được quan trắc thường xuyên sẽ giúp các nhà quản lý tài nguyên nước và môi trường có những điều chỉnh phù hợp để phát triển bền vững hơn.
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông LVS Đồng Nai thể hiện ở bảng 3.3 với các giá trị thực đo trong 5 năm từ 2011 – 2015. Trên cơ sở các giá trị thực đo đó, chúng tôi so sánh với giới hạn cho phép (GHCP) của bảng 3.1 để xác định nước sông bị ô nhiễm hay chưa ô nhiễm.
Bảng 3.2. Vị trí, điểm quan trắc chất lượng nước lưu vực sông Đồng Nai
Ký hiệu | Vị trí quan trắc | Điểm quan trắc | |
1 | ĐN1 | Thượng nguồn sông Đồng Nai | Bến phà Nam Cát Tiên |
2 | ĐN2 | Điểm giữa sông Đồng Nai | Trạm bơm Thiện Tân |
3 | ĐN3 | Điểm cuối sông Đồng Nai | Mũi Đèn Đỏ |
4 | SG1 | Thượng nguồn sông Sài Gòn | Cầu Tha La |
5 | SG2 | Điểm giữa sông Sài Gòn | Cầu Bến Súc |
6 | SG3 | Điểm cuối sông Sài Gòn | Cảng Tân Thuận |
7 | SB1 | Thượng nguồn sông Bé | Hồ Thác Mơ |
8 | SB2 | Điểm giữa sông Bé | Hồ Phước Hòa |
9 | SB3 | Điểm cuối sông Bé | Cửa sông Bé |
10 | VCĐ1 | Thượng nguồn sông Vàm Cỏ Đông | Cầu Gò Chai |
11 | VCĐ2 | Điểm giữa sông Vàm Cỏ Đông | Hợp lưu kênh An Hạ - VCĐ |
12 | VCĐ3 | Điểm cuối sông Vàm Cỏ Đông | Cụm CN Long Định - Long Cang |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỉ Lệ Diện Tích Các Loại Đất Trong Lvs Đồng Nai
- Các Nhân Tố Kinh Tế - Xã Hội Tác Động Đến Tài Nguyên Nước Mặt Lưu Vực Sông Đồng Nai
- Tỉ Lệ Gia Tăng Dân Số Các Tỉnh Trong Lưu Vực Sông Đồng Nai (%)
- Đánh Giá Tính Dễ Bị Tổn Thương Của Môi Trường Để Đảm Bảo Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Đồng Nai
- Chỉ Số Đánh Giá Tính Dễ Bị Tổn Thương Môi Trường Cho Lvs Đồng Nai
- Giá Trị Giới Hạn Mức Độ Dễ Bị Tổn Thương Đối Với Thời Kỳ Lạnh
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Bảng 3.3. Kết quả quan trắc chất lượng nước sông LVS Đồng Nai
Năm | Thông số | |||||
pH | BOD5 | COD | DO | TSS | ||
ĐN1 | 2011 | 6,9 | 1 | 4 | 5,5 | 50,5 |
2012 | 7,2 | 6 | 11 | 7,54 | 72 | |
2013 | 7,43 | 7 | 13 | 6,86 | 58,9 | |
2014 | 8 | 6 | 9 | 7,9 | 35 | |
2015 | 6,9 | 4 | 7 | 7,66 | 35 | |
ĐN2 | 2011 | 7,2 | 3 | 12 | 5,5 | 22,5 |
2012 | 7,4 | 5 | 8 | 6,56 | 52 | |
2013 | 7,37 | 7 | 13 | 5,74 | 41 | |
2014 | 7,5 | 7 | 13 | 5,4 | 149 | |
2015 | 6,86 | 9 | 15 | 5,74 | 54 | |
ĐN3 | 2011 | 6,9 | 12 | 29 | 4,6 | 23 |
2012 | 6,9 | 27 | 54 | 4,18 | 137,5 | |
2013 | 7,05 | 7 | 16 | 4,34 | 71 | |
2014 | 7,5 | 6 | 10 | 4,3 | 59 | |
2015 | 7,04 | 6 | 10 | 4,12 | 49 | |
SG1 | 2011 | 6,7 | 16 | 29 | 5 | 44 |
2012 | 6,8 | 16 | 24 | 4,91 | 141 | |
2013 | 6,93 | 6 | 10 | 6,62 | 36 | |
2014 | 7,4 | 4 | 7 | 4,7 | 68 | |
2015 | 6,87 | 5 | 8 | 6,65 | 52 | |
SG2 | 2011 | 5,9 | 2 | 4 | 4,3 | 83 |
2012 | 6,7 | 10 | 19 | 6,2 | 60 | |
2013 | 6,87 | 5 | 13 | 4,04 | 54 | |
2014 | 6,7 | 6 | 10 | 4,1 | 95 | |
2015 | 6,51 | 4 | 6 | 4,11 | 32 |
2011 | 7 | 3 | 12 | 2,8 | 104,5 | |
2012 | 6,9 | 30 | 56 | 3,69 | 127 | |
2013 | 7,15 | 8 | 16 | 1,25 | 19 | |
2014 | 7,2 | 9 | 17 | 2,7 | 21 | |
2015 | 6,79 | 6 | 9 | 4,17 | 60 | |
SB1 | 2011 | 6,9 | 3 | 11 | 5,5 | 85 |
2012 | 7,5 | 8 | 14 | 6,5 | 79 | |
2013 | 7,49 | 6 | 13 | 6,82 | 58 | |
2014 | 7,3 | 5 | 8 | 6,7 | 127 | |
2015 | 6,68 | 10 | 17 | 7,13 | 250 | |
SB2 | 2011 | 6,9 | 3 | 9 | 5,7 | 31,5 |
2012 | 7,4 | 4 | 7 | 6,03 | 78,5 | |
2013 | 7,24 | 4 | 7 | 6,09 | 22 | |
2014 | 7,4 | 5 | 9 | 7,9 | 104 | |
2015 | 7,15 | 3 | 6 | 7,45 | 48 | |
SB3 | 2011 | 7,1 | 2 | 8 | 5,8 | 41 |
2012 | 7,4 | 5 | 7 | 6,71 | 52,5 | |
2013 | 7,28 | 5 | 15 | 6,57 | 41 | |
2014 | 7,7 | 5 | 9 | 6,8 | 53 | |
2015 | 6,78 | 5 | 8 | 7,38 | 126 | |
VCĐ1 | 2011 | 6,6 | 8 | 17 | 2 | 33,5 |
2012 | 6,9 | 25 | 42 | 2,39 | 174,5 | |
2013 | 6,75 | 4 | 10 | 1,54 | 117 | |
2014 | 6,9 | 5 | 8 | 2,8 | 65 | |
2015 | 6,57 | 7 | 10 | 1,95 | 175 | |
VCĐ2 | 2011 | 4,2 | 12 | 25 | 3,7 | 5 |
2012 | 4,9 | 7 | 15 | 4,62 | 7,5 | |
2013 | 5,3 | 8 | 13 | 3,56 | 4 |
2014 | 6,9 | 7 | 10 | 3 | 71 | |
2015 | 5,62 | 4 | 6 | 4,65 | 15 | |
VCĐ3 | 2011 | 4,8 | 19 | 67 | 3,2 | 3,5 |
2012 | 6,3 | 9 | 20 | 3,78 | 29 | |
2013 | 6,45 | 7 | 17 | 2,4 | 13 | |
2014 | 6,3 | 5 | 9 | 4 | 22 | |
2015 | 6,32 | 3 | 6 | 2,62 | 12 | |
GHCP | 6 - 8,5 | 6 | 15 | ≥ 5 | 30 |
3.1.2.1. Độ pH
Có rất nhiều thông số để đánh giá chất lượng nước sông, trong đó pH được coi là một trong những thông số quan trọng để đánh giá độ cứng của nước, khả năng ăn mòn trong đánh giá mức độ ô nhiễm nước. Độ pH biểu thị hàm lượng ion hydrogen H+ xác định tính kiềm hay axit trong nước sông. Do tính chất của pH thể hiện tính axit và kiềm trong nước nên giá trị thực đo trong nước thấp hơn hay cao hơn so với khoảng giới hạn cho phép cũng đều không tốt cho sinh vật thủy sinh. Thực tế cho thấy, khi sử dụng nước sông cho mục đích sinh hoạt hoặc làm môi trường sống cho các loài thủy sinh thì việc đánh giá độ pH là rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến sự sinh tồn và phát triển.
Theo kết quả phân tích nồng độ pH tại 12 điểm quan trắc trong 5 năm cho thấy về cơ bản pH nước sông trong lưu vực nằm trong giới hạn cho phép, từ 6 – 8,5. Riêng tại điểm quan trắc VCĐ3 năm 2011, SG2 năm 2011 và VCĐ2 có 4/5 năm pH nhỏ hơn 6 (năm 2011, 2012, 2013, 2015). Kết quả phân tích nồng độ pH được thể hiện ở Bản đồ 3.1.
3.1.2.2. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật tiêu thụ để oxy hóa sinh học các chất hữu cơ chịu sự phân hủy trong bóng tối trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Việc đánh giá BOD giúp xác định mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước, vì thế muốn đánh giá chính xác giá trị ô nhiễm hữu cơ phải phân tích mẫu trong điều kiện ổn định nhiệt 5 ngày.
BOD5 là lượng oxy cần thiết của 5 ngày đầu với điều kiện nhiệt độ 200C. Kết quả quan trắc thể hiện ở Bản đồ 3.2. cho thấy ở các điểm ĐN1, SG2 chỉ có 1 năm giá trị BOD5 vượt giá trị cho phép, còn lại các điểm ĐN2, ĐN3, SG1, SG3, SB1, VCĐ1, VCĐ2, VCĐ3 đều vượt giá trị cho phép từ 2 đến 4 năm. Đặc biệt, năm 2012 tại SG3, khu vực cảng Tân Thuận, BOD5 tăng gấp 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép. BOD5 xuất hiện trong nước sông chủ yếu do nguyên nhân nguồn xả thải từ nước thải các khu công nghiệp chảy ra các sông thuộc LVS Đồng Nai. Kết quả quan trắc cho thấy, phía dưới hạ lưu của LVS Đồng Nai, nơi phát triển mạnh mẽ công nghiệp và cảng biển thì mức độ ô nhiễm BOD5 thể hiện rõ nhất. Vì thế, trong các quy hoạch môi trường và quy hoạch phát triển của vùng cần phải chú ý đến các giải pháp để giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm từ các khu công nghiệp, từ đó mới có thể đảm bảo nguồn nước có chất lượng tốt cho LVS Đồng Nai.
Trong các giải pháp bảo vệ môi trường nước LVS Đồng Nai, đặc biệt ở khu vực hạ lưu của LVS, ngoài các giải pháp mang tính pháp lý thì cũng cần phải nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm nước trong các khu công nghiệp, nhà máy, khu dân cư trước khi thải ra môi trường. Quá trình phát triển công nghiệp và cảng biển ngày càng mạnh, cho nên về lâu dài vẫn cần phải kiểm soát nguồn thải từ nguồn mới đảm bảo được chất lượng nước của LVS nằm trong GHCP theo quy định của QCVN.
3.1.2.3. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước. COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước mặt, nó phản ánh hàm lượng chất hữu cơ có trong nước, chỉ số đo được càng cao chứng tỏ nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.
Dựa trên kết quả quan trắc được tại 12 điểm đo trong lưu vực sông Đồng Nai cho thấy có 4 điểm đo nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN, đó là các điểm ĐN1, ĐN2, SB1, SB2, SB3. Năm 2012 giá trị COD tăng một cách đột biến gấp 3 đến 4 lần tại các điểm ĐN3 (54 mg/l) SG3 (56 mg/l) và VCĐ1 (42 mg/l), giai đoạn này lượng chất hữu cơ gây ô nhiễm tăng mạnh. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước mà những năm tiếp theo hàm lượng COD trong nước giảm đáng kể, nước bị ô nhiễm nhẹ. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bản đồ 3.3.
3.1.2.4. Oxy hòa tan (DO)
Oxy hòa tan DO là lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật thủy sinh như tôm, cá….DO trong nước thường tạo ra do sự hòa tan của không khí và một phần nhỏ là do sự quang hợp của tảo, khi nước bị ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì DO trong nước sẽ bị tiêu thụ ít đi, do đó giá trị DO thường thấp, đây được coi là một chỉ số đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt có nguồn gốc hữu cơ.