Các Yếu Tố Hút Đối Với Fdi Của Nước Chủ Nhà


chuyển, liên lạc, sản phẩm trung gian và mạng lưới doanh nghiệp khu vực là các yếu tố quan trọng. Cuối cùng, các yếu tố kinh doanh như xúc tiến đầu tư, khuyến khích đầu tư, chi phí không chính thức, thuận lợi hóa đầu tư thông qua dịch vụ một cửa, cung cấp tiện ích xã hội và các dịch vụ sau đầu tư cũng là những yếu tố tác động đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài.

Bảng 2. 2: Các yếu tố hút đối với FDI của nước chủ nhà


Nhóm yếu tố

Yếu tố cụ thể


Nhóm yếu tố chính sách

o Sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội

o Quản trị quốc gia tốt

o Chính sách về chức năng và cấu trúc của các thị trường (đặc biệt là liên quan đến cạnh tranh, M&A, các tiêu chuẩn báo cáo đơn giản, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế)

o Chính sách bảo vệ quyền tài sản (bao gồm cả sở hữu trí tuệ)

o Các chính sách ngành và khu vực; chính sách phát triển các cụm cạnh tranh

o Chính sách thương mại (thuế quan và hàng rào phi thuế quan) và tỷ giá hối đoái ổn định.

o Các thỏa thuận đầu tư quốc tế (IIAs)


Nhóm yếu tố kinh tế

Đối với FDI với mục đích tìm kiếm thị trường

o Thu nhập bình quân đầu người

o Quy mô thị trường

o Tốc độ gia tăng của thị trường

o Khả năng tiếp cận với thị trường khu vực và toàn cầu

Đối với FDI với mục đích tìm kiếm nguồn lực

o Nguồn lực thông thường

Tài nguyên thiên nhiên

Lao động không có kỹ năng

o Nguồn lực chiến lược

Các lợi thế cạnh tranh mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.



Nhóm yếu tố

Yếu tố cụ thể


Lao động có kỹ năng

Cơ sở hạ tầng chiến lược

Đối với FDI với mục đích tìm kiếm hiệu quả

o Lương và năng suất lao động

o Chi phí vận chuyển, liên lạc và sản phẩm trung gian

o Mạng lưới doanh nghiệp khu vực


Nhóm yếu tố kinh doanh

o Xúc tiến đầu tư

o Khuyến khích đầu tư

o Giảm các chi phí gây phiền nhiễu

o Dịch vụ một cửa

o Cung cấp các tiện nghi xã hội

o Cung cấp các dịch vụ sau đầu tư

Nguồn: UNCTAD (1998, 2010)

Theo UNCTAD (2010), nhóm các yếu tố của nước chủ nhà là yếu tố quan trọng nhất tác động đến FDI. Đặc biệt, so với UNCTAD (1998), UNCTAD (2010) phân chia FDI tìm kiếm nguồn lực thành hai nhóm: (i) nguồn lực thông thường bao gồm tài nguyên thiên nhiên và lao động không có kỹ năng và (ii) nguồn lực chiến lược bao gồm các lợi thế cạnh tranh mới, lao động có kỹ năng, trình độ công nghệ và cơ sở hạ tầng chiến lược. Với cách phân loại này, UNCTAD (2010) nhấn mạnh đến sự khác biệt trong các yếu tố kinh tế thúc đẩy FDI ở các trình độ và mục đích khác nhau.

c. Các yếu tố môi trường quốc tế

Cuối cùng, các yếu tố thuộc môi trường quốc tế có tác động đến FDI bao gồm:

(i) toàn cầu hoá; và (ii) hội nhập khu vực và (iii) quan hệ giữa các quốc gia. Các quốc gia tiến hành đối thoại nhằm hạn chế xung đột và giảm nguy cơ chiến tranh; gia tăng hội nhập quốc tế và hợp tác kinh tế thông qua ký kết các hiệp định song phương và đa phương, giảm các hàng rào đối với thương mại và đầu tư nhằm thúc đẩy tự do hoá kinh tế. Toàn cầu hoá và khu vực hoá giúp tận dụng được tính kinh tế


nhờ quy mô (mở rộng quy mô thị trường và giảm chi phí đầu tư) và khai thác được lợi ích từ chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác trên quy mô toàn cầu và khu vực.

2.3.2. Các kênh tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra sôi động, việc các quốc gia cùng tham gia vào một FTA ngày càng có tác động mạnh mẽ đến dòng vốn FDI của các nước thành viên. FTA có thể tác động đến FDI theo nhiều kênh với mức độ khác nhau. Các FTA thế hệ mới với các nội dung cam kết rộng hơn, vượt ra ngoài các cam kết về mở cửa thương mại của các FTA truyền thống thì tác động đối với FDI lại càng đa chiều và phức tạp hơn.

2.3.2.1. Tác động từ cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa

Kênh tác động được nhắc đến đầu tiên chính là từ các cam kết tự do hóa thương mại thông qua xóa bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan được quy định trong các FTA. Các cam kết này sẽ tác động đến FDI từ cả các nước nội khối (nước đầu tư và nước chủ nhà cùng tham gia một FTA) và các nước ngoại khối (nước đầu tư và nước chủ nhà không cùng tham gia FTA đó) .

a. Đối với FDI từ các nước nội khối

Cam kết xóa bỏ hàng rào thương mại có hai kênh tác động chính với chiều tác động trái ngược nhau đối với FDI giữa các nước cùng tham gia FTA.

Trước hết, FTA làm giảm FDI theo chiều ngang giữa các nước nội khối khi động cơ của nhà đầu tư trước đó là để tránh thuế quan nhập khẩu của nước chủ nhà (Yeyati và các cộng sự, 2003, Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương, 2016). Các quốc gia có thể sản xuất trong nước rồi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp rào cản thương mại quá lớn ở nước nhập khẩu thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn FDI như một phương án thay thế để vượt qua rào cản thương mại, tiếp cận thị trường nước chủ nhà. Đây là hình thức FDI theo chiều ngang nhằm tìm kiếm thị trường. Khi nước chủ nhà và nước đầu tư cùng tham gia FTA với các cam kết xóa bỏ phần lớn các rào cản thương mại sẽ làm triệt tiêu động


cơ đầu tư ra nước ngoài nhằm tránh thuế quan cao và do đó làm giảm FDI theo chiều ngang giữa các nước nội khối.

Mặt khác, tác động hội nhập lại làm gia tăng FDI theo chiều dọc giữa các nước cùng tham gia FTA (Yeyati và các cộng sự, 2003, Moon,2009, Thangavelu và Findlay, 2011, Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương, 2016). Với FDI theo chiều dọc, thương mại và FDI lúc này không thay thế nhau mà ngược lại bổ trợ cho nhau khi các doanh nghiệp tìm kiếm hiệu quả thông qua việc đặt mỗi một khâu sản xuất ở các địa điểm khác nhau nhằm tận dụng tối đa các lợi thế so sánh ở nước chủ nhà. FTA làm giảm chi phí vận chuyển và sản xuất, thúc đẩy sự dịch chuyển sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng giữa công ty mẹ ở nước đầu tư hoặc các chi nhánh của công ty ở nước khác với chi nhánh công ty đặt ở nước chủ nhà. Điều này thúc đẩy FDI theo chiều dọc giữa các nước thành viên.

Hai kênh này có tác động ngược chiều nhau, và do đó tác động tổng thể của việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan thông qua FTA đối với FDI giữa các nước nội khối là chưa rõ ràng, phụ thuộc vào bản chất FDI giữa các quốc gia tham gia FTA là FDI theo chiều ngang hay FDI theo chiều dọc. Theo Yeyati và các cộng sự (2003), bản chất FDI vào các nước đang phát triển lại phụ thuộc vào mức độ của hàng rào thuế quan mà nước đó đang áp dụng. Nếu hàng rào thương mại áp dụng ở mức cao thì FDI thường là FDI theo chiều ngang, và trong trường hợp đó FTA sẽ làm giảm FDI vào các nước đang phát triển. Nếu hàng rào thương mại áp dụng ở mức thấp thì FDI chủ yếu là FDI theo chiều dọc, và trong trường hợp này FTA sẽ làm tăng FDI từ các nước nội khối. Ngoài ra, việc tham gia FTA cũng có thể làm thay đổi bản chất FDI của một quốc gia từ FDI theo chiều ngang sang FDI theo chiều dọc khi hàng rào thương mại được dỡ bỏ.

b. Đối với FDI từ các nước ngoại khối

Trong khi tác động tổng thể của FTA đối với FDI giữa các nước nội khối là chưa rõ ràng thì nhìn chung, các nhà kinh tế đều cho rằng FTA có tác động tích cực đối với FDI từ các nước ngoại khối.


Các cam kết xóa bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan giữa các nước cùng tham gia FTA đã hình thành nên một thị trường khu vực rộng lớn hơn so với thị trường của từng nước thành viên trước đó. Với mỗi nước thành viên, bản thân việc tham gia FTA cũng mang lại lợi ích tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập và do đó dẫn dến mở rộng hơn nữa quy mô của thị trường trong nước. Tác động mở rộng thị trường rõ ràng là yếu tố thúc đẩy FDI theo chiều ngang từ các nước ngoại khối, đặc biệt là khi hàng rào thương mại của các nước trong FTA với các nước không thuộc FTA vẫn duy trì ở mức độ cao. Ngoài ra, việc thiết lập FTA cũng có thể thúc đẩy FDI theo chiều dọc của các MNCs đặt ở ngoài khu vực thương mại tự do nhằm tận dụng việc xóa bỏ hàng rào thương mại giữa các nước tham gia FTA, giảm thiểu chi phí sản xuất (Yeyati và các cộng sự, 2003, Moon, 2009, Thangavelu và Findlay, 2011, Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương, 2016). Bên cạnh đó, các quy định về quy tắc xuất xứ trong FTA cũng làm gia tăng FDI ngoại khối để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của một nước thành viên nhằm đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ và do đó được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước thành viên khác. Như vậy dù động cơ của FDI là gì thì tác động mở rộng thị trường cũng dẫn tới việc gia tăng FDI từ các nước không thuộc FTA vào các nước thành viên FTA.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng FDI gia tăng từ các nước không thuộc FTA vào các nước thành viên FTA có thể được phân bổ không đồng đều; thậm chí luồng vốn FDI vào khu vực có thể được tái phân bổ giữa các nước thành viên sau khi FTA được thành lập. Ví dụ, trước khi có FTA, một MNC có thể tiến hành FDI theo chiều ngang ở tất cả các nước trong một khu vực nhất định. Khi hàng rào thương mại giữa các quốc gia trong khu vực đó được dỡ bỏ, MNC có thể lựa chọn tập trung sản xuất ở một nhà máy duy nhất và cung cấp cho các nước còn lại trong FTA thông qua thương mại. Và do đó, tác động mở rộng thị trường của FTA tuy có tác động tổng thể tích cực đến FDI vào khu vực nhưng có thể mang lại lợi ích cho thành viên này mà bất lợi cho thành viên khác trong cùng một FTA. Điều này dễ xảy ra trong trường hợp FTA Nam – Nam giữa các nước đang phát triển có trình độ phát triển


kinh tế và các lợi thế so sánh tương đối tương đồng. Câu hỏi được đặt ra là vậy thì điều gì quyết định xem một nước thành viên sẽ được lợi hay chịu thiệt từ quá trình tái phân bổ FDI trong khu vực FTA. Kể cả khi hàng rào thuế quan đã được dỡ bỏ, một khi các chi phí thương mại khác (như chi phí vận tải) vẫn còn tồn tại thì độ lớn của nền kinh tế có thể là một yếu tố quan trọng vì các doanh nghiệp sẽ có xu hướng đặt nhà máy sản xuất ở thị trường lớn hơn, tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô để giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất. Đối tượng chịu thiệt nhiều nhất là các nước có quy mô vừa vì những nước có quy mô nhỏ thì dù thế nào FDI cũng bị thay thế bởi thương mại trừ khi hàng rào thương mại của các nước này ở mức rất cao. Ngoài ra, sự hấp dẫn của một quốc gia đối với nhà đầu tư cũng có thể bắt nguồn từ chất lượng thể chế (ví dụ như các quy định pháp luật, tham nhũng,...), chất lượng nguồn nhân lực, chính sách thuế và giá các yếu tố đầu vào,... Như vậy, lợi thế trong thu hút FDI nhờ FTA không phải là vĩnh viễn và có thể được phân bổ lại khi có các nước khác cùng tham gia FTA. Điều này hàm ý rằng các thành viên cần tận dụng khi tham gia sớm FTA đồng thời tạo cho mình các lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh có thể có khi FTA được mở rộng.

2.3.2.2. Tác động từ cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ

Trong khi các cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa tác động chủ yếu lên FDI trong lĩnh vực sản xuất thì các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ tác động trực tiếp lên FDI trong lĩnh vực dịch vụ và tác động gián tiếp lên FDI trong lĩnh vực sản xuất. Tự do hoá thương mại dịch vụ tác động trực tiếp đến yếu tố chính sách, loại bỏ rào cản thâm nhập thị trường cho các nhà đầu tư nội khối. Thực tế cho thấy tự do hoá thương mại dịch vụ thường đi sau và hạn chế hơn so với tự do hoá thương mại hàng hoá. Các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy FDI vào các ngành dịch vụ giữa các nước thành viên. Ngoài ra, sự phát triển của thị trường dịch vụ còn làm giảm chi phí cho doanh nghiệp hoạt động tại khu vực (yếu tố kinh tế), cải thiện môi trường kinh doanh (yếu tố kinh doanh), tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào khu vực; và do đó có thể thúc đẩy FDI nói chung (Phùng Xuân Nhạ và Nguyễn Thị Minh Phương, 2016).


2.3.2.3. Tác động từ các cam kết đầu tư

Các cam kết về đầu tư trong các FTA thường liên quan đến các nội dung như tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư; theo đó hướng tới không phân biệt đối xử, đảm bảo đầu tư cho nhà đầu tư đến từ các nước thành viên. Các cam kết này sẽ có tác động tích cực đến yếu tố chính sách và yếu tố kinh doanh; đồng thời làm giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp (yếu tố kinh tế). Các cam kết về đầu tư có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi trong khu vực, nhờ đó thúc đẩy lưu chuyển dòng vốn đầu tư vào các nước nước tham gia FTA từ cả các nước nội khối và ngoại khối.

2.3.2.4. Tác động từ các kênh khác

FTA cũng giúp thúc đẩy các chuỗi giá trị có sự tham gia của các nước thành viên cùng tham gia FTA. Bên cạnh đó, việc ký kết FTA giữa các quốc gia cũng có vai trò như một sự đảm bảo về một môi trường chính trị và thể chế tốt hơn, giúp gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và cải thiện dòng vốn FDI vào các nước thành viên (Chang và các cộng sự, 2005, Thangavelu và Findlay, 2011).

Ngoài ra, các cam kết mở rộng trong FTA thế hệ mới như cạnh tranh, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường,... đòi hỏi các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển phải nâng cấp các tiêu chuẩn trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả là trong ngắn hạn các nước đang phát triển có thể gặp nhiều thách thức để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của FTA thế hệ mới, song trong dài hạn điều này mang lại lợi ích bền vững cho các thành viên FTA. Nhìn từ khía cạnh FDI, các cam kết tiêu chuẩn cao giúp các nước đang phát triển loại bỏ được bớt các dự án FDI có chất lượng thấp và hướng tới thu hút các dự án FDI có chất lượng cao hơn. Do đó, trong ngắn hạn FDI có thể bị giảm nếu FDI hiện tại không đáp ứng được các yêu cầu song trong dài hạn chất lượng dòng vốn FDI sẽ được cải thiện nhờ tác động của FTA thế hệ mới.

Có thể tóm tắt các kênh tác động của việc tham gia FTA đối với FDI vào các nước thành viên trong hình 2.1 sau đây.



Hình 2 1 Tóm tắt các kênh tác động chính của FTA đối với FDI Nguồn Tác 1

Hình 2. 1: Tóm tắt các kênh tác động chính của FTA đối với FDI

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3.3. Các yếu tố quyết định tác động của Hiệp định thương mại tự do đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

Mức độ tác động của FTA đối với FDI vào các nước thành viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 05 nhóm yếu tố chính bao gồm: (i) bản chất của FTA, (ii) sự tương đồng và mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa các nước thành viên trong FTA, (iii) quan hệ đầu tư của các nước thành viên FTA, (iv) chênh lệch giữa cam kết trong FTA với các cam kết khác hoặc chính sách hiện hành của các nước thành viên; và (v) các yếu tố bên ngoài.

2.3.3.1. Yếu tố 1: Bản chất của FTA

Trước hết, bản chất của FTA như loại FTA, phạm vi và mức độ cam kết, quy mô của FTA là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tác động của FTA đối với FDI vào các nước thành viên. Như đã phân tích ở chương 2, quá trình đàm phán của một FTA song phương thường nhanh chóng và dễ dàng hơn; nội dung cam kết bám sát nhu cầu của các Bên hơn so với một FTA khu vực hay đa phương

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí