Công Tác Tổ Chức Quảng Bá Phát Triển Thị Trường Khách Du Lịch Sinh Thái


Thiên Huế) là 16% (giai đoạn 2006 - 2010) (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế, 2011) [37]. Loại hình doanh nghiệp như c ông ty cổ phần thuộc thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ lớn (53%/ tổng số dự án).

a. Đầu tư, khai thác cơ sở hạ tầng và các khu du lịch tại các điểm tài nguyên

Hầu như chưa có doanh nghiệp nào tham gia vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) đến các điểm tà i nguyên. Do lĩnh vực này đòi hỏi vốn lớn nhưng thu hồi vốn chậm, hiệu quả không cao. Việc đầu tư CSHT đến và tại các điểm tài nguyên hiện nay chủ yếu do nhà nước và vốn của các địa phương trong vùng. Riêng việc đầu tư các khu du lịch tại các điểm TNTN thì phát triển khá mạnh từ năm 2003 trở lại đây. Đã có rất nhiều dự án đã và đang xúc tiến đầu tư do các doanh nghiệp đầu tư với số vốn lớn. Trong đó tại các khu vực và tài nguyên trọng điểm mức độ đầu tư gia tăng nhanh trong những năm qua (xem phụ lục 6).

Nhiều dự án đầu tư tại các khu vực và tài nguyên trọng điểm đã được triển khai xây dựng. Tại một số tài nguyên trọng điểm như biển Lăng Cô – Cảnh Dương số lượng dự án đầu tư khá lớn (tính từ năm 2006 đến 3/2011) với 12 dự án đầu tư. Số vốn đã và đang đầu tư ước khoảng 11.932 tỷ đồng (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 2011) [69]. Các dự án phát triển DLST hầu hết do các công ty đầu tư. Trong đó, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt nhiều công ty có vốn 100% vốn nước ngoài đầu tư dự án với số vốn lớn như khu nghdưỡng Nama Lăng Cô (Huế) (317 ha, vốn đầu tư: 8.093 tỷ đồng) do Công ty Công ty Nam A, D & C đầu tư; Dán Khu DLST Hòn Ngọc Hội An (Quảng Nam) Vốn đầu tư 87 triệu USD do Công ty TNHH La Perla (Hà Lan) đầu tư; Dự án Khu du lịch An Long Viên - Hội An (137 triệu USD) do Công ty TNHH White Stone Investment (Hungary) đầu tư v.v… Sự phát triển của dự án đầu tư lớn sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động DLST của vùng. Riêng đầu tư các dự án như phát triển các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng không có thành phần cá thể thuộc kinh tế tư nhân do loại hình này đòi hỏi số vốn lớn, thời gian và quy trình đầu tư phức tạp. Tuy nhiên, ngoài các khu du lịch, khu nghỉ mát, một số hộ cá thể có tham gia đầu tư phát triển CSVC phục vụ du khách nhưng quy mô nhỏ như mở nhà hàng, nhà nghỉ v.v


Tuy nhiên, theo đánh giá chung, các dự án phát triển các khu du lịch vẫn chủ yếu tập trung tại các điểm tài nguyên đẹp và thuận lợi, hơn 80% dự án nằm ở các tài nguyên biển. Đặc biệt là đầu tư vào các tài nguyên trọng điểm, chủ yếu là các bãi biển đẹp gần thành phố, khu đô thị. Loại hình đầu tư vẫn chủ yếu là loại hình nghỉ dưỡ ng, ít có loại hình du lịch mới. Nhiều dự án đầu tư mặc dù đã được cấp phép nhưng tiến độ triển khai rất chậm, nhiều dự án đã bị rút giấy phép như Quảng Nam đã thu hồi Dự án khu DLST Dacotex - Hải Âu Xanh có quy mô hơn 18,7 ha tại xã Bình Dương - Thăng Bình; Dự án Khu DLST Ánh Sao - Mỹ Khê (15,8 ha – 935 tỷ đồng) (Sở kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam, 2011) [39]; Thừa Thiên Huế đã thu hồi 04 dự án du lịch tại khu vực Chân Mây – Lăng Cô (UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, 2011) [ 69] v.v… Phần lớn các dự án chậm triển khai chủ yếu do các chủ đ ầu tư giữ đất, chậm đầu tư. Tuy nhiên, một số dự án chậm triển khai cũng do việc giải phóng mặt bằng chậm.

b. Việc đầu tư phát triển các tuyến du lịch sinh thái.

Việc phát triển các loại hình DLST đặc biệt là phát triển các chương trình (tour) DLST chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng các chương trình DLST hiệu quả không cao do phải đầu tư tốn kém lại khá phức tạp nên mới chỉ có rất ít chương trình DLST đã xây dựng và đưa vào giới thiệu trên địa bàn VDLBTB. Mặt khác, việc nhận thức về DLST vẫn đang còn rất hạn chế. Người ta thường đồng nhất việc đi du lịch có dính dáng đến môi trường tự nhiên là DLST. Do đó, nhiều chương trình đi tham quan các điểm tài nguyên thiên nhiên còn khá đơn giản, quy mô nhỏ, đối tượng phục vụ chưa rõ ràng và chưa bám theo những nguyên tắc cơ bản của DLST nên sức thu hút của các chương trình không cao .

Phần lớn các chương trình được khai thác hiện nay chủ yếu được mở rộng từ các chương trình "truyền thống" (đã có từ trước đây) và tập trung tại các t ài nguyên trọng điểm đã có thời gian khai thác dài như chương trình tham quan Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình); Chương trình tham quan nhà vườn Huế; Chương trình du lịch sinh thái tại VQG Bạch Mã, Lăng Cô (T hừa Thiên Huế); Chương trình du lịch tham quan, nghỉ dường tại Bà Nà (Đà Nẵng) v.v… Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, một số chương trình DLST mới được xây dựng và đưa vào khai thác không chỉ tại các tài nguyên trọng điểm và các tài nguyên khác như tuyến du lịch sinh thái suối nước Moọc, chương trình DLST đường Trường Sơn huyền thoại (Quảng


Bình); du lịch tham quan các vườn rau nội thành; ngâm tắm nước khoáng nóng Mỹ An (Huế), chương trình du lịch sinh thái Suối Lương – Hải Vân (Đà Nẵng) , chương trình DLST Cù Lao Chàm (Quảng Nam) v.v…

Đối với việc đầu tư phát triển các chương trình DLST chủ yếu do thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân (doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp TNHH) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư. Các loại hình khác như kinh tế cá thể, tiểu chủ thuộc kinh tế tư nhân chỉ đầu tư loại hình buôn bán nhỏ phục vụ khách tại các điểm du lịch trong hành trình tour của khách.

c. Đầu tư các dịch vụ bổ sung phục vụ du khách

Việc đầu tư các dịch vụ bổ sung phát triển khá mạnh trong những năm gần đây tại các điểm du lịch. Theo khảo sát thực tế của chúng tôi năm 2010, tại nhiều điểm du lịch như Nhật Lệ (Quảng Bình); biển Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế); biển Thanh Bình, Mỹ Khê, Non Nước (Đà Nẵng); Cửa Đại (Hội An – Quảng Nam) v.v… hoạt động của các dịch vụ bổ sung phục vụ du khách rất phát triển như: các dịch vụ giải trí (phòng trà, sản nhảy, cà phê ca nhạc…), vật lý trị liệu (massage), cho thuê xe, quầy bán hàng lưu niệm, thủ công truyền thống v.v…Việc đầu tư các dịch vụ này do nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đặc biệ t, thành phần kinh tế tư nhân là các hộ cá thể , tiểu chủ và thành phần kinh tế tập thể tham gia đầu tư các dịch vụ này khá mạnh như mở quầy bán hàng lưu niệm, quán cà phê, đại lý điện thoại, giặt là, massage v.v… Đặc biệt, thành phần kinh tế tập thể như hợ p tác xã đã tham gia đầu tư nhiều dịch vụ như sản xuất hàng thủ công, các siêu thị nhỏ v.v…

Chính sự phát triển của các dịch vụ bổ sung với nhiều thành phần kinh tế tham gia đã góp phần tạo điều kiện cho việc đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy nhiên, ngoài một số doanh nghiệp đầu tư khá hoàn thiện các dịch vụ bổ sung tại các khu du lịch và khu vui chơi giải trí. Còn lại “việc tổ chức và phát triển các dịch vụ bổ sung ở nhiều điểm tài nguyên vẫn còn nhỏ lẻ và còn yếu, nên đã hạn chế việc thu thêm từ khách” (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006b) [18].

3.2.3 Công tác tổ chức quảng bá phát triển thị trường khách du lịch sinh thái

Công tác quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường DLST trong thời gian qua tại VDLBTB đã được tăng cường một bước so với các năm trước đ ây. Thông tin giới thiệu về các điểm du lịch tự nhiên, các chương trình DLST như tập gấp


(brochure) giới thiệu về VQG Phong Nha – Kẻ Bàng , tập gấp giới thiệu DLST VQG Bạch Mã, Bà Nà, tập gấp giới thiệu về DLST biển Đà Nẵng v.v … đã được xây dựng nhằm phổ biến rộng rãi đến du khách. Ngoài ra, hầu hết các khu du lịch tại các điểm tài nguyên trọng điểm đều có tập gấp giới thiệu về đơn vị mình…

Tại nhiều điểm du lịch như VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, VQG Bạch Mã , Khu du lịch Bà Nà , Cù Lao Chàm v.v… đã tiến hành cài đặt website để giới thiệu về tiềm năng DLST đưa lên mạng internet. Trong những năm gần đây, ngành du lịch các địa phương VDLBTB đã từng bước cố gắng xúc tiến tuyên truyền quảng bá về DLST đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Bước đầ u đã thu đựơc một số kết quả đáng ghi nhận. Theo báo cáo, hầu hết các địa phương đều tham gia giới thiệu sản phẩm du lịch của mình tại các hội chợ du lịch được tổ chức tại một số địa phương trong nước trong nhiều năm. Riêng T hừa Thiên Huế; Đà Nẵng và Quảng Nam trong năm 2008, 2009 đã cử đoàn tham gia hội chợ du lịch quốc tế ở Hồng kông, Đức, Nhật Bản và Thượng Hải (Trung Quốc) (SVăn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; 2010 và 2011) [ 36], [38], [41].

Bảng 3.7: Mười thị trường khách du lịch sinh thái quốc tế hàng đầu đến Vùng du lịch Bắc Trung Bộ

QUỐC GIA

2004

2005

QUỐC GIA

2010

Pháp

18,36

16,87

Nhật Bản

16,74

Nhật Bản

12,18

12,72

Pháp

13,89

Trung Quốc

9,84

11,87

Các nước Asean

9,48

Đức

3,13

6,14

Trung Quốc

9,34

Các nước Asean

7,14

6,08

Đông Âu

6,68

Mỹ

4,17

5,27

Mỹ

5,83

Hàn quốc

5,32

4,85

Đức

5,32

Úc

4,15

4,27

Bắc Âu

4,52

Bắc Âu

3,68

3,24

Hàn quốc

3,76

Đông Âu

1,12

3,19

Úc

3,58

Tổng cộng

69,0

74,5

Tổng cộng

79,14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ - 14

(ĐVT: %)





















(Nguồn: Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế và điều tra của tác giả)


Nhìn chung, việc khai thác thị trường khách DLST quốc tế tại VDLBTB chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào thị trường khách du lịch quốc tế đến vùng (chủ yếu là khách du lịch văn hóa) chưa có nguồn khách riêng cho DLST. Nghĩa là rất ít khách quốc tế đi du lịch VDLBTB với mục tiêu ban đầu là DLST mà chủ yếu khi họ đến vùng các công ty du lịch mới khai thác, giới thiệu về chương trình DLST. Điều này được thể hiện rõ thông qua tổng hợp điều tra của chúng tôi năm 2010 về mười (10) thị trường khách hàng đầu dựa vào điểm đến. Kết quả tại bảng 3.7 đã cho thấy so với điều tra của Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2004 và 2005 không có thay đổi. Chỉ có sự thay đổi tỷ lệ khách trong từng thị trường. Tỷ lệ này c ũng phù hợp với tỷ lệ khách du lịch đến vùng. Đối với khách DLST trong nước thì chủ yếu là khách từ các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội và một số địa phương khác. Riêng khách DLST nội vùng (khách tại địa phương và các địa phương khác trong vùng) theo điều tra của chúng tôi năm 2010 chiếm 31,4% trong tổng số khách.

Theo đánh giá chung của các địa phương trong vùng thì công tác quảng bá về DLST vẫn còn khá "rời rạc", chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị và các địa phương trong vùng , thông tin đưa đến du khách vẫn còn khá đơn giản. Việc đầu tư nghiên cứu thị trường DLST vẫn chưa đựơc đặt ra, do đó rất khó trong việc xác định các cơ sở khoa học để xây dựng các định hướng, chiến lược phát triển thị trường. Công tác tuyên truyền quảng bá về DLST vẫn chưa phong phú và đạt hiệu quả cao. Việc tuyên truyền trên các kênh thông tin như truyền hình, hội thảo v.v … còn rất hạn chế. Đặc biệt là việc quảng bá đối với thị trường khách quốc tế. Như vậy, việc thúc đẩy hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường DLST mà cthể là thị trường khách quốc tế cần phải được quan tâm đúng mức, nhất là công tác đưa thông tin đến với du khách.

3.2.4 Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái

Công tác đào tạo nhân lực cũng đã được tăng cường một bước. Số lượng các cơ sở có đào tạo chuyên ngành du lịch tăng qua các năm thể hiện tại bảng 3.8. Hiện nay, tại các địa phương trong vùng đã có nhiều trường đại học đào tạo về chuyên ngành du lịch như Khoa Du lịch – Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Khoa Du lịch - Đại học Huế, Khoa Du lịch – Đại học Dân lập Phú Xuân, Đại học Duy Tân v.v...


Ngoài ra, còn một lượng lớn cán bộ được đào tạo chuyên ngành du lịch từ các trường đại học ở các địa phương ngoài vùng về tăng cường làm việc tại vùng . Hiện tại, chưa có thống kê chính thức về lao động về phục vụ DLST. Tuy nhiên, vào cuối năm 2010 chúng tôi đã cố gắng tổng hợp thống kê lao động tại các đơn vị du lịch chyếu phục vụ các loại hình DLST như các khu nghỉ núi, nghỉ bi ển, nghỉ dưỡng nước khoáng nóng… tại một số địa phương như T hừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị (tính đến thời điểm 24/12/2010) và số liệu ước của một số địa phương khác về lao động trực tiếp phục vụ DLST, thì tổng số lao động trực tiếp phục vụ DLST khoảng 12.223 người. Trong đó theo ước tính của một số chuyên gia là khoảng 30% đã qua đào tạo nghề (xem câu 8 phụ lục 9 và 15).

Hệ đào tạo nghề du lịch cũng khá phát triển như Trường Trung cấp Du lịch Thừa Thiên Huế, Trường Cao Đẳng Á Đông (Đà Nẵng) và nhiều trường trung cấp khác… hàng năm cũng bổ sung một lượng lớn cán bộ ngh. Năm 2010, slượng chúng tôi thống kê được ở các trường có đào tạo cao đẳng, trung cấp có đào tạo ngành du lịch cung cấp cho vùng là: 2.537 người (xem bảng 3.8).

STT

CHỈ TIÊU

ĐVT

2005

2008

2009

2010

TĐPTBQ

(%)

I

Cơ sở đào tạo






Bảng 3.8: Số lượng cơ sở và nhân lực được đào tạo ngành du lịch tại Vùng du lịch Bắc Trung Bộ từ 2005 - 2010

1. Đại học cơ sở 4 6 6 7 119

2. Cao đẳng, trung cấp cơ sở 11 13 14 14 105

3. Cơ sở đào tạo khác cơ sở 3 7 6 8 122

II.

Số lượng đào tạo

1. Đại học người 378 580 620 770 115

2. Cao đẳng, trung cấp người 1.650 2.460 2.130 2.537 109

3. Cơ sở đào tạo khác người 475 760 740 1.220 121

(Ghi chú: Cơ sở đào tạo khác chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, cấp chứng chỉ)

(Nguồn: Số liệu các địa phương và tổng hợp của tác giả).


Tuy nhiên, theo đánh giá việc phân bố lao động giữa các khu vực, vùng miền ở nước ta chưa phù hợp, số lượng cán bộ du lịch được đào tạo vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển du lịch nói chung (Hà Văn Siêu, 2011) [35]. Đặc biệt DLST là loại hình đòi hỏi người làm du lịch phải có kiến thức tổng quát về lịch sử, sinh học, môi trường v.v … ngoài kiến thức chuyên ngành. Nhưng hiện nay


tại VDLBTB vẫn chưa có khóa đào tạo chuyên sâu về vấn đề này (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006b; Du lịch Việt Nam, 2010) [18], [109]. Số lượng cán bộ được đào tạo và có chuyên môn tốt chuyển đi các địa phương khá c, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khá lớn. Nhiều hơn số cán bộ từ các địa phương khác chuyển về (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006b) [18].

3.2.5 Công tác quản lý tài nguyên

Công tác quản lý tài nguyên du lịch tự nhiên theo đánh giá đã được tăng cường một bước trong những năm qua. Tuy nhiên, tại một số điểm tài nguyên công tác quản lý vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các ban ngành. Theo đánh giá của một số địa phương và Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế (2006b) [18] thì một số hiện tượng như chặt phá rừng, lấn chiếm đất và nạn ăn xin, bán hàng rong, giữ vệ sinh môi trường v.v… tại nhiều điểm tài nguyên tự nhiên có tổ chức ho ạt động du lịch vẫn chưa được chấn chỉnh toàn diện. Kể từ năm 2006 đến nay, các địa phương cũng đã tăng cường công tác quản lý tài nguyên tự nhiên tại hầu hết các tài nguyên trong khu vực trọng điểm. Công tác quản lý cũng đã từng bước được triển khai đối với các tài nguyên có hoạt động du lịch “tự phát” nhưng chưa có sự quản lý trước đây như Bàu Tró (Quảng Bình), suối Tiên (Quảng Nam) … (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình , Quảng Nam; 2011) [40], [41] với rất nhiều hình thức quản lý như thành lập ban quản lý hay giao cho địa phương quản lý v.v…

Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường, thường xuyên và liên tục, đặc biệt là tại các khu vực và tài nguyên trọng điểm. Tại nhiều đị a phương và các điểm tài nguyên, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã phát động nhiều phong trào thiết thực nhằm bảo vệ môi trường như hưởng ứng “ngày môi trường thế giới”, phong trào “Vì Cù lao Chàm, vì biển xanh” hay “Nói không với túi nilon” tại Cù lao Chàm (Quảng Nam) v.v… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại, cần giải quyết đó là việc nghiên cứ u để xây dựng mô hình quản lý phù hợp, vấn đề quản lý “sức chứa”, việc phân vùng tổ chức hoạt độ ng DLST tại các điểm tài nguyên, công tác phối hợp giữa các ban ngành tại địa phương v.v… nhằm đưa DLST tại VDLBTB phát triển bền vững hơn.

3.2.6 Công tác giáo dục môi trường cho du lịch sinh thái

Công tác giáo dục môi trường cho du lịch nói chung và DLST đã được các


địa phương trong vùng quan tâm và chú trọng. Đặc biệt tại các điểm tài nguyên trọng điểm việc giáo dục môi trường dành cho các đối tượng cán bộ quản lý du lịch, doanh nghiệp, hướng dẫn viên , cộng đồng cư dân địa phương và du khách đã được quan tâm hơn (Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế, 2006b; Nguyễn Quyết Thắng, 2004) [18], [46]. Bám sát nội dung của chỉ thị 07/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hầu hết các địa phương đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch như thực hiện niêm yết giá các loại dịch vụ, hướng dẫn du khách thực hiện các quy định khi đi tham quan các điểm di tích, bảo vệ môi trường tại các điển tài nguyên... Việc giáo dục môi trường trên các phương tiên thông tin đại chúng cũng đã phát huy vai trò rất tích cực như chuyên mục truyền hình “Ống kính du lịch” (Thừa Thiên Huế), “Hành trình du lịch” (Đà Nẵng) v.v... Việc phân pháp các ấn phẩm về công tác giáo dục môi trường đến cán bộ du lịch, doanh nghiệp, hướng dẫn viên và du khách cũng được triển khai.

Tuy nhiên, theo đánh giá thì công tác giáo dục môi trường ở hầu hết các địa

phương đôi lúc vẫn chưa được tổ chức thường xuyên liên tục . Theo điều tra tại ba tỉnh Bắc Miền Trung năm 2008 thì “thì lệ người dân nắm bắt được thông tin về hoạt động du lịch ở địa phương còn thấp (dưới 60%)” (Bùi Thị Tám, 2008) [ 45]. Việc giáo dục cho du khách vẫn chủ yếu sử dụng ấn phẩm, rất ít điểm tài nguyên có diễn giải môi trường và các hình thức khác… Nhiều hướng dẫn viên vẫn chưa làm tốt công tác giáo dục môi trường của mình.

3.3.7 Vốn đầu tư cho du lịch sinh thái

Hiện tại, chưa có số liệu thống kê chính xác về tổng v ốn đầu tư cho DLST ở các địa phương VDLBTB (tính cvốn đầu tư dự án và vốn đầu tư CSHT). Về vốn đầu tư CSHT chủ yếu là ngu ồn vốn của nhà nước và nguồn vốn ODA , các nguồn vốn khác rất ít. Riêng vốn nhà nước, từ trước đến nay ngu ồn vốn này tập trung vào việc phát triển dân sinh như nguồn vốn chương trình 135 của chính phủ. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển dân sinh các vùng sâu, vùng xa cũng góp phần cải thiện CSHT đến các điểm tài nguyên. Theo số liệu các địa phương VDLBTB, nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho DLST giai đoạn 2005 – 2010 chủ yếu là vốn cho CSHT . Riêng vốn quy hoạch và đào tạo nhân lực ở mỗi đ ịa phương khác nhau như Quảng Ngãi là 219,37 tỷ đồng (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, 2010; UBND Tỉnh Quảng Ngãi, 2010) [42], [65].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023