nghiệp, người thân thông tin này chiếm tỷ lệ 49.8%; tiếp theo là nguồn cung cấp thông tin từ các đại lý công ty du lịch, thông tin này chiếm tỷ lệ 41.4%; thông tin quan trọng thứ ba là từ phương tiện truyền hình (tivi) chiếm tỷ lệ 8.1%. Điều này cho thấy, việc quảng bá thông tin du lịch “miệt vườn – sông nước”của tỉnh vẫn còn yếu kém, chủ yếu qua các kênh thông tin trực tiếp. Chưa có phương tiện quảng bá rộng rải và phổ biến cho du khách.
+ Thứ tư là, lý do khách du lịch không lưu trú qua đêm tại địa phương có điểm du lịch: khi được phỏng vấn về thời gian lưu lại, đa số các du khách đều chọn phương án là đi về trong ngày, số khách lưu trú lại địa phương rất ít. Lý do cụ thể như sau:
Bảng 2.14 Lý do khách không lưu trú qua đêm tại điểm du lịch
LÝ DO KHÁCH VỀ TRONG NGÀY | Tầng số | Tỷ lệ (%) | |
Vì không có thời gian | 168 | 56.9 | |
Không có khu vui chơi giải trí vào ban đêm` | 123 | 41.7 | |
Lý do khác | 4 | 1.4 | |
TỔNG | 295 | 100.0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biểu Đồ Cơ Cấu Tổng Sản Phẩm Trên Địa Bàn Tỉnh Tiền Giang
- Biểu Đồ Doanh Thu Du Lịch Tỉnh Tiền Giang Giai Đoạn 2007 - 2012
- Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Du Khách Đối Với Loại Hình Du Lịch Sinh Thái “Miệt Vườn – Sông Nước” Tại Tiền Giang.
- Phân Tích Nhân Tố Chất Lượng Của Loại Hình Dịch Vụ Du Lịch “Miệt Vườn – Sông Nước” Tỉnh Tiền Giang Bằng Phương Pháp Phân Tích Nhân Tố Khám
- Phân Tích Nhân Tố Chi Phí Dịch Vụ Du Lịch Khi Tham Gia Loại Hình Du Lịch Sinh Thái “Miệt Vườn – Sông Nước” Tiền Giang
- Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Đối Với Loại Hình Du Lịch “Miệt Vườn – Sông Nước” Tỉnh Tiền Giang
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Đa số khách du lịch trả lời là không có thời gian chiếm 56,9% hầu hết khách du lịch là những học sinh, sinh viên và các nhân viên kinh doanh nên thời gian đi du lịch và lưu trú lại địa phương là không có; lý do thứ hai cũng không kém phần quan trọng dẫn đến sự hài lòng của du khách, dẫn đến du khách ra về trong ngày là những địa điểm, cơ sở du lịch không có khu vui chơi giải trí vào ban đêm chiếm 41,7%; còn lại là các lý do như khách du lịch mua tour trọn gói nên sẽ được bố trí tại địa điểm đã được bố trí sẵn; hay khách đi công tác;…chiếm 1,4%.
Điều này cho thấy rằng, để giữ chân du khách lưu trú qua đêm lại địa phương thì đòi hỏi các cơ sở du lịch cần phải có cở sợ hạ tầng lưu trú hoàn thiện; tạo nhiều loại hình khu vui chơi giải trí vào ban đêm;…để làm hài lòng du khách.
+ Thứ năm là, hình thức đi du lịch: đại đa số khách được phỏng vấn tại những điểm du lịch đều trả lời là mua tour du lịch của các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Bảng 2.15 Hình thức đi du lịch
Tầng số | Tỷ lệ (%) | ||
Mua tour | 203 | 68.8 | |
Tự sắp xếp | 92 | 31.2 | |
TỔNG | 295 | 100.0 |
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Như vậy thông qua bảng thông kê mô tả mà SPSS đưa ra, ta thấy số lượng đăng ký mua tour du lịch là rất cao chiếm 68,8%, vì hầu hết các du khách đến với tour du lịch sinh thái miệt vườn thường là những khách quốc tế.
Trong khi đó, du khách nội địa, hay khách địa phương thường chọn cho mình cách tự sắp xếp đi du lịch con số này chiếm tỷ lệ 31,2% tổng số khách phỏng vấn. Điều này cũng chứng tỏ rằng, các công ty du lịch của tỉnh đã ngày càng phát triển, nâng cao được chất dịch vụ nhằm thu hút khách đi du lịch theo tour.
+ Thứ sáu là, lý do khách chọn đến với du lịch sinh thái“miệt vườn – sông nước” ở Tiền Giang. Để có được sự đánh giá, cũng như phân tích được sự hài lòng của du khách một cách khách quan, chúng ta cần quan tâm đến lý do khách du lịch chọn tham quan loại hình này.
Lý do được tác giả đo lường bằng 10 biến quan sát từ biến A1 cho tới biến A10. Với hệ số kiểm định Cronbach Alpha = 0.867 cho thấy các biến quan sát trong lý do khách đến với du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang là đáng tin cậy. Kết quả SPSS như sau:
Bảng 2.16. Lý do rất quan trọng khách đến với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước ” tỉnh Tiền Giang
Tầng số | Tỷ lệ (%) so với tổng số phiếu | |
Có nhiều món ăn đặc sản | 83 | 28.1 |
Hệ thống nhà hàng, khách sạn đa đạng | 76 | 25.8 |
Dễ tiếp cận điểm đến | 76 | 25.8 |
Điều kiện an ninh tốt | 65 | 22.0 |
Có nhiều điểm du lịch hấp dẫn | 60 | 20.3 |
Chi phí thấp | 56 | 19.0 |
Có nhiều điểm mua sắm | 52 | 17.6 |
Có nhiều họat động giải trí | 30 | 10.2 |
Được nhân viên bán tour GT | 27 | 9.2 |
Được bạn bè, đồng nghiệp GT | 18 | 6.1 |
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Thông qua bảng kết quả mà SPSS đưa ra nêu trên, chúng ta thấy rằng, hầu hết tất cả các lý do trên đều được khách du lịch đánh giá là những yếu tố chính để khách du lịch đến với loại hình du lịch sinh thái này. Trong đó, nhóm yếu tố rất quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với khách du lịch khi chọn đến đây đó chính là yếu tố “có nhiều món đặc sản” với tầng số xuất hiện là 83 chiếm tỷ lệ 28,1% trên tổng số phiếu; thứ hai là yếu tố
“hệ thống nhà hàng, khách sạn đa dạng” và yếu tố “dễ tiếp cận điểm đến” với cùng tầng số xuất hiện là 76 chiếm tỷ lệ 25,8%.
Yếu tố “chi phí thấp” cũng là yếu tố được đánh giá rất quan trọng với tầng số xuất hiện là 56 chiếm tỷ lệ 19,0%. Thật vậy, như tác giả đã nghiên cứu và khảo sát thì chi phí cho dịch vụ du lịch đối với loại hình du lịch này là khá thấp khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng/du khách.
Bên cạnh đó, các yếu tố khách như: Điều kiện an ninh tốt; dễ tiếp cận điểm đến; được bạn bè, đồng nghiệp GT; có nhiều họat động giải trí; có nhiều điểm du lịch hấp dẫn;…cũng được các du khách đánh giá là lý do không kém phần quan trọng thu hút du khách đến với loại hình du lịch này.
2.4.2. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang.
Mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang là sự tổng hợp các yếu tố để phục vụ yêu cầu tối đa của khách du lịch tham quan. Đây có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành công hay không thành công, sự phát triển hay không phát triển của du lịch Tiền Giang nói chung và cho loại hình du lịch “miệt vườn – sông nước” nói riêng. Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã thiết kế bảng hỏi theo các tiêu chí cần nghiên cứu về sự hài lòng của du khách. Trong đó, trọng tâm được tác giả chú ý đó là chất lượng dịch vụ du lịch và giá cả cảm nhận khi du khách đến tham quan loại hình du lịch này. Theo bảng hỏi (mẫu phỏng vấn) thì thang đo chất lượng dịch vụ du lịch mà tác giả đưa ra dựa trên thực trạng du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang bao gồm các thành phần sau đây:
+ Thứ nhất là, phong cảnh du lịch sinh thái miệt vườn, chỉ tiêu này được đo lường bằng 6 biến khảo sát điều tra từ biến X1 cho đến biến X6.
Bảng 2.17. Thang đo phong cảnh du lịch miệt vườn
Biến khảo sát | Giải thích thang đo | |
1 | X1 | Thắng cảnh tự nhiên |
2 | X2 | Điều kiện an ninh |
3 | X3 | Ẩm thực |
4 | X4 | Hoạt động vui chơi, giải trí |
5 | X5 | Sự thân thiện của người địa phương |
6 | X6 | Hàng lưu niệm, sản vật địa phương |
Tổng | 6 |
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
+ Thứ hai là, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch, chỉ tiêu này được khảo sát bằng 5 biến khảo sát, chủ yếu từ biến X7 cho đến biến X11.
Bảng 2.18. Thang đo cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch
Biến khảo sát | Giải thích thang đo | |
1 | X7 | Phương tiện vận chuyển tốt, an toàn |
2 | X8 | Hệ thống đường xá rộng rãi |
3 | X9 | Bãi xe rộng |
4 | X10 | Phương tiện vận chuyển mới |
5 | X11 | Nhà vệ sinh rộng, sạch sẽ |
Tổng | 5 |
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
+ Thứ ba là, hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch, chỉ tiêu này được khảo sát bằng 11 biến quan sát, từ biến X12 cho đến biến X22.
Bảng 2.19. Thang đo HDVDL và NVPV du lịch
Biến khảo sát | Giải thích thang đo | |
1 | X12 | Hướng dẫn viên du lịch |
2 | X13 | Tính chuyên nghiệp |
3 | X14 | Ngoại ngữ |
4 | X15 | Ngoại hình |
5 | X16 | Kỹ năng giao tiếp |
6 | X17 | Có kinh nghiệm |
7 | X18 | Phong cách phục vụ nhân viên |
8 | X19 | Trang phục |
9 | X20 | Tính kịp thời |
10 | X21 | Sự quan tâm |
11 | X22 | Thái độ |
Tổng | 11 |
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
+ Thứ tư là, giá cả cảm nhận về chi phí du lịch, chỉ tiêu này được khảo sát bằng 4 biến quan sát, từ biến X23 cho đến biến X26.
Bảng 2.20. Thang đo giá cả cảm nhận về chi phí du lịch
Biến khảo sát | Giải thích thang đo | |
1 | X23 | Chi phí cho phong cảnh du lịch |
2 | X24 | Chi phí hạ tầng kỹ thuật |
3 | X25 | Chi phí phương tiện vận chuyển |
4 | X26 | Chi phí hướng dẫn viên du lịch |
Tổng | 4 |
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
+ Thứ năm là, sự hài lòng của du khách khi tham gia loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”, chỉ tiêu này được khảo sát bằng 4 biến từ biến X27 cho đến biến X30.
Bảng 2.21. Thang đo sự hài lòng của du khách
Biến khảo sát | Giải thích thang đo | |
1 | X27 | Rất hài lòng về phong cảnh du lịch |
2 | X28 | Rất hài lòng về cơ sở hạ tầng |
3 | X29 | Rất hài lòng về HDVDL |
4 | X30 | Rất hài lòng về chuyến đi này |
Tổng | 4 |
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Tất cả các thang đo khải sát đều được tác giả đánh giá tổng quát thông qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 16.0 và hai công cụ chính được tác giả sử dụng đó là: hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA).
Hệ số Cronbach Alpha được đưa vào sử dụng nhằm mục đích loại các biến không phù hợp trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, các biến có hệ số tương quan biến – tổng (Item – total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại khỏi thang đo và tiêu chuẩn chọn thang đo khi thang đo có cộ tin cậy Alpha từ 0,60 trở lên.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn và tóm tắt
dữ liệu. Với các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0,40 trong EFA sẽ tiếp tục bị
loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng Principal axis factoring sử dụng phép quay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue = 1 cho thang đo chất lượng dịch vụ du lịch và Principal components cho thang đo giá cả cảm nhận của du khách. Thang đo chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Theo Gerbing and Anderson 1988).
Như đã trình bày ở trên, thang đo chất lượng dịch vụ du lịch cho loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” bao gồm 5 thành phần và được đo lường bằng 30 biến quan sát. Do đó, để đánh giá mức độ hài lòng của du khách chúng ta cần phải đánh giá thang đo của 5 thành phần trên.
2.4.2.1. Đánh giá thang đo đối với phong cảnh du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang
Bảng 2.22. Cronbach Alpha của thành phần phong cảnh du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước ”
TB thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến – tổng | Alpha nếu loại biến | |
A - PHONG CẢNH DU LỊCH: Alpha = 0.817 | ||||
Thắng cảnh tự nhiên | 19.41 | 6.712 | .765 | .742 |
Điều kiện an ninh | 19.36 | 8.196 | .676 | .770 |
Ẩm thực | 20.20 | 8.101 | .561 | .793 |
Hoạt động vui chơi, giải trí | 20.49 | 8.673 | .467 | .813 |
Sự thân thiện của người ĐP | 19.37 | 8.866 | .504 | .804 |
Hàng lưu niệm, SVĐP | 19.89 | 8.897 | .545 | .797 |
(Nguồn: SPSS – Kiểm định Cronbach Alpha từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho phong cảnh du lịch ở Tiền Giang là Alpha = 0.817. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng đều cao, tất cả các hệ số này đều lớn hơn 0.40 nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
2.4.2.2. Đánh giá thang đo đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang
Bảng 2.23. Cronbach Alpha của thành phần cơ sở hạ tầng kỹ thuật
TB thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến – tổng | Alpha nếu loại biến |
B – CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH: Alpha = 0.734 | ||||
Phương tiện vận chuyển đầy đủ, an toàn | 16.47 | 2.720 | .534 | .673 |
Hệ thống đường xá rộng rãi | 16.83 | 3.277 | .419 | .716 |
Bãi giữ xe rộng | 16.44 | 2.839 | .529 | .675 |
Phương tiện vận chuyển mới | 16.54 | 2.671 | .571 | .657 |
Nhà vệ sinh rộng, sạch sẽ | 16.46 | 2.977 | .431 | .713 |
(Nguồn: SPSS – Kiểm định Cronbach Alpha từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Theo kết quả kiểm định thang đo đánh giá mức độ hài lòng về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật từ SPSS thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho cơ sở hạ tầng du lịch ở Tiền Giang là Alpha = 0.734. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt chuẩn. Các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng đều cao, tất cả các hệ số này lớn hơn 0.40 nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
2.4.2.3. Đánh giá thang đo đối với hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ Bảng 2.24. Cronbach alpha của thành phần hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phuc
vụ du lịch
TB thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến – tổng | Alpha nếu loại biến | |
C – HDV DU LỊCH VÀ NVPV DU LỊCH: Alpha = 0.864 | ||||
Hướng dẫn viên du lịch | 40.17 | 26.595 | .485 | .858 |
Tính chuyên nghiệp | 39.67 | 24.819 | .703 | .841 |
Ngoại ngữ | 39.88 | 27.495 | .594 | .851 |
Ngoại hình | 39.48 | 26.060 | .637 | .847 |
Kỹ năng giao tiếp | 39.87 | 27.466 | .505 | .856 |
Có kinh nghiệm | 40.14 | 26.954 | .499 | .857 |
Phong cách phục vụ nhân viên | 40.57 | 26.804 | .442 | .862 |
Trang phục | 39.27 | 25.217 | .783 | .836 |
Tính kịp thời | 39.75 | 26.808 | .624 | .848 |
Sự quan tâm | 39.58 | 26.755 | .549 | .853 |
Thái độ | 39.94 | 27.561 | .410 | .863 |
(Nguồn: SPSS – Kiểm định Cronbach Alpha từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Kết quả kiểm định thang đo đánh giá mức độ hài lòng về hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch từ SPSS thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha = 0.864. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt chuẩn.
Bên cạnh đó, trong hệ số tương quan biến tổng, hầu hết các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0.40, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
2.4.2.4. Đánh giá thang đo về chi phí cho các dịch vụ du lịch “miệt vườn – sông nước” tại Tiền Giang
Bảng 2.25. Cronbach Alpha chi phí dịch vụ du lịch
TB thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến – tổng | Alpha nếu loại biến | |
D – CHI PHÍ DỊCH VỤ DU LỊCH: Alpha = 0.918 | ||||
Chi phí cho phong cảnh du lịch | 12.75 | 3.329 | .841 | .883 |
Chi phí hạ tầng kỹ thuật | 12.72 | 3.465 | .793 | .899 |
Chi phí phương tiện vận chuyển | 12.62 | 3.644 | .791 | .900 |
Chi phí hướng dẫn viên du lịch | 12.68 | 3.570 | .822 | .889 |
(Nguồn: SPSS – Kiểm định Cronbach Alpha từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Kiểm định thang đo chi phí dịch vụ du lịch từ SPSS thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha = 0.918. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt chuẩn. Bên cạnh đó, trong hệ số tương quan biến tổng, tất các biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0.30, nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy cao cho việc nghiên cứu.
2.2.4.5. Đánh giá thang đo về sự hài lòng của du khách (HLDK)
Bảng 2.26. Cronbach Alpha sự hài lòng du khách
TB thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến – tổng | Alpha nếu loại biến | |
E – SỰ HÀI LÒNG DU KHÁCH: Alpha = 0.860 | ||||
Rất hài lòng về phong cảnh du lịch | 11.65 | 3.887 | .733 | .810 |
Rất hài lòng về cơ sở hạ tầng | 12.58 | 4.306 | .623 | .855 |
Rất hài lòng về HDVDL | 11.68 | 4.196 | .751 | .804 |
Rất hài lòng về chuyến đi này | 11.50 | 4.162 | .722 | .814 |
(Nguồn: SPSS – Kiểm định Cronbach Alpha từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Kết quả kiểm định thang đo đánh giá mức độ hài lòng về sự hài lòng du khách từ SPSS thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha = 0.860. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang đo này đạt chuẩn. Bên cạnh đó, trong hệ số tương quan biến tổng, tất các biến đều có hệ số