Một Số Nghiên Cứu Sử Dụng Mô Hình Kinh Tế Lượng Để Đánh Giá Tác Động Hậu Kỳ Của Hội Nhập Kinh Tế Khu Vực Đối Với Dòng Vốn Fdi


Jaumotte (2004) sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của quy mô thị trường khu vực do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đối với luồng vốn FDI vào các nước thành viên. Từ kết quả của mô hình sử dụng số liệu của 71 nước đang phát triển trong giai đoạn 1980-1999, tác giả đánh giá tác động dự kiến đối với FDI vào các nước Maghreb nhờ sự thiết lập thị trường khu vực giữa Algeria, Morocco và Tunisia. Kết quả là sự mở rộng thị trường khu vực nhờ RTA có thể giúp làm tăng đồng thời FDI vào cả ba quốc gia, cụ thể làm tăng 62% ở Algeria, 85% ở Morocco và 165% ở Tunisia.

Yeyati và các cộng sự (2003) cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng với số liệu FDI từ 20 nước OECD đầu tư vào 60 nước chủ nhà trong giai đoạn 1982-1999 để đánh giá các yếu tố tác động đến FDI, từ đó dự báo tác động của việc hình thành Hiệp định thương mại tự do châu Mỹ (FTAA). Nghiên cứu cho thấy mỗi nước thành viên MERCOSUR sẽ tăng FDI từ Hoa Kỳ và Canada khoảng 60% và từ ngoại khối 26%. FDI nội khối vào các nước thuộc cộng đồng Andean tăng 82%, FDI ngoại khối tăng 44%. Các nước có tác động nhiều nhất là Panama, Costa Rica và Chile do các nước này có quy mô thị trường mở rộng gia tăng nhiều nhất. Các nước chịu tác động ít nhất là Mexico, Canada và Hoa Kỳ.

Ngoài ra, các nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động hậu kỳ được giới thiệu ở 1.2.2 cũng có thể được áp dụng để dự đoán tác động dự kiến của một FTA nào đó đối với FDI vào các nước thành viên.

1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá tác động hậu kỳ

Đối với nhóm nghiên cứu đánh giá tác động sau khi các FTA đã có hiệu lực, phương pháp thường được sử dụng là mô hình kinh tế lượng. Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đưa các yếu tố quan trọng nhất tác động đến FDI vào mô hình bao gồm: quy mô thị trường (GDP, tốc độ tăng GDP, thu nhập bình quân đầu người, quy mô thị trường khu vực), khoảng cách, hội nhập (FTA, mức độ tự do hoá), yếu tố đầu vào cho sản xuất (dân số, lao động),… Bảng 1.1 sau đây thống kê một số nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động hậu kỳ của việc hội nhập kinh tế khu vực đối với dòng vốn FDI.


Bảng 1. 1: Một số nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động hậu kỳ của hội nhập kinh tế khu vực đối với dòng vốn FDI

TT

Nghiên cứu

Kết quả

1

Yeyati và các cộng sự (2003)

Tham gia FTA làm tăng dòng vốn FDI nội khối 27% trong khi yếu tố thị trường chung lớn hơn tác động đến FDI nước

chủ nhà với mức co giãn 0.1.

2

Balaubramanyam

và các cộng sự (2002)

Các yếu tố kinh tế của nước chủ nhà và nước đầu tư chứ

không phải là hội nhập kinh tế khu vực mới là yếu tố tác động quan trọng đến dòng vốn FDI.

3

Adams và các cộng sự (2003)

Trong 09 FTA được đánh giá có 06 FTA có tác động tạo lập đầu tư, 01 FTA có tác động chệch hướng đầu tư và 02

FTA không có tác động có thể quan sát được.

4

Lederman và các cộng sự (2005)

Kỳ vọng tham gia FTA làm tăng dòng vốn FDI đến hơn 1/3, trong khi tham gia thị trường chung có quy mô lớn gấp hai lần thị trường nước chủ nhà có thể làm tăng dòng vốn

FDI từ 20% trở lên.

5

Jaumotte (2004)

Tác động tích cực đáng kể của quy mô thị trường được mở rộng ở giai đoạn đầu đối với dòng vốn FDI ở giai đoạn

cuối.

6

Moon (2009)

FDI theo chiều dọc sẽ tăng lên nhờ tự do hóa thương mại trong khi FDI theo chiều ngang sẽ bị thay thế bởi xuất

khẩu.

7

Park và Park

(2008)

Các nước thành viên thu hút nhiều FDI hơn thông qua cải

cách nền kinh tế trong nước sau khi tham gia các FTA.

8

Dunning (1997)

Cả FDI nội khối và ngoại khối của Cộng đồng châu Âu (EC) đều được thúc đẩy sau Chương trình Thị trường thống

nhất (IMP) năm 1985.

9

Pain (1997)

Tăng nhanh FDI nội khối EU sau khi thực hiện Chương

trình Thị trường thống nhất năm 1985.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 4



TT

Nghiên cứu

Kết quả

10

Pain và Lansbury

(1997)

Tương tự như Pain (1997) đối với đầu tư của Đức vào các

nước thành viên EU còn lại.

11

Girma (2001)

Quy mô của thị trường khu vực và chi phí lao động tương đối từ việc tham gia IMP có tác động quan trọng đối với

FDI so với quy mô thị trường nội địa.

12

Egger và Pfaffermayr

(2004)

Các sự kiện IMP, Chương trình mở rộng và Hiệp định giữa EU và các nước Trung Đông Âu (CEEC) có tác động tích

cực đến FDI vào các nước thành viên.

13

Blomstrom và Kokko (1997)

- FDI nội khối vào Canada giảm sau FTA Canada – Mỹ (CUSFTA), lượng giảm này được bù đắp bởi gia tăng FDI ngoại khối. FDI ròng vào Mỹ tăng lên nhờ CUSFTA chủ yếu do tăng FDI từ ngoại khối.

- Gia tăng FDI vào Argentina và Brazil sau MECOSUR

nhờ đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng cao và gia tăng xuất khẩu trong toàn bộ khu vực.

14

Buckley và các cộng sự (2001)

Đầu tư từ các nước châu Âu gia tăng vào ba nước Bắc Mỹ nhờ NAFTA, đặc biệt là đầu tư của các MNCs của Anh và

Thụy Sỹ vào Mỹ.

15

Waldkirch (2003)

NAFTA có tác động tích cực đối với FDI nội khối từ Mỹ và Canada vào Mexico; trong khi đó NAFTA hầu như

không có tác động đối với FDI ngoại khối vào Mexico.

16

Lim (2001)

FDI tính theo tỷ lệ % của GDP tăng lên hơn hai lần trong 04 năm sau khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tham gia EU, Brazil tham gia MECOSUR và Mexico tham gia NAFTA; và tăng lên 70% cho Argentina sau 04 năm gia nhập

MECOSUR.

17

Lederman và các

cộng sự (2005)

Tương tự như Lim (2001) đối với Tây Ban Nha và Bồ Đào

Nha; nhưng FDI không thay đổi đối với Hy Lạp sau khi gia



TT

Nghiên cứu

Kết quả



nhập EU. FDI vào Mexico tăng trong hai năm đầu gia nhập NAFTA nhưng nhanh chóng bão hòa sau đó, tương tự với

việc các nước mới gia nhập EU.

18

Globerman (2002)

Sau CUSFTA và sau đó là NAFTA, FDI từ châu Âu vào Canada tăng nhanh hơn nhiều so với FDI từ Mỹ vào

Canada.

19

Feils và Rahman

(2008)

NAFTA làm tăng FDI nội khối, nhiều nhất là Mỹ, rồi đến

Canada. FDI nội khối vào Mexico tăng không đáng kể.

20

Monge-Naranjo

(2002)

FDI từ Mỹ vào Mexico gia tăng chỉ trong hai đến ba năm

đầu tiên sau khi NAFTA có hiệu lực.

21

Ismail và các cộng sự (2009)

Hội nhập kinh tế ASEAN trong giai đoạn 1995-2003 làm tăng đầu tư nội khối ASEAN5 vào các thành viên ASEAN mới; còn FDI ngoại khối từ EU vào ASEAN nhiều hơn vào các khu vực khác trong khi Mỹ và Nhật Bản đầu tư nhiều

hơn vào ASEAN5 so với các thành viên khác của ASEAN

22

Bende-Nabende và các cộng sự

(2001)

AFTA có tác động trễ đối với FDI trong đó có lợi hơn đối với các nước phát triển hơn và bất lợi hơn đối với nước kém

phát triển hơn.

23

Plummer và Cheong (2008)

Sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997, năm 1998 dòng

vốn FDI vào các nước ASEAN bị giảm đi nhưng FDI nội khối lại gia tăng nhờ hội nhập ASEAN.

Nguồn: Medvedev (2012), Li (2015) và tổng hợp của tác giả

Kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của nhiều FTA cùng một lúc không cho kết quả đồng nhất song nhìn chung chỉ ra tác động tích cực nhiều hơn tác động tiêu cực. Yeyati và các cộng sự (2003) sử dụng mô hình trọng lực với số liệu dòng vốn FDI từ 20 nước OECD tới 60 quốc gia nhận đầu tư trong giai đoạn 1982-1998. Kết quả chỉ ra rằng việc cùng tham gia một FTA với nước đầu tư giúp tăng gần gấp đôi dòng vốn FDI vào một quốc gia. Việc mở rộng quy mô thị trường nhờ hội nhập


kinh tế khu vực cũng mang lại lợi ích quan trọng cho các nước thành viên: Nếu quy mô thị trường mà nước chủ nhà có khả năng tiếp cận tăng gấp đôi sẽ làm tăng tổng vốn FDI chảy vào quốc gia đó 6%. Balaubramanyam và các cộng sự (2002) cũng sử dụng mô hình trọng lực xem xét 381 dòng vốn FDI song phương được thực hiện năm 1995 nhưng kết quả cho thấy các yếu tố kinh tế của nước chủ nhà và nước đầu tư chứ không phải là hội nhập kinh tế khu vực mới là yếu tố tác động quan trọng đến dòng vốn FDI. Jaumotte (2004) tích hợp các biến liên quan đến khu vực (quy mô thị trường khu vực, tốc độ tăng trưởng thực tế trung bình ở nước đối tác, sự chênh lệch trong trình độ lao động, rủi ro tài chính và cơ sở hạ tầng giữa nước nhận đầu tư và các nước trong khu vực) vào mô hình kinh tế lượng truyền thống (với các biến độc lập chỉ liên quan đến nước tiếp nhận đầu tư bao gồm GDP thực tế, tăng trưởng GDP thực tế, giáo dục, rủi ro tài chính, cơ sở hạ tầng, mức độ mở cửa thương mại của nước nhận đầu tư). Nghiên cứu sử dụng số liệu của 71 nước đang phát triển trong giai đoạn 1980-1999. Kết quả chỉ ra rằng quy mô thị trường khu vực có tác động tích cực đáng kể đối với FDI. Tác động của hầu hết các biến (trừ biến chênh lệch trình độ lao động và mức độ mở cửa) trong mô hình có yếu tố khu vực có mức độ tác động ít hơn so với mô hình chỉ có các biến nội địa của nước tiếp nhận đầu tư. Adams và các cộng sự (2003) phát triển Chỉ số tự do hoá thành viên (Member Liberalization Index) thể hiện mức độ tự do hoá của các FTA. Các tác giả xác định tác động riêng biệt của các yếu tố thương mại và phi thương mại (bao gồm đầu tư, cạnh tranh và sở hữu trí tuệ). Kết quả là các yếu tố phi thương mại có tác động lớn hơn đến FDI. Trong 09 FTA mà nghiên cứu xem xét có 06 FTA có tác động tạo lập đầu tư, 01 FTA có tác động chệch hướng đầu tư và 02 FTA không có tác động đối với đầu tư. Từ cách tiếp cận khác, nghiên cứu của Park và Park (2008) lại chỉ ra rằng các nước thành viên thu hút FDI nhiều hơn nhờ thực hiện các cải cách kinh tế được thúc đẩy bởi FTA. Ethier (1998) lập luận rằng các nước nhỏ không tham gia WTO cần thể hiện cho các công ty đa quốc gia thấy những cam kết rõ ràng về cải cách kinh tế nhằm cạnh tranh được với các quốc gia tương tự trong thu hút dòng vốn FDI. Thông thường, việc tham gia FTA với các nước lớn và là


thành viên của WTO là dấu hiệu về cải cách, giúp tăng mức độ hấp dẫn của các nước nhỏ đối với các công ty đa quốc gia. Trong khi đó, Moon (2009) trong luận án tiến sĩ của mình đánh giá tác động của các FTA đối với FDI theo chiều dọc và chiều ngang. Do gặp khó khăn trong việc thu thập các số liệu FDI theo từng hình thức khác nhau, tác giả giả định rằng FDI theo chiều dọc thường có xu hướng xảy ra giữa các nước có sự khác biệt lớn trong yếu tố sản xuất trong khi FDI theo chiều ngang có xu hướng xảy ra giữa các nước có quy mô thị trường lớn. Nghiên cứu này cho thấy FDI theo chiều dọc tăng lên giữa các quốc gia cùng tham gia FTA với điều kiện nước chủ nhà mở cửa hơn với thương mại hàng hoá và có sự khác biệt lớn trong yếu tố sản xuất giữa hai quốc gia. FDI theo chiều ngang nội khối giảm trong khi FTA theo chiều ngang ngoại khối tăng lên. Tuy nhiên, sự thiếu hụt các số liệu FDI theo chiều dọc và chiều ngang là một hạn chế lớn của nghiên cứu này.

Không chỉ đánh giá tác động của nhiều FTA cùng một lúc nhằm đưa ra mối quan hệ giữa FTA đối với FDI, nhiều nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của một FTA cụ thể nào đó. Trong số đó, các FTA liên quan đến hội nhập trong EU, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Thị trường chung Nam Mỹ (MECOSUR), và Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) là các FTA nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Nhìn chung, các nghiên cứu về một hiệp định cụ thể chỉ ra sự gia tăng FDI sau khi hội nhập, như trường hợp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (Lim, 2001, Lederman và các cộng sự, 2005) và các nước EU khác sau khi tham gia EU (Pain, 1997, Pain và Lansbury, 1997, Dunning, 1997), Mexico sau NAFTA (Lim, 2001, Lederman và các cộng sự, 2005, Globerman, 2002, Monge-Naranjo, 2002, Waldkirch, 2003), Mỹ và Canada sau FTA Canada – Mỹ (CUSFTA) và Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) (Blomstrom và Kokko, 1997, Globerman, 2002, Buckley và các cộng sự, 2001, Feils và Rahman, 2008), Brazil và Argentina sau MERCOSUR (Lim, 2001).

Thứ nhất về tác động của quá trình hội nhập kinh tế khu vực châu Âu, đánh giá Chương trình thị trường thống nhất (IMP) giữa các nước thuộc Cộng đồng châu Âu (EC), Dunning (1997) đưa ra kết luận rằng IMP có tác động tích cực đối với cả


FDI nội khối và FDI ngoại khối; tuy nhiên tác động đối với FDI ngoại khối nhiều hơn so với FDI nội khối. Yếu tố tham gia IMP không quan trọng như các yếu tố khác tác động đến FDI, Dunning đặt ra câu hỏi liệu IMP có thể thực sự được coi là một biến độc lập hay không vì tác động chủ yếu của nó là thông qua các yếu tố quy mô thị trường, mức thu nhập, cơ cấu hoạt động kinh tế và mức độ tích tụ kinh tế. Pain (1997), Pain và Lansbury (1997) đánh giá tác động của việc thực hiện IMP trong giai đoạn 1980-1992 đối với FDI của Anh và Đức vào nội khối EU. Sử dụng số liệu cấp độ ngành, các bài viết xem xét tác động tổng thể và tác động ngành của IMP. Kết quả của hai nghiên cứu này cho thấy IMP có tác động lớn, tích cực đối với đầu tư nội khối EU của Anh và Đức trong cả các lĩnh vực công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ. IMP giúp làm tăng dòng vốn FDI nói trên khoảng 27 tỷ USD tính đến năm 1992, tương đương 0,5% GDP của EU. Lĩnh vực dịch vụ chiếm ½ tổng lượng đầu tư tăng lên. Các tác giả cũng nhận thấy đầu tư ở châu Âu trong lĩnh vực hoá chất và máy móc giảm đi, phù hợp với giả thiết cho rằng việc xoá bỏ các rào cản đối với thương mại dẫn tới sản xuất trở nên tập trung hơn. Girma (2001) đánh giá tác động của IMP đối với dòng vốn FDI vào lĩnh vực chế tạo. Tuy nhiên, thay vì để IMP là một biến giả trong mô hình thì Girma tương tác biến giả IMP với các yếu tố tác động tới FDI. Tác giả kết luận rằng quy mô của thị trường khu vực và chi phí lao động tương đối có tác động quan trọng hơn đối với FDI so với quy mô thị trường nội địa. Egger và Pfaffermayr (2004) đánh giá tác động của ba sự kiện khác nhau trong quá trình hội nhập của EU trong những năm 1990 đối với dòng vốn FDI trong khối EU, bao gồm: Chương trình thị trường thống nhất (IMP), Chương trình mở rộng năm 1995 và Hiệp định giữa EU và các nước Trung Đông Âu (CEEC). Các tác giả nhận thấy có mối quan hệ tích cực giữa các sự kiện nêu trên với luồng vốn FDI, đặc biệt diễn ra giữa khoảng thời gian công bố và chính thức thực hiện của các mốc hội nhập.

Thứ hai về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được thành lập năm 1992 và là sự mở rộng của Hiệp định thương mại tự do giữa Canada và Hoa Kỳ (CUSFTA) năm 1989 (thêm một thành viên là Mexico). Blomstrom và Kokko


(1997) chỉ ra rằng các Hiệp định giữa các nước phát triển như CUSFTA không tạo ra thay đổi lớn trong FDI nội khối đối với Canada. Tuy nhiên, Hiệp định giữa các nước phát triển và nước đang phát triển như NAFTA đã tạo ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư nội khối và ngoại khối đầu tư vào Mexico cũng như Canada. Theo giả thiết quy mô quốc gia, Buckley và cộng sự (2001) cho thấy gia tăng đầu tư từ các nước châu Âu nhờ NAFTA dường như nhiều hơn so với dự báo từ lý thuyết. Các MNCs của Anh và Thuỵ Sỹ đã đầu tư nhiều hơn vào Hoa Kỳ như là kết quả của quá trình hội nhập Bắc Mỹ. Waldkirch (2003) lấy Mexico làm trường hợp nghiên cứu để đánh giá xem liệu một nước đang phát triển có thể tận dụng việc hội nhập kinh tế với một nước lớn phát triển như là một công cụ để thu hút FDI hay không. Bài viết chỉ ra rằng NAFTA có tác động tích cực đối với FDI nội khối từ Hoa Kỳ và Canada vào Mexico; trong khi đó NAFTA hầu như không có tác động đối với FDI ngoại khối vào Mexico.

Thứ ba, một FTA khác thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu là MERCOSUR được thành lập năm 1991 giữa các nước Nam Mỹ như Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. Sự thiết lập MERCOSUR đã thúc đẩy mạnh mẽ luồng vốn FDI vào khu vực, đặc biệt là Argentina và Brazil. Blomstrom và Kokko (1997) lập luận rằng việc đạt được ổn định kinh tế vĩ mô dường như là điều kiện tiên quyết giúp gia tăng FDI vào Argentina và sau đó là Brazil. Hơn nữa, các chương trình tư nhân hoá được thực hiện trong giai đoạn này ở hai quốc gia nói trên có thể là một yếu tố dẫn đến sự gia tăng FDI. Cuối cùng, dòng vốn FDI vào khu vực này được phân bổ không đều giữa các nước thành viên; tuy nhiên các lợi ích chính mà MERCOSUR mang lại là tốc độ tăng trưởng cao và gia tăng xuất khẩu trong toàn bộ khu vực.

Thứ tư, sự gia tăng FDI liên quan đến Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào đầu những năm 1990 đã thúc đẩy một số nghiên cứu về tác động FDI của AFTA. Sử dụng mô hình trọng lực, Ismail và các cộng sự (2009) kết luận rằng hội nhập kinh tế ASEAN trong giai đoạn 1995-2003 làm tăng đầu tư nội khối của ASEAN5 vào các thành viên ASEAN mới; còn đối với FDI ngoại khối, EU tăng

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí