, đây là hai tỉnh, thành phố tập trung đông



dân cư, có mức sống tốt do phát triển các ngành kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, sự tập trung dân số với mật độ cao cũng đã tạo áp lực cho việc cung cấp nước mặt cũng như việc xử lý nguồn nước thải trước khi chảy ra các sông. Phía hạ lưu của LVS Đồng Nai lại là nơi tâp trung dân cư rất đông, là nơi phát triển kinh tế năng động nhất cả nước, nhu cầu dùng nước nhiều nhất trong toàn khu vực nghiên cứu, [44] đồng thời cũng xả thải nhiều nhất do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống… Số dân đô thị trong toàn lưu vực sông Đồng Nai có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 9.775,8 nghìn người năm 2011 lên 11.701,5 nghìn người vào năm 2018. Thành phố Hồ Chí Minh có số dân đô thị lớn nhất lưu vực sông Đồng Nai với 6.238 nghìn người năm 2011, tăng đều qua các năm và đạt 7.045,1 nghìn người vào 2018. Bình Dương là tỉnh có số dân đô thị lớn thứ 2 của khu vực nghiên cứu.

Bảng 2.9. Dân số thành thị các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai (nghìn người)‌


Tỉnh

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Lâm Đồng

464,7

471,0

4848, 4,4

4904,950,5

4914,491,4

495,499,

6 499,6504,

6 504,6

Đồng Nai

889,2

918,9

948,0

978,2

954,2

973,7

990,6

1.006,3

Bình Phước

150,7

152,8

154,9

180,3

196,6

207,0

216,6

227,3

Bình Dương

1.063,5

1.122,5

1.162,7

1.438,8

1.587,5

1.632,3

1.696,9

1.875,7

Long An

258,1

260,7

265,0

266,3

270,5

271,3

271,8

272,2

TP.HCM

6.238,0

6.309,1

6.479,2

6.544,7

6.727,6

6.829,0

6.928,5

7.045,1

Đăk Nông

76,2

80,7

84,8

86,9

87,6

89,5

91,6

93,7

Bình Thuận

466,0

468,5

473,6

474,6

464,8

466,5

467,7

468,8

Tây Ninh

169,4

170,8

173,0

206,5

206,9

207,2

207,5

207,8

Tổng

9.775,8

9.955,0

10.225,6

10.666,8

10.987,1

11.171,9

11.370,8

11.701,5

Nguồn: Niên giám thống kê



Quá trình đô thị hóa thường gắn liền với công nghiệp hóa, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng cũng tạo thêm áp lực về tài nguyên, trong đó có tài nguyên nước mặt.

2.2.2.2. Các vấn đề xã hội khác

LVS Đồng Nai là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau nhưng đa số là dân tộc Kinh, 48% dân số sống trong các khu đô thị. Khi nghiên cứu về tài nguyên nước mặt LVS Đồng Nai, tác giả luận án nhận thấy lối sống của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng nước. Dân cư sống ở thượng nguồn LVS Đồng Nai trên các địa hình núi cao, hệ sinh thái rừng đa dạng với đa số là người dân tộc thiểu số như Xtiêng, Châu Mạ, Chơ – ro…, làn sóng di cư từ phía Bắc của người dân tộc thiểu số từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn như Tày, Nùng, Dao, HMông… vào cũng góp phần tác động đến việc khai thác tài nguyên ở đây [16]. Theo nghiên cứu của Bùi Trung Hưng, chặt phá rừng, hình thành hồ, khai thác các tài nguyên khác như khoáng sản, … đã làm mất đi nguồn nước ổn định cung cấp cho dòng chính Đồng Nai. Nguồn nước thải từ các nhà máy mới hình thành những năm gần đây ở TP. Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm (khai thác bô-xyt, dệt, nhuộm, phân bón), huyện Đức Trọng, Lâm Hà (chế biến cà phê) và huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên (khai thác sỏi, cát) cũng góp phần làm nguồn nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, khu vực chuyên canh hoa và rau ở TP Đà Lạt, Đức Trọng và Đơn Dương sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác đã góp phần tăng lượng nước thải ra sông.

Khu vực hạ lưu của LVS Đồng Nai, dân cư có lối sống hiện đại hơn nhưng quá trình phát triển kinh tế - xã hội diễn ra sôi động hơn, sự tập trung cao dân cư cùng các nhà máy, khu công nghiệp, làng nghề chính là nguồn gây ô nhiễm nước sông nhiều hơn.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2‌


Các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đều có ảnh hưởng đến dòng chảy, lượng nước cung cấp, tổn thất nước và chất lượng nước mặt trong LVS Đồng Nai.

Trên cơ sở phân tích các nhân tố tự nhiên như địa chất – địa hình, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật, đất… để thấy được vai trò cũng như ảnh hưởng của các nhân tố này đến tài nguyên nước mặt LVS Đồng Nai. Các nhân tố kinh tế - xã hội như các quá trình phát triển của các ngành kinh tế công, nông nghiệp – lâm nghiệp, du lịch và sự phát triển của dân số, lối sống cũng tác động không nhỏ đến sử dụng nước, ô nhiễm nước.

Vì vậy, để bảo vệ nguồn nước mặt LVS Đồng Nai theo hướng phát triển bền vững thì cần phải chú trọng đến các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đến việc bảo vệ các giá trị tài nguyên khác.


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU‌


3.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai‌

3.1.1. Đánh giá hiện trạng tổng lượng nước mặt lưu vực sông Đồng Nai‌

Trữ lượng nước mặt LVS Đồng Nai khá phong phú do tổng lượng mưa lớn, đặc biệt khu vực thượng lưu của LVS, nơi có tâm mưa Bảo Lộc, tổng lượng nước mặt hàng năm khoảng 37,4 tỷ m3.

Để phân tích xu thế biến đổi lưu lượng nước cho LVS Đồng Nai, luận án sử dụng số liệu lưu lượng nước 33 năm (từ 1986 – 2018) tại các trạm Thanh Bình, Tà Lài và Cần Đăng do có chuỗi số liệu đủ dài. Tại LVS Đồng Nai xu thế biến đổi lưu lượng nước thể hiện rõ rệt qua các năm trong giai đoạn 1986 – 2018. Xu thế biến đổi lưu lượng tại các trạm Thanh Bình, Cần Đăng, Tà Lài phản ánh qua đường xu thế ở Hình 3.1, 3.2 và 3.3

Tại trạm Thanh Bình, lưu lượng nước trung bình năm trong chuỗi số liệu là 9,5 m3/s, trạm Cần Đăng là 13,4 m3/s và trạm Tà Lài là 339 m3/s. Lưu lượng nước trung bình năm nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa.

Xu thế biến đổi lưu lượng nước tăng 0,1m3/s sau mỗi một năm tại trạm Thanh Bình và Cần Đăng, nhưng trạm Tà Lài lưu lượng nước lại có xu thế giảm 1,3 m3/s. Mặc dù lưu lượng nước giảm 1,3 m3/s nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến lưu lượng nước tại trạm Tà Lài do lưu lượng nước trung bình 30 năm tại đây là tương đối lớn (339 m3/s). Việc khác biệt về xu thế lưu lượng nước tại các trạm có thể do các yếu tố địa lí khác như sự thay đổi lớp phủ thực vật, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước của con người như việc hình thành các đập thủy điện dẫn đến tổn thất tài nguyên nước do quá trình bốc hơi.


Hình 3 1 Xu thế biến đổi lưu lượng nước giai đoạn 1986 2018 tại trạm Thanh 1

Hình 3.1. Xu thế biến đổi lưu lượng nước giai đoạn 1986-2018 tại trạm Thanh Bình‌

Hình 3 2 Xu thế biến đổi lưu lượng nước giai đoạn 1986 2018 tại trạm Cần 2

Hình 3.2. Xu thế biến đổi lưu lượng nước giai đoạn 1986-2018 tại trạm Cần Đăng‌


Hình 3 3 Xu thế biến đổi lưu lượng nước giai đoạn 1986 2018 tại trạm Tà 3

Hình 3.3. Xu thế biến đổi lưu lượng nước giai đoạn 1986-2018 tại trạm Tà Lài‌

3.1.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt lưu vực sông Đồng Nai‌

Để có cơ sở đánh giá chất lượng nước mặt lưu vực sông Đồng Nai, luận án đã so sánh số liệu thực đo với quy chuẩn quốc gia chất lượng nước mặt của Việt Nam (QCVN 08:2015/BTNMT [7]) về chất lượng nước mặt với mức độ A2, nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 (dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự) và B2 (giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp) trong 5 năm liên tục để thấy được diễn biến sự thay đổi của các thông số chất lượng nước trước sự tác động của các quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Luận án sử dụng số liệu quan trắc cung cấp bởi Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường (Số liệu quan trắc nước sông lưu vực sông Đồng Nai. Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường) trong 5 năm (2011 – 2015) tại 12 điểm quan trắc đại diện cho khu vực thượng lưu, trung lưu và hạ lưu của các sông thuộc LVS Đồng Nai [35].



Bảng 3.1. Quy chuẩn chất lượng nước mặt‌


TT

Thông số

Đơn vị

Giới hạn cho phép

Giá trị ô nhiễm

1

pH


6 – 8,5

<6 ; >8,5

2

BOD5

mg/l

6

>6

3

COD

mg/l

15

>15

4

Ôxy hòa tan DO

mg/l

≥ 5

< 5

5

TSS

mg/l

30

>30

Nguồn: QCVN 08:2015/BTNMT

Có nhiều thông số để đánh giá chất lượng nước sông, tuy nhiên tác giả luận án chỉ sử dụng các thông số quan trắc chất lượng nước đã thu thập được, cơ bản nhất của LVS Đồng Nai bao gồm độ pH, BOD5, COD, DO, TSS, đây là những thông số có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt, nước phục vụ cho nông nghiệp và môi trường sống của sinh vật thủy sinh.

Trong những năm gần đây, LVS Đồng Nai đã được Chính phủ quan tâm, coi đây là một trong những LVS có mô hình quản lý theo lưu vực điển hình nên đã lắp đặt các trạm quan trắc chất lượng nước tự động tại một số điểm đo quan trọng để theo dõi sự thay đổi của chất lượng nước để có những điều chỉnh phù hợp trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Những kết quả nghiên cứu về chất lượng nước của LVS Đồng Nai trong giai đoạn 5 năm (2011 – 2015) mà luận án đưa ra phần nào nói lên bức tranh chung về chất lượng nước của LVS trong bối cảnh thúc đẩy các quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và tăng trưởng nhanh.

Việc quan trắc định kỳ các thông số chất lượng nước sông trong lưu vực có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược sử dụng hợp lý và bền vững nguồn tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh vào Việt Nam nói chung và các tỉnh khu vực phía Nam nói riêng. Lưu vực sông Đồng Nai được coi là một trong những lưu vực sông lớn chịu nhiều tác động bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam nên chất lượng nước có những diễn biến phức tạp, đôi khi khó kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Với các thông số chất lượng nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024