Xu Thế Biến Đổi Lượng Mưa Giai Đoạn 1986-2015 Tại Trạm Đà Lạt


Hình 2 1 Xu thế biến đổi lượng mưa giai đoạn 1986 2015 tại trạm Đà Lạt‌ 1

Hình 2.1. Xu thế biến đổi lượng mưa giai đoạn 1986-2015 tại trạm Đà Lạt‌



Hình 2 2 Xu thế biến đổi lượng mưa giai đoạn 1986 2015 tại trạm Tây Ninh‌ 2


Hình 2.2. Xu thế biến đổi lượng mưa giai đoạn 1986-2015 tại trạm Tây Ninh‌


Hình 2 3 Xu thế biến đổi lượng mưa giai đoạn 1986 2015 tại trạm Bảo Lộc‌ 2 3

Hình 2.3. Xu thế biến đổi lượng mưa giai đoạn 1986-2015 tại trạm Bảo Lộc‌


2.1.2.2. Tác động của khí hậu đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai

Với tính chất nền nhiệt cao đã làm cho khả năng bốc hơi nước trên bề mặt sông và bề mặt đất cao, thoát hơi sinh lý từ thực vật cũng cao, hạn chế quá trình tích lũy nước, tăng quá trình mất nước, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tổng lượng dòng chảy trong lưu vực sông. Các tỉnh nằm phía dưới hạ lưu của lưu vực sông Đồng Nai có nền nhiệt cao hơn so với thượng lưu của LVS do yếu tố địa hình tác động.

Bản đồ 2.4 thể hiện lượng mưa của toàn lưu vực sông Đồng Nai cho thấy lượng mưa lớn vừa là lợi thế nhưng cũng là bất lợi khi lượng mưa diễn biến không ổn định, tính bất thường cao. Lượng mưa phân bố không đều trong lưu vực, có xu thế giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

Do sự phân hóa theo vĩ tuyến nên toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa, tương ứng với mùa cạn và mùa lũ, chính điều này đã tạo ra sự phân phối nước cho các sông trong lưu vực cũng bị tác động, lúc thiếu nước nghiêm trọng, lúc thì thừa nước gây ra lũ, thường gây ngập lụt ở những vùng trũng, thấp ven sông.


Trong bối cảnh lượng nước cung cấp cho các sông không đồng đều trong lưu 4


Trong bối cảnh lượng nước cung cấp cho các sông không đồng đều trong lưu vực cũng như không đều theo thời gian là một thách thức lớn đối với việc quản trị nguồn cung và cấp nước phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đối với những lưu vực sông lớn như Đồng Nai thì việc quản trị nguồn nước là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động khá mạnh đến khu vực này, làm thế nào để đảm bảo nguồn cung cấp nước đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, vừa đáp ứng được tính ổn định của điều tiết nước.

2.1.3. Thủy văn‌

2.1.3.1. Đặc điểm chung

Lưu vực sông Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam đã có hệ thống quan trắc thủy văn khá tốt với nhiều điểm đo trên toàn hệ thống sông và được quản lý hệ thống dữ liệu trong nhiều năm. Mạng lưới các trạm thủy văn trong lưu vực sông được cập nhật dữ liệu quan trắc thường xuyên, tuy nhiên ở một số trạm nhỏ có thể bị ngắt quãng do các yếu tố khách quan. Nhưng với những số liệu quan trắc được cũng đã phản ánh rõ nét về chế độ thủy văn của lưu vực sông Đồng Nai. Hệ thống sông suối LVS Đồng Nai thể hiện ở Bản đồ 2.5.

Dòng chính Đồng Nai bắt nguồn từ độ cao 1.700m thuộc cao nguyên Lang Biang [3] có hướng chảy chính là Đông Bắc – Tây Nam (ngược hướng chung) và ở chỗ hạ lưu chuyển sang hướng Tây Bắc – Đông Nam, cuối cùng đổ ra biển ở Soài Rạp. Mạng lưới sông suối khá phát triển với mật độ là 0,64 km/ km2 với 265 phụ lưu nhưng với phụ lưu cấp 1 như La Ngà, sông Bé, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông…Hệ thống sông Đồng Nai phát triển chủ yếu trên các cao nguyên như Lang Biang, Di Linh, Mạ…với dòng chảy phức tạp.

La Ngà là một phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai, là con sông nhánh có một phần lưu vực nằm trên đất Đồng Nai đổ vào sông chính ở xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, cách cầu La Ngà 5 km về phía thượng lưu, gồm phần lớn diện tích huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Tánh Linh (Bình Thuận), Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai).


Sông Bé là phụ lưu lớn nhất bên bờ phải bắt nguồn từ phía Tây của Nam Tây 5



Sông Bé là phụ lưu lớn nhất bên bờ phải, bắt nguồn từ phía Tây của Nam Tây Nguyên nơi có độ cao từ 600 – 800m, diện tích hứng nước tính tới Hiếu Liêm vào khoảng 7.650 km2, ứng với chiều dài của sông từ nguồn đến nơi nhập lưu với sông Đồng Nai là 344 km.

Sông Sài Gò n bắt nguồn từ vùng đồi núi Lộc Ninh, biên giới Việt Nam - Campuchia, nơi có độ cao trung bình khoảng 200 m. Diện tích lưu vực 4.500 km2, dài 280 km.

Sông Vàm Cỏ Đông thuộc Đông Nam Bộ, sông có độ dốc rất nhỏ, vì vậy thủy triều ảnh hưởng rất rõ, tác động sâu vào nội địa đến 190 km.

Bảng 2.1. Lưu lượng và mô đun dòng chảy năm tại lưu vực sông Đồng Nai‌


STT

Điểm quan trắc

Mô đun dòng chảy năm

Lưu lượng dòng chảy

1

Tà Lài

31 l/s/km2

315 m3/s

2

Trị An

36,4 l/s/km2

542 m3/s

3

Tà Pao

37,7 l/s/km2

79,5 m3/s

4

Phú Hiệp

39,6 l/s/km2

123 m3/s

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


Theo số liệu quan trắc trung bình nhiều năm cho thấy lưu lượng dòng chảy có những biến động tùy trạm quan trắc. Mô đun dòng chảy LVS Đồng Nai thể hiện ở Bản đồ 2.6.

Nguồn nước trong lưu vực sông Đồng Nai khá dồi dào, tuy nhiên sự phân bố nước lại không đồng đều do yếu tố địa hình và đặc điểm hình thái sông, chỗ thừa nước, chỗ lại thiếu nước cho nên việc sử dụng cũng như quản lý gặp không ít khó khăn.


Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay thì tính bất thường của 6


Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay thì tính bất thường của lượng mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến lưu lượng nước của các sông trong lưu vực. Qua số liệu ở bảng trên cho thấy lưu lượng dòng chảy tại các trạm ở LVS Đồng Nai không đồng đều.

Bảng 2.2. Một số trạm thủy văn tại lưu vực sông Đồng Nai‌


TT

Tên trạm

Sông

Địa danh

Vĩ độ

Kinh độ

Cấp


1


Cần Đăng


Bến Đá

Tân Biên – Tây Ninh


11032/


106000/


I


2


Phước Hòa


Tân Uyên–Bình Dương


11014/


106046/


I

3

Tà Lài

Đồng Nai

Tân Phú – Đồng Nai

11022/

107022/

I


4


Đắk Nông


Đắk Nông

Gia Nghĩa -Đắk Nông


12000/


107041/


I


5


Tà Pao


La Ngà

Tánh Linh – Bình Thuận


11008/


107043/


I


6


Đại Nga


La Ngà

Bảo Lộc – Lâm Đồng


11032/


107052/


II


7

Thanh Bình


Cam Ly

Đức Trọng - Lâm Đồng


11047/


108017/


II


Các trạm thủy văn tại LVS Đồng Nai quan trắc các số liệu liên quan đến mực nước, lưu lượng, dòng cát bùn, …Tuy nhiên, số liệu đôi khi không liên tục giữa các trạm cũng là một khó khăn cho các tính toán cần chuỗi dữ liệu trong thời gian dài.

2.1.3.2. Tác động của chế độ dòng chảy đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai

Đặc điểm địa lí tự nhiên của LVS Đồng Nai tác động rất lớn đến các đặc trưng dòng chảy. Chế độ dòng chảy của hệ thống sông trong lưu vực cũng thiếu tính ổn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024