Chênh Lệch Cam Kết Trong Evfta Với Cam Kết Wto/ Chính Sách Hiện Hành Của Việt Nam Và Tác Động Của Evfta Đối Với Fdi Vào Việt Nam



Ngành

EVFTA

WTO

10. Dịch vụ y tế -

Việt Nam lần đầu tiên cam kết các dịch


xã hội

vụ xã hội có lưu trú và không có lưu trú


đối với phương thức hiện diện thương


mại theo yêu cầu, đồng thời cam kết đầy


đủ không giới hạn đối với phương thức


cung cấp qua biên giới. Hơn nữa, Việt


Nam bãi bỏ các giới hạn trong GATS đối


với việc thành lập bệnh viện như vốn


đầu tư tối thiểu đối với hình thức hiện


diện thương mại trong lĩnh vực bệnh


viện phải ít nhất là 20 triệu USD đối với


01 bệnh viện, 2 triệu USD cho một


phòng khám đa khoa và 200.000 USD


cho một phòng khám chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp, so sánh từ các cam kết trong WTO và EVFTA và Ủy ban Châu Âu (2018)

4.1.4.3. Cam kết về đầu tư


Bên cạnh mở cửa trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cũng cam kết dỡ bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp EU trong một số ngành sản xuất: (i) Thực phẩm và đồ uống; (ii) Phân bón và hợp chất nitơ; (iii) Xăm lốp, găng tay và sản phẩm nhựa; (iv) Đồ gốm; (v) Vật liệu xây dựng; (vi) Máy móc (cam kết dỡ bỏ các hạn chế đối với việc lắp ráp động cơ hàng hải, máy móc nông nghiệp, đồ gia dụng và sản xuất xe đạp); (vii) năng lượng tái tạo và các sản phẩm năng lượng tái tạo. Đây chính là những ngành có thể thu hút được nhiều hơn FDI từ EU trong thời gian tới nhờ các ưu đãi dành riêng cho nhà đầu tư EU, đồng thời cũng là những ngành thế mạnh của các doanh nghiệp EU.

4.1.4.4. Các cam kết khác


Các cam kết khác trong EVFTA tập trung vào các nhóm vấn đề chính bao gồm cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử, tạo thuận lợi hóa, hướng tới nền kinh tế tri thức và đảm bảo phát triển bền vững. Các cam kết này là động lực để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư EU nói riêng. Đây là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao từ EU và các đối tác khác trong thời gian tới. Các tiêu chuẩn cao mà EVFTA đặt ra một mặt có thể làm giảm các dòng vốn FDI chất lượng thấp vào Việt Nam trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn sẽ giúp cải thiện chất lượng của các dự án FDI tại Việt Nam.

Các cam kết trong chương Mua sắm công mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư EU cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho khu vực công của Việt Nam; trong đó có những lĩnh vực Việt Nam đang cần thu hút FDI như cơ sở hạ tầng (xây dựng, đường xá, cảng biển,...). Các chương về Chính sách cạnh tranh, Doanh nghiệp Nhà nước giúp thúc đẩy cạnh tranh công bằng, giảm sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế khác nhau. Các cam kết về Hải quan, Thuận lợi hóa thương mại và Minh bạch hóa giúp cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và EU được thuận lợi hơn, do đó thúc đẩy FDI từ các đối tác EU sang Việt Nam.

Ngoài ra, EVFTA thúc đẩy đầu tư gắn với công nghệ và chuyển giao công nghệ cao thông qua thực hiện các cam kết về sở hữu trí tuệ. Với việc thực thi EVFTA, Việt Nam sẽ phải gia nhập Hiệp định Internet của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), trong đó đặt ra các tiêu chuẩn để ngăn chặn việc sử dụng hoặc truy cập trực tuyến trái phép các sản phẩm sáng tạo, bảo vệ quyền của chủ sở hữu và xử lý các thách thức công nghệ mới đặt ra đối với bảo hộ sở hữu trí tuệ (EuroCham, 2018). Thêm vào đó, EVFTA sẽ đăng ký tự động và bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý (GI) của EU và châu Âu và 39 GI của Việt Nam. Các sản phẩm GI của EU sẽ được công nhận ở Việt Nam như ở châu Âu. Do đó, tăng cường niềm tin của các nhà đầu tư và khuyến khích các dòng vốn FDI gắn với công nghệ. Một khi quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ nghiêm túc và đầy đủ ở Việt Nam như ở EU sẽ thúc đẩy không chỉ các nhà đầu tư EU mà cả các nhà đầu tư từ các nước khác sẵn sàng và yên tâm chuyển


giao công nghệ ở Việt Nam trên cơ sở cùng có lợi.


Bên cạnh đó, EVFTA thúc đẩy đầu tư thân thiện với môi trường và gắn với phát triển bền vững thông qua thực hiện các tiêu chuẩn, quy định về môi trường. Mặc dù không có cam kết về các tiêu chuẩn môi trường cụ thể, nhưng EVFTA đặt ra nguyên tắc chung đối với việc ban hành các tiêu chuẩn, quy định nội địa liên quan như không được loại bỏ hoặc hạ bớt các tiêu chuẩn, quy định pháp luật về môi trường làm ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU; không được vì mục đích thúc đẩy thương mại- đầu tư mà bỏ qua việc thực thi các quy định pháp luật môi trường… Việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định về môi trường trong thương mại và đầu tư (dưới sự giám sát của Ủy ban Thương mại và Phát triển bền vững được EVFTA lập nên để đánh giá việc thực hiện cam kết về phát triển bền vững) sẽ hạn chế dần và tiến tới loại bỏ các dòng vốn đầu tư có tiêu chuẩn thấp về công nghệ, môi trường, góp phần khuyến khích các dòng vốn thân thiện với môi trường.

EVFTA cũng thúc đẩy các dòng vốn đầu tư gắn với cải thiện điều kiện, quan hệ lao động. EVFTA không đưa ra các cam kết hay tiêu chuẩn lao động mới mà chỉ nhấn mạnh việc thực hiện các nghĩa vụ Việt Nam và EU đã cam kết với tư cách là thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các tiêu chuẩn lao động trong Tuyên bố 1998 của ILO về Các nguyên tắc và các quyền cơ bản tại nơi làm việc. Các quan hệ lao động ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang quan hệ lao động của nền kinh tế thị trường hiện đại. Việc thực hiện các tiêu chuẩn của ILO sẽ thúc đẩy xây dựng các quan hệ lao động lành mạnh, tiến bộ trên cơ sở tôn trọng và thực thi các quyền cơ bản của người lao động. Nền tảng của hệ thống quan hệ lao động hiện đại trong nền kinh tế thị trường là các tổ chức công đoàn mang tính đại diện cao, thực sự là những tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động. Việc thực hiện các tiêu chuẩn của ILO theo kế hoạch, lộ trình phù hợp sẽ thúc đẩy phát triển và hoàn thiện hệ thống quản trị thị trường lao động và quan hệ lao động theo hướng phục vụ tốt hơn lợi ích, nhu cầu của người lao động, đồng thời bảo đảm hài hòa với lợi ích, nhu cầu của người sử dụng lao động; tạo


động lực mới đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động - công đoàn. Việc thúc đẩy, bảo đảm thương lượng tập thể thông qua tổ chức công đoàn thực sự đại diện cho người lao động sẽ góp phần buộc các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tôn trọng quy định pháp luật lao động, các quyền cơ bản của người lao động trên cơ sở pháp luật lao động và quan tâm cải thiện điều kiện lao động,…

Bảng 4.12 sau đây tổng hợp tác động của yếu tố chênh lệch giữa cam kết trong EVFTA với cam kết WTO hoặc chính sách hiện hành của Việt Nam.

Bảng 4.12: Chênh lệch cam kết trong EVFTA với cam kết WTO/ chính sách hiện hành của Việt Nam và tác động của EVFTA đối với FDI vào Việt Nam


Chỉ

số

Tác động đến FDI

Chênh lệch vực hàng hóa

trong

lĩnh

- FDI có thể gia tăng nhiều nhất vào các ngành:

o Dệt may và nguyên phụ liệu dệt may

o Giày dép và nguyên phụ liêu giày dép

o Thực phẩm chế biến, đồ uống

o Sản phẩm từ đá, thạch cao, xi măng, mica,...

Chênh lệch vực dịch vụ

trong

lĩnh

- FDI có thể gia tăng từ EU vào các ngành/ phân ngành:

1. Dịch vụ kinh doanh

o Dịch vụ do bà đỡ, y tá, bác sĩ trị liệu và nhân viên y tế không chuyên (CPC 93191)

o Dịch vụ lau dọn các tòa nhà

o Dịch vụ chụp ảnh đặc biệt

o Toàn bộ ngành dịch vụ máy tính

2. Dịch vụ phân phối

o Dịch vụ phân phối nói chung

o Đại lý hoa hồng

o Bán buôn, bán lẻ

3. Dịch vụ tài chính



Chỉ số

Tác động đến FDI


o Dịch vụ ngân hàng thương mại nói chung, đặc biệt là hình thức liên doanh

o Dịch vụ bảo hiểm nói chung, đặc biệt là hình thức liên doanh

o Dịch vụ chứng khoán nói chung, đặc biệt là hình thức liên doanh

4. Dịch vụ vận tải

o Dịch vụ điều hành mặt đất

o Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa đặc biệt là hình thức liên doanh trong dịch vụ vận hành đội tàu mang cờ Việt Nam và dịch vụ cho thuê tàu biển có người lái có phép và dịch vụ bảo trì, sửa chữa tàu biển.

o Các dịch vụ khác (kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải. Các dịch vụ này được thực hiện thay mặt cho chủ hàng)

5. Dịch vụ thông tin

o Các dịch vụ bưu chính

o Các dịch vụ chuyển phát

o Dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng nói chung, đặc biệt là hình thức liên doanh

7. Dịch vụ môi trường

o Dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ tương tự



Chỉ số

Tác động đến FDI


o Dịch vụ làm sạch khí thải, xử lý tiếng ồn

o Dịch vụ bảo vệ thiên nhiên và phong cảnh

10. Dịch vụ y tế - xã hội

o Dịch vụ xã hội có lưu trú và không có lưu trú.

o Dịch vụ bệnh viện và các dịch vụ liên quan đến sức khỏe khác.

Chênh lệch trong lĩnh vực đầu tư

- Làm gia tăng FDI nói chung, trong đó có FDI từ EU trong một số lĩnh vực sản xuất bao gồm:

o Thực phẩm và đồ uống

o Phân bón và hợp chất nitơ

o Xăm lốp, găng tay và sản phẩm nhựa

o Đồ gốm

o Vật liệu xây dựng

o Máy móc (nhất là lắp ráp động cơ hàng hải, máy móc nông nghiệp, đồ gia dụng, sản xuất xe đạp)

o Sản xuất năng lượng tái tạovà nhóm sản phẩm năng lượng tái tạo.

Chênh lệch trong các cam kết khác

- Cải thiện chất lượng dòng vốn FDI: thúc đẩy đầu tư gắn với công nghệ và chuyển giao công nghệ; đầu tư thân thiện với môi trường và gắn với phát triển bền vững; đầu tư gắn với cải thiện điều kiện và quan hệ

lao động.

Nguồn: Tác giả tự xây dựng


Trong bối cảnh cùng lúc Việt Nam tham gia nhiều FTA khác nhau tạo nên tác động cộng hưởng với EVFTA trong việc thúc đẩy quá trình cải cách và cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nói chung. Tuy nhiên, các cam kết trong EVFTA cũng có những tác động


riêng biệt đối với FDI vào Việt Nam thể hiện ở hai khía cạnh chính. Thứ nhất, có những cam kết mà Việt Nam chỉ dành riêng cho các nhà đầu tư EU như một số cam kết về mở cửa dịch vụ và đầu tư trong một số lĩnh vực sản xuất đặc biệt (như đã liệt kê trong bảng 4.12). Đây là các ngành mà các nước EU có thế mạnh; đồng thời là các ngành mà Việt Nam mong muốn thu hút đầu tư. Thứ hai, các đối tác ngoài EU gia tăng đầu tư vào Việt Nam nhằm tận dụng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA hướng tới sản xuất và xuất khẩu sang thị trường EU sẽ phải đáp ứng yêu cầu cao từ thị trường EU cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn cao về sản xuất và kinh doanh theo các cam kết mà EVFTA đưa ra. Vì vậy, mặc dù các dự án FDI có thể vẫn tập trung vào các ngành truyền thống (như dệt may, da giày,...) nhưng chất lượng của dự án FDI sẽ được cải thiện so với trước đây.

4.1.5. Yếu tố 5: Các yếu tố bên ngoài


Bên cạnh các yếu tố liên quan trực tiếp đến Hiệp định và hai nền kinh tế thành viên Việt Nam và EU, các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam. Trong phần này, tác giả phân tích ba yếu tố có thể ảnh hưởng nhiều nhất đến tác động của EVFTA bao gồm: (i) khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, (ii) thiên tai, dịch bệnh và (iii) quan hệ giữa EU với các nước trong khu vực và (iv) quan hệ giữa các nước lớn.

Thứ nhất, các diễn biến trong quá khứ cho thấy khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới có tác động rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư EU, nhất là đầu tư sang khu vực ASEAN. Trong giai đoạn 1995-2017, FDI từ EU vào ASEAN nhìn chung có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, có một số thời điểm dòng vốn này giảm sút, tương ứng với các thời điểm xảy ra các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Cụ thể, trong năm 1998 và 2002, đầu tư từ các nước EU sang các nước ASEAN giảm nhẹ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và suy thoái thị trường chứng khoán năm 2002 diễn ra tại nhiều quốc gia. Vào năm 2009, dòng vốn này giảm tới 70% từ mức 5,7 tỷ USD năm 2007 dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Năm 2012, FDI từ EU lại giảm mạnh,


thậm chí giá trị dòng vốn FDI vào ròng còn có giá trị âm trong bối cảnh nền kinh tế và nhu cầu toàn cầu giảm tốc. Đặc biệt, giai đoạn từ sau 2008, tác động của các cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu gây ra sự biến động đối với dòng vốn FDI từ EU vào ASEAN mạnh mẽ hơn nhiều so với giai đoạn trước đó (Hình 4.11).


Hình 4 11 Dòng vốn FDI từ EU vào ASEAN giai đoạn 1995 2016 tỷ USD Nguồn Ban thư 1

Hình 4.11: Dòng vốn FDI từ EU vào ASEAN giai đoạn 1995-2016 (tỷ USD)

Nguồn: Ban thư ký ASEAN & UNCTAD (2017)


Diễn biến tình hình đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam cũng có đặc điểm tương tự. Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, trong khi FDI nói chung vào Việt Nam có sự gia tăng tương đối đều đặn bất chấp tác động từ các cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu, dòng vốn FDI từ EU biến động rất mạnh và cho thấy sự giảm sút trong những thời kỳ nền kinh tế thế giới gặp khó khăn. Vì vậy, việc thu hút FDI từ EU vào Việt Nam trong thời gian tới phụ thuộc rất nhiều vào các diễn biến cụ thể của nền kinh tế thế giới.

Thứ hai, tác động của EVFTA chịu tác động bởi quan hệ kinh tế giữa EU và các nước trong khu vực. Tính đến thời điểm Luận án được thực hiện, trong các nước ASEAN, EU mới chỉ ký kết FTA với Singapore và Việt Nam. Tuy nhiên, cả ASEAN và EU cùng có chủ trương hướng tới một FTA song phương giữa hai khu vực. EU đang tiếp tục đàm phán FTA song phương với 04 nước khác là Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia. Lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam đến từ

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí