Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư, Nâng Cao Trình Độ Công Nghệ Và Cải Thiện Chất Lượng Nguồn Nhân Lực


vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam cần có chính sách tiếp cận các công nghệ tương lai để tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, điện tử, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, cơ khí chế tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học. Rất nhiều lĩnh vực được đề cập đến là những lĩnh vực thế mạnh của EU và đồng thời cũng là những lĩnh vực Việt Nam có thể thu hút FDI của EU nhờ các cam kết giữa hai bên trong Hiệp định EVFTA. Song song với việc tiếp cận với công nghệ hiện đại và công nghệ tương lai, mặt khác Việt Nam vẫn chưa thể bỏ qua những lĩnh vực thu hút đầu tư truyền thống như dệt may, da giày vì đây là những lĩnh vực giúp giải quyết một số lượng lớn lao động có kỹ năng, tay nghề thấp. FDI vào các lĩnh vực truyền thống này tuy nhiên cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nhằm loại bỏ các yếu tố còn hạn chế như ô nhiễm môi trường và quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

Vì vậy, một chiến lược thu hút FDI phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam là một chiến lược được chia theo các cấp độ khác nhau, áp dụng các chính sách ưu đãi riêng với ba nhóm dự án bao gồm: (i) các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của tương lai; (ii) các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ hiện đại và sản xuất trình độ cao; (iii) các dự án đầu tư vào các lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày, có tính đến việc kiểm soát các tác động tiêu cực đến môi trường và quan hệ lao động. Riêng với nhóm thứ ba nên định hướng phân bố tại các địa bàn khó khăn hơn nhằm tránh tạo khoảng cách phát triển quá lớn giữa các địa phương trong cả nước. Với chiến lược này, giá trị lan tỏa từ FDI sẽ được gia tăng đáng kể khi tận dụng được các thế mạnh riêng biệt của từng địa phương và gia tăng được các dự án FDI phù hợp vào các khu vực khó khăn theo phương châm không để ai lại phía sau.

Về đối tác đầu tư, EVFTA tạo ra một cơ hội rất tốt cho Việt Nam trong việc thu hút FDI có chọn lọc từ các đối tác EU. Để thu hút có hiệu quả FDI từ các đối tác này, Việt Nam cần có một cơ quan xúc tiến đầu tư chuyên trách; đưa ra các danh mục dự án thu hút đầu tư phù hợp với các doanh nghiệp EU, nhất là trong


các lĩnh vực sở trường của họ như công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải, phân phối,...; tăng cường cơ chế đối thoại, mở rộng phwuong thức tiếp nhận, kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư EU trong quá trình đăng ký và thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra, để thu hút được các dự án chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực sở trường của EU, Việt Nam cũng cần tích cực cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao trình độ công nghệ. Nguồn nhân lực trẻ có kỹ năng sử dụng internet, phân tích dữ liệu, giỏi công nghệ thông tin và nắm bắt nhanh các xu hướng công nghệ mới,... là những lợi thế cần tiếp tục phát huy để thu hút hơn nữa nguồn vốn từ EU.

5.2.4. Cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng đã chỉ rõ EVFTA tạo ra điều kiện thuận lợi chứ không phải là điều kiện quyết định việc Việt Nam có thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao hay không. Để có thể thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao trình độ công nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Thời gian qua, mặc dù Việt Nam có nhiều nỗ lực và đạt được một số kết quả tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư, môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn còn tồn tại các yếu tố gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Theo xếp hạng về Môi trường kinh doanh của World Bank (2019), năm 2019 Việt Nam xếp hạng thứ 70/190 nền kinh tế được xếp hạng, giảm 1 bậc so với năm trước. Các yếu tố gây khó khăn nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm: Thủ tục về khởi sự doanh nghiệp (xếp hạng 115), giải quyết phá sản (122), quy định về thuế (109), thương mại qua biên giới (104) và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số (97). Trong tương quan với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ xếp ở vị trí thứ 5 (sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Còn theo báo cáo của WEF (2017), các rào cản lớn khiến Việt Nam khó di chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu chính là hạn chế trong mức độ tinh vi trong sản xuất, kinh doanh (xếp thứ 100), chất lượng của nhà cung ứng trong nước (xếp thứ 115) và sự sẵn có của công nghệ mới nhất (xếp thứ 112),… Kết quả phỏng vấn quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp của WEF cũng đã chỉ ra được các yếu tố gây cản trở lớn nhất khi họ đầu tư vào Việt Nam bao gồm: khả năng tiếp cận tài chính, lực lượng lao động thiếu kỹ năng, tham nhũng, đạo đức của người lao động còn kém, các quy định về thuế, sự thiếu ổn định chính sách cũng như cơ sở hạ tầng không đáp ứng nhu cầu,…

Theo Báo cáo về mức độ sẵn sàng cho sản xuất tương lai 2018 mới đây của WEF & Kearney (2018), Việt Nam được đánh giá là thuộc nhóm “chưa sẵn sàng cho cách mạng Công nghiệp 4.0” khi chỉ đạt 4,9/10 về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0. Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục của Việt Nam đều đang ở mức thấp, xếp thứ 90/100 về công nghệ và đổi mới, 92/100 về công nghệ nền, 77/100 về năng lực sáng tạo và 70/100 về nguồn lực con người. Nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp sau Malaysia (xếp thứ 23/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo và 21/100 về nguồn nhân lực), Thái Lan (41/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo, 53/100 về nguồn nhân lực) hay Philippines (59/100 về công nghệ và đổi mới sáng tạo và 66/100 về nguồn nhân lực). Việt Nam chỉ xếp hạng tương đương Campuchia (tương ứng 83/100 và 86/100).

Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 24

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Lao động phổ thông không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 81,8% tổng số lao động ở Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực thấp và cách xa so với các nước trong khu vực. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, nếu lấy thang điểm 10 thì lao động của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á được xếp hạng. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2014 chỉ bằng 1/18 so với Singapore và


1/6,6 so với Malaysia (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2015). Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ là một trở ngại đối với nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm nguồn nhân lực bản địa.

Với các hạn chế đã nêu, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút FDI trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao. Muốn nâng cao chất lượng dòng vốn FDI, tận dụng được cơ hội từ EVFTA để thu hút FDI trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, sản xuất tinh vi,... Việt Nam cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các cải cách về thủ tục hành chính (minh bạch hóa, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, quản lý hành chính Nhà nước,...), nâng cao trình độ công nghệ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Để nâng cao trình độ công nghệ, trước hết Việt Nam cần xác định được trình độ công nghệ nào là hợp lý và đáp ứng được yêu cầu của đối tượng FDI mà mình muốn thu hút. Sau đó, Nhà nước đầu tư nguồn lực xứng đáng cho phát triển công nghệ; khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này; đào tạo nguồn nhân lực; hình thành thị trường; đồng thời hợp tác trong và ngoài nước về phát triển công nghệ. Để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam cần có chiến lược phát triển tổng thể đối với nguồn nhân lực, đặc biệt là cải cách hệ thống giáo dục hướng tới đáp ứng nhu cầu của thị trường; thường xuyên tiến hành đào tạo lại lao động để thích ứng với các thay đổi của khoa học công nghệ. Điều này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển dịch từ lao động thu nhập thấp sang lao động có trình độ và thu nhập cao, chống nguy cơ bị sa thải. Hệ thống đào tạo nghề nghiệp cần đổi mới mạnh mẽ theo hướng tăng cường chủ động, nâng cao chất lượng đào tạo, bám sát xu hướng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, gắn đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Hoàn thiện thị trường lao động, đảm bảo môi trường thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động linh hoạt giữa khu vực trong nước và khu vực FDI, đặc biệt là chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, chuyên gia từ khu vực có vốn FDI vào làm việc trong khu vực công và các doanh nghiệp trong nước.


5.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng liên kết của doanh nghiệp trong nước

Để đảm bảo lợi ích từ EVFTA được chuyển hướng tới các doanh nghiệp trong nước thay vì các doanh nghiệp của nước thứ ba đầu tư sang Việt Nam cũng như gia tăng tác động lan tỏa của dòng vốn FDI tại Việt Nam, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng liên kết với khu vực FDI, hướng tới hình thành một nền kinh tế khỏe mạnh, “đi bằng hai chân”.

Theo khảo sát của VCCI, hiện nay chỉ có 14% doanh nghiệp Việt Nam thành công trong thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài và chỉ có 21% doanh nghiệp đã trở thành nhà cung ứng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Con số này còn quá khiêm tốn so với tỷ trọng hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam xuất phát từ các doanh nghiệp FDI. Theo đánh giá của VCCI, sự kết nối giữa doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, cụ thể là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn mờ nhạt. Hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế. Để tăng mức độ kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và khu vực tư nhân, từ đó gia tăng tác động lan tỏa từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần có các giải pháp từ cả phía doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

Về phía doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội liên kết với các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp FDI, gia tăng năng lực và sức cạnh tranh để trở thành nhà cung ứng linh kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Đặc biệt, trong bối cảnh thực thi EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, các cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp EU, nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh để đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư EU nhằm tham gia sâu vào các chuỗi giá trị do doanh nghiệp EU dẫn dắt.

Về phía Chính phủ, cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển thông qua thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ,


cải thiện năng suất lao động, đẩy mạnh liên kết. Ngoài ra, cần thực hiện các giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI như là cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ hiệu quả, vận hành quỹ phát triển công nghệ, sử dụng các chính sách về thuế, tài chính để khuyến khích đầu tư công nghệ cao. Khi khoảng cách về công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa được thu hẹp sẽ làm tăng khả năng chuyển giao công nghệ và liên kết giữa hai bên.


KẾT LUẬN


Những đóng góp mới của luận án này bao gồm: (i) xây dựng khung phân tích đánh giá tác động của FTA đối với FDI vào các nước thành viên; (ii) đánh giá một cách định tính tác động của EVFTA đến FDI nói chung vào Việt Nam dựa trên khung phân tích tác động và phỏng vấn chuyên gia; (iii) đánh giá một cách định lượng tác động của EVFTA đến FDI từ EU vào Việt Nam; và (iv) đưa ra một số hàm ý chính sách để Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội và hạn chế các thách thức từ EVFTA trong thu hút FDI vào Việt Nam.

Thứ nhất, sau khi hệ thống hóa cơ sở lý luận về tác động của FTA đối với FDI, tác giả xây dựng khung phân tích bao gồm các kênh tác động, các yếu tố quyết định tác động và tác động tổng thể của FTA, đặcbiệt là FTA thế hệ mới đối với FDI vào các nước thành viên. Các kênh tác động bao gồm tác động từ các cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa, cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ, cam kết tự do hóa đầu tư và các cam kết khác. Các yếu tố quyết định tác động của FTA đối với FDI được phân tích bao gồm: (i) bản chất của FTA, (ii) sự tương đồng và mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa các nước thành viên trong FTA, (iii) quan hệ đầu tư của các nước thành viên FTA, (iv) cam kết trong FTA với các cam kết khác hoặc chính sách hiện hành của các nước thành viên; và (v) các yếu tố bên ngoài như biến động của nền kinh tế thế giới, quan hệ giữa các nước và các yếu tố phi kinh tế. Từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tác động, luận án chỉ ra các tác động của FTA thế hệ mới đối với FDI vào các nước thành viên theo các khía cạnh về số lượng, chất lượng, đối tác, lĩnh vực và hình thức của dòng vốn. Khung phân tích này là một đóng góp mới của Luận án, có thể được áp dụng để phân tích đánh giá một cách tương đối toàn diện tác động của một FTA nào đó đối với FDI vào các nước thành viên.

Thứ hai, tác giả đánh giá một cách định tính tác động của EVFTA đến FDI nói chung vào Việt Nam dựa trên khung phân tích tác động và phỏng vấn chuyên gia. Sử dụng khung phân tích tác động, các phân tích cho thấy EVFTA có cả tác


động tích cực và tiêu cực đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Một mặt, EVFTA làm gia tăng số lượng FDI từ cả các đối tác trong và ngoài EU. EVFTA đồng thời giúp cải thiện chất lượng dòng vốn FDI thông qua thúc đẩy các dòng vốn đầu tư gắn với công nghệ và chuyển giao công nghệ; đầu tư thân thiện với môi trường và gắn với phát triển bền vững; đầu tư gắn với cải thiện điều kiện và quan hệ lao động. Việc tăng tỷ trọng trong tổng FDI của EU vào ASEAN nâng cao vị thế và mức độ tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị khu vực. FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo và đặc biệt là FDI từ EU trong các lĩnh vực dịch vụ dẫn tới cải thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Hình thức liên doanh được thúc đẩy, góp phần tăng cường tính liên kết giữa khu vực FDI và khu vực doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, từ việc phân tích yếu tố chênh lệch giữa cam kết trong FTA với các cam kết WTO, luận án nhận diện được các ngành, phân ngành có cơ hội thu hút FDI nhiều nhất từ EVFTA. Mặt khác, EVFTA có thể làm giảm FDI theo chiều ngang từ EU và sự gia tăng FDI từ EU có thể không chắc chắn do chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng kinh tế, triển vọng ký kết FTA giữa EU với các nước ASEAN khác và dịch COVID-19. EVFTA cũng tạo ra áp lực và chi phí liên quan tới cạnh tranh và cải cách thể chế, chính sách đối với Việt Nam. Nếu không có sự điều chỉnh chính sách thu hút FDI một cách hợp lý thì trên thực tế Việt Nam khó có thể thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao và phần lớn lợi ích từ FTA có thể rơi vào các doanh nghiệp của một nước thứ ba. Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và khoảng cách địa lý cũng là những yếu tố gây cản trở đối với FDI từ EU vào Việt Nam. Trong bối cảnh dịch COVID 19 đang diễn biến phức tạp, FDI nói chung và FDI từ EU vào Việt Nam nói riêng có thể bị giảm sút trong ngắn hạn, song sẽ tiếp tục xu hướng gia tăng trong dài hạn do các yếu tố gia tăng uy tín và vị thế của Việt Nam cũng như xu thế đa dạng hóa hoặc thay thế chuỗi cung ứng bị đứt gãy do ảnh hưởng của COVID 19. Việc cùng lúc tham gia nhiều FTA có tác động cộng hưởng với EVFTA trong việc thúc đẩy quá trình cải cách và cải thiện môi trường Việt Nam. Tuy nhiên, các cam kết trong EVFTA cũng có những tác động riêng biệt thông qua thúc đẩy thu hút FDI trong một số lĩnh vực ưu đãi riêng cho nhà đầu tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022