Phân Loại Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Tỉnh Đồng Nai


tỉnh (độ cao chỉ từ 0,3 - 2m so với mực nước biển) nên thường xuyên bị ngập theo triều. Hệ thực vật có các loài cây như mấm, đước, dà, vẹt, quần thể dừa nước, u du, choại, chà là, ô rô, ráng... Trên những vùng đất phèn mặn, ngập nước trung bình còn có cả quần xã Lác quý. Hệ động vật rừng bao gồm các loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế. Bên cạnh sự phong phú về hệ ĐTV, rừng ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch có cảnh quan đẹp và gắn với địa danh lịch sử, có tiềm năng phát triển du lịch.

Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu : được thành lập từ tháng 12/2003 trên cơ sở sáp nhập các lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà và một phần lâm trường Vĩnh An thuộc địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm của huyện Vĩnh Cửu với tổng diện tích khoảng 53.800 ha. Mục tiêu của khu dự trữ bảo tồn các sinh cảnh rừng, cảnh quan tự nhiên, các loài động vật hoang dã; bảo tồn DTLS và văn hóa nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau; phục vụ nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường và phát triển DLST.

Ngoài sự phong phú của hệ ĐTV, cảnh quan rừng tự nhiên của khu dự trữ khá đa dạng : cảnh quan rừng cây họ dầu trên đất nguyên trạng vùng đồi; cảnh quan rừng hỗn giao cây gỗ với lồ ô, tre nứa; cảnh quan rừng ven hồ Trị An và cảnh quan rừng trồng. Bên cạnh sự ĐDSH, Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu còn là vùng căn cứ chiến khu Đ với các DTLS như Căn cứ khu ủy miền Đông, phù hợp phát triển loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu bởi cảnh quan môi trường hấp dẫn với nhiều loại ĐTV đặc hữu.

Hệ thống hang động : Đồng Nai có nhiều hang dơi ở các huyện Tân Phú, Định Quán, Long Khánh. Bên cạnh một số hang động không đưa vào phát triển du lịch vì lý do an ninh quốc phòng, số hang động còn lại được xem là có giá trị khai thác du lịch. Khảo sát sơ bộ cho thấy, có 7 hang động nằm trong khu rừng giả tỵ, tại QL 20, thuộc địa bàn ấp 2, xã Phú Tân, huyện Định Quán (do Công ty cổ phần giống lâm nghiệp vùng Đông Nam bộ quản lý). Trong 7 hang động có 5 hang bị đá che lấp miệng không thể xuống khảo sát được, 2 hang còn lại có thể tổ chức thành điểm tham quan trong thời gian tới. Chiều dài mỗi hang này khoảng 200 mét, chiều


ngang trên 3 mét và chiều cao có nơi lên đến 4 mét. Nhiều bầy dơi cư trú trong hang. 7 hang động nói trên là vết tích của các dòng chảy do hai núi lửa hoạt động cách đây hàng ngàn năm trước ...

Bên cạnh đó, hang dơi tại thị xã Long Khánh (hang dơi Bàu Sen) cũng có lợi thế về du lịch hang động. Cửa hang lớn rộng khoảng 5 mét cao 2 mét, cửa nhỏ thông hơi chỉ độ hơn một mét. Nơi đây có đến 3 hang dơi được liên kết với nhau dưới lòng đất, mỗi miệng hang cách nhau từ 200 đến 300 mét, là nơi trú ẩn của những đàn dơi có đến cả ngàn con. Hệ thống hang nơi đây là hệ quả của miệng núi lửa ngày xưa. Ngoài ra, các hang tại Khu du lịch Đá Ba Chồng cùng với các quần thế đá cũng tạo ra nhiều nét độc đáo. Các hang động này thích hợp phát triển loại hình du lịch khám phá, dã ngoại.

Nón núi lửa : được hình thành trong điều kiện dung nham có độ nhớt cao hoặc trong các đợt phun nổ. Chúng tập trung thành từng cụm hoặc đứng độc lập. Các nón núi lửa tập trung thành các cụm ở Gia Kiệm – Xuân Lộc (23 nón), Phú Hòa (6 nón), Định Quán (3 nón). Núi lửa lớn nhất được thấy ở Sóc Lu, có dạng nón, đường kính 5,5 km. Đỉnh núi cao 418m, sườn có dạng lõm, phần dưới thoải phần trên dốc. Trên sườn nón núi lửa có nhiều tảng khối bazan lẫn với sét bột. Địa hình núi lửa thích hợp với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá.

Sông Đồng Nai : sông chính bắt nguồn từ cao nguyên Lâm viên (tỉnh Lâm Đồng). Sông và các phụ lưu của nó chảy qua nhiều địa phương trong tỉnh, tạo ra nhiều cù lao lớn nhỏ và cảnh quan đẹp có giá trị khai thác du lịch như cù lao Phố, cù lao Giấy, cù lao Ông Cồn... Đoạn sông chảy qua huyện Long Thành có lợi thế phát triển du lịch sông kết hợp tham quan các vườn cây ăn trái, đoạn chảy qua huyện Nhơn Trạch thuận lợi về vui chơi giải trí dưới nước và có khả năng nối kết với Cần Giờ (TP.HCM), đoạn chảy qua huyện Vĩnh Cửu phù hợp với du lịch sông kết hợp tham quan các vườn bưởi, đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa thích hợp với du lịch tham quan cù lao, làng nghề gốm và các di tích văn hóa lịch sử, có thể nối kết với các điểm thuộc sông Sài Gòn. Nhìn chung, sông Đồng Nai có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch.


Hồ Trị An : được hình thành do việc đắp đập ngăn sông Đồng Nai, là một trong những hạng mục chính của công trình thủy điện Trị An, nằm trên địa phận xã Cây Gáo, huyện Vĩnh Cửu với dung tích 2,5 x 109m3. Hồ nằm ở độ cao 40 – 50m so với mặt nước biển, trên hồ có nhiều đảo nhỏ cùng với cảnh quan đẹp... là điều kiện tốt cho việc phát triển các loài hình du lịch như thể thao nước (thuyền buồm, trượt nước, kéo dù), tắm hồ, dã ngoại cắm trại trên các đảo, nghỉ dưỡng.

Hồ Đa Tôn : thuộc xã Thanh Sơn, huyện Tân Phú, cách quốc lộ 20 chưa đầy 4 km, hiện là công trình phục vụ cho việc tưới tiêu các cánh đồng rộng lớn ở các xã: Thanh Sơn, Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Điền và một phần ở Định Quán. Đây là hồ nhân tạo được hình thành vào năm 1986. Hồ có diện tích mặt nước khoảng 350 hécta, bao quanh là đồi núi, rừng cây. Vẻ đẹp hoang sơ của Hồ Đa Tôn khá lý tưởng cho việc phát triển du lịch hồ, tham quan, dã ngoại.

Danh thắng Bửu Long : nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa, cách trung tâm thành phố khoảng 2km, thuộc địa phận phường Bửu Long, có diện tích 84ha (hiện mở rộng lên đến 285ha), có độ cao trung bình 100 mét so với mực nước biển. Đây là di tích danh thắng quốc gia gồm các quần thể núi, hồ, hang động, chùa chiền. Theo các nhà khoa học, núi đá Bửu Long có cách nay từ 100 – 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành những hình dáng đẹp.

Khu danh thắng bao gồm hai cụm chính là cụm núi Bình Điện và cụm Long Sơn Thạch Động. Trên cụm núi Bình Điện có chùa Bửu Phong – một trong ba ngôi chùa cổ nhất Đồng Nai. Cụm Long Sơn Thạch động (Chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Trong vách có nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ rủ xuống. Ngoài ra, khu danh thắng Bửu Long còn khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước nhân tạo do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000 m2, nước trong xanh với những cụm đá còn

lại tạo thành phong cảnh tuyệt đẹp. Thắng cảnh Bửu Long còn được mệnh danh ”Vịnh Hạ Long thu nhỏ”.

Núi Chứa Chan : thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, cao 837 mét so với mực nước biển, diện tích khoảng 1.400ha. Núi Chứa Chan là một trong những ngọn núi


lớn hiếm hoi ở Nam bộ, thắng cảnh hữu tình. Ở lưng núi có nhiều giếng tiên (đó là những vũng nước nhỏ trong hốc đá không bao giờ cạn). Trên đỉnh núi, đã từng xây dựng một nhà nghỉ mát cho Toàn quyền Decoux và Thống đốc Pages.

Hệ thực ở đây phong phú với hơn 3.000 loài cây từ những loại gỗ quý như gõ, mật, giáng hương, cẩm lai... đến những loại phong lan, chuối, xoài, mít, mận... Tô điểm cảnh quan và làm tăng giá trị là di tích Chùa Bửu Quang (hay còn gọi là Chùa Gia Lào) tọa lạc ở vị trí cao nhất trên núi. Trong kháng chiến chống Mỹ, Chùa Bửu Quang là trạm giao liên mật và nơi hoạt động của các chiến sĩ cách mạng. Hàng năm khách hành hương đến viếng cảnh chùa rất đông, có thể khai thác loại hình du lịch hành hương.

Danh thắng Đá Ba Chồng : nằm sát Quốc lộ 20 thuộc huyện Định Quán. Đây là quần thể đá kỳ vĩ với nhiều cảnh quan đẹp do thiên nhiên ưu ái ban tặng. Hòn Ba Chồng là ba hòn đá xếp chồng lên nhau ở độ cao 36m so với mặt đất trong tư thế rất chông chênh. Phía Tây bắc là cụm núi Hòn Dĩa. Đó là một phiến đá có hình tròn không đều, nằm trên một tảng đá nhỏ hơn nhiều lần, tựa như mong manh dễ vỡ nhưng khá vững chắc, có độ cao 43m so với mặt đất.

Phía Tây Nam là Cụm núi Đá Voi còn gọi là núi Bạch Tượng. Núi có hình hai con voi lớn nằm cạnh nhau. Trên đỉnh một hòn đá gọi là Voi Đực có tượng phật Thích Ca khổng lồ nhìn về hướng đông, được xây dựng vào đầu năm 1970. Hòn đá Voi Cái nằm cạnh bên. Phía dưới của cụm đá có hang Bạch Hổ. Cụm núi có nhiều tảng đá công kênh vào nhau, nhiều cây cối mọc um tùm tạo nên những hang động đầy vẻ huyền bí. Nơi đây còn lưu giữ những vết tích liên quan đến cuộc sống của người tiền sử (thuộc nền văn hóa Óc Eo – Phù Nam) đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khảo cổ học, bảo tàng học. Năm 1988 Đá Ba Chồng đã được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích danh thắng cấp quốc gia.

Vườn cây ăn quả : Đồng Nai là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất vùng Đông Nam bộ với 50.000ha bao gồm chuối, xoài, chôm chôm, nhãn, cam, sầu riêng... và sản lượng lên đên 300.000 tấn/năm, phân bố chủ yếu ở các huyện Xuân Lộc, thị xã Long Khánh, huyện Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Tân Phú và


Định Quán, chiếm gần 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Đây là tiềm năng lớn về du lịch nông nghiệp của tỉnh.

Làng bưởi Tân Triều : Bưởi Tân Triều là một thương hiệu bưởi nổi tiếng từ rất lâu của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Theo quy hoạch, đến năm 2010 huyện Vĩnh Cửu sẽ có 1.000 ha diện tích trồng bưởi. Bên cạnh giá trị thương mại của cây bưởi, làng bưởi Tân Triều còn có nhiều lợi thế về khai thác phát triển du lịch. Do điều kiện tự nhiên và lịch sử, hiện có khá nhiều hộ dân trồng bưởi sinh sống dọc theo bờ sông Đồng Nai. Điều này tạo ra sự thuận lợi trong việc hình thành và phát triển loại hình du lịch vườn kết hợp du lịch sông.

Các kiến trúc, địa hình khác : bên cạnh các khu điểm tiêu biểu, Đồng Nai còn có rất nhiều dạng địa hình tự nhiên, các công trình kiến trúc, các giá trị văn hóa lịch sử có thể đưa vào phát triển DLST.

2.1.3. Tài nguyên văn hóa bản địa

2.1.3.1. Các di tích lịch sử

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 17 DTLS cách mạng và 7 di tích thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ. Các DTLS, cách mạng bao gồm các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như chùa, đình, đền (Chùa Ông, Đình Tân Lân, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh...) và các công trình từng là “chứng nhân” lịch sử về một thời quá khứ hào hùng của vùng đất Đồng Nai (Nhà Xanh, Nhà lao Tân hiệp, Căn cứ khu ủy miền Đông, Địa đạo Nhơn Trạch, Khu căn cứ Rừng Sác...). Nhóm DTLS, cách mạng là cơ sở để phát triển những tour chuyên đề về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng, học tập và nghiên cứu lịch sử.

Các di tích được xếp vào nhóm thắng cảnh, kiến trúc, nghệ thuật khảo cổ chứa đựng những giá trị to lớn về nhiều mặt. Nổi bật trong nhóm này là Mộ Cổ Hàng Gòn (di tích khảo cổ), Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long (di tích danh thắng), Khu Đá Ba Chồng (di tích thắng cảnh), Đình Tân Lân (DTLS kiến trúc nghệ thuật)... Đây là những công trình có giá trị cao về văn hóa và tự nhiên có thể định hướng phát triển thành những trọng điểm du lịch của tỉnh.


Bảng 2.2 : Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Đồng Nai



Stt


Tên địa phương


Tổng số di tích


Loại hình

Trong đó, cấp xếp hạng

Di tích lịch sử, cách mạng

Di tích thắng cảnh, kiến trúc, nghệ thuật

hoặc khảo cổ


Tỉnh


Quốc gia

1

Thành phố Biên Hòa

15

11

4

1

14

2

Huyện Long Thành

2

1

1


2

3

Huyện Nhơn Trạch

1

1



1

4

Huyện Vĩnh Cửu

2

2



2

5

Thị xã Long Khánh

1

1



1

6

Huyện Cẩm Mỹ

1


1


1

7

Huyện Định Quán

2

1

1


2


Tổng số

24

17

7

1

23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 7

(Nguồn : Sở Văn hóa Thông tin Đồng Nai5)

Đồng Nai có 23/24 di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Tại thành phố Biên Hòa có 15/24 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, phần lớn đều là các DTLS, cách mạng. Mật độ tập trung các di tích tạo điều kiện cho thành phố Biên Hòa có nhiều lợi thế trong việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa thuần túy hoặc kết hợp với các loại hình du lịch khác. Trong số các di tích nêu trên, có một số di tích được xem là có giá trị đặc biệt. Đó là Di tích danh thắng quốc gia Bửu Long (quần thể thiên nhiên – văn hóa, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa), Mộ Cổ Hàng Gòn (thuộc


5 Nay là Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Đồng Nai


huyện Long Khánh, theo Quy hoạch du lịch tổng thể vùng Nam Trung bộ đến 2010, được xác định là điểm du lịch văn hóa cấp quốc gia), danh thắng quốc gia Đá Ba Chồng (quần thể đá, huyện Định Quán).

Đặc biệt một số di tích văn hóa lịch sử phân bố xen kẽ trong các khu rừng tạo thành một dạng tài nguyên DLST đặc sắc : các khu rừng văn hóa lịch sử và bảo vệ môi trường.

Bảng 2.3 : Rừng văn hóa lịch sử Đồng Nai


Stt

Tên di tích

Tên rừng đặc dụng

Ghi chú


1

Thánh địa vương quốc Phù Nam


VQG Cát Tiên

Di tích này thuộc địa phận Lâm Đồng


2

Căn cứ Khu ủy miền Đông, Trung ương cục miền Nam

Khu dự trữ thiên nhiên Vĩnh Cửu


3

Hệ thống hang động

Rừng đặc dụng Giả tỵ

Chưa được xếp hạng


4


Chiến khu rừng Sác

Rừng ngập mặn (Rừng Sác Nhơn Trạch)


(Nguồn : Sở Văn hóa Thông tin Đồng Nai)


Trên cơ sở sự phong phú về tài nguyên du lịch nhân văn, có thể định hình phát triển một số loại hình du lịch thích hợp :

Du lịch về nguồn, nghiên cứu lịch sử : tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Đồng Nai tại Căn cứ khu ủy miền Đông Nam bộ, Trung ương Cục miền Nam, địa đạo Nhơn Trạch, Nhà Xanh, Bảo tàng Đồng Nai.

Du lịch hành hương : Chùa Gia Lào (Núi Chứa Chan), Chùa Ông, Chùa Đại Giác, Chùa Long Thiền, Chùa Bửu Phong.... là những nơi phù hợp phát triển loại hình du lịch hành hương.

Du lịch văn hóa kết hợp du lịch thiên nhiên : tham quan rừng kết hợp nghiên cứu DTLS (kết nối VQG Cát Tiên và Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ), tham quan DTLS kết hợp sinh hoạt văn hóa (tham quan Căn cứ khu ủy, Trung ương


cục miền Nam, sinh hoạt văn nghệ cồng chiêng, giao lưu văn hóa với người Châu Ro tại ấp Lý Lịch, huyện Vĩnh Cửu), du lịch sông kết hợp tìm hiểu văn hóa (Cù lao Ba Xê, Chùa Long Thiền, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh...).

2.1.3.2. Các lễ hội

Bên cạnh một số lễ hội mang tính quốc gia (Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, Giỗ tổ Hùng Vương, Quốc khánh,...) có thể chia các lễ hội ở Đồng Nai thành các loại sau :

- Lễ hội làng xã truyền thống : cúng đình, cúng vía trời đất, cúng bà, tả tài phán,...

- Lễ hội của các dân tộc ít người : cúng lúa mới, cầu được mùa, đâm trâu, cầu an...

- Lễ hội kỷ niệm những sự kiện lịch sử Đồng Nai : lễ hội truyền thống cách mạng tại Chiến Khu Đ, Chiến thắng La Ngà, chiến thắng sân bay Biên Hòa...

Các lễ hội truyền thống làng xã vẫn còn khá phổ biến ở Đồng Nai. Lễ hội cúng đình mà một trong những hình thức của nó là lễ Kỳ Yên thường diễn ra tại các đình làng trên địa bàn thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành, nơi có số lượng tập trung đình chùa rất lớn. Lễ Kỳ Yên là lễ chính của đình gọi là vía thần nhưng thực chất là lễ hội nông nghiệp, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Cùng với lễ hội Kỳ yên, các lễ hội cúng bà cũng được chuẩn bị và tổ chức không kém phần nghiêm túc. Lễ hội cúng Bà ở mỗi miễu tùy vào ngày vía của mỗi Bà. Tiêu biểu cho loại hình này là Lễ cúng Bà Thiên Hậu (chùa Thiên Hậu - Bửu Long). Đi kèm với các hoạt động nghi thức của lễ hội này còn có các tiết mục ca hát, diễn xướng tổng hợp – đó là Hát bóng rỗi - Chặp Địa Nàng.

Điểm đặc sắc của các hoạt động lễ hội còn được thể hiện qua các loại hình lễ hội của các dân tộc ít người. Trong số đó phải kể đến một số lễ hội hiện vẫn còn tồn tại như lễ hội đâm trâu (dân tộc Châu Mạ - Tân Phú) và một số lễ hội đã thất truyền nhưng có khả năng khôi phục như lễ hội cúng lúa mới (dân tộc Châu Ro – Xuân Lộc). Đây là những nét sinh hoạt văn hóa, là tinh hoa của các dân tộc anh em sống trên địa bàn Đồng Nai, mang tính đặc thù rất cao, rất thích hợp cho việc tạo ra

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí