Cuối cùng là hai nhóm nhân tố F3 “Cơ sở hạ tầng GTVT du lịch” và F6 “Kỹ năng của HDVDL và NVPV” có tác động yếu do có hệ số B tương đối thấp hơn lần lượt là 0.146 và
0.104. Điều này có nghĩa là, nếu nếu sự hài lòng về cở sở vật chất phục vụ du lịch tăng lên một đơn vị thì sự hài lòng chung của du khách cũng sẽ tăng lên 0.146 đơn vị, ứng với 14.60%. Cũng như sự hài lòng của du khách về kỹ năng của HDVDL và NVPV tăng lên một đơn vị thì sự hài lòng chung của du khách cũng sẽ tăng lên 0.104 đơn vị, ứng với 10.40%.
Như vậy, từ những nhận định trên cho ta thấy rằng đối với loại hình du lịch sinh thái“miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang, thì sự hài lòng của du khách tập trung chủ yếu vào ba nhóm nhân tố chính đó là giá cả (chi phí) cảm nhận về dịch vụ du lịch tại địa phương; PCDL và sự thân thiện của người dân địa phương và hoạt động vui chơi giải trí và đặc sản miệt vườn. Bên cạnh đó, hai nhóm nhân tố hạ tầng cở sở vật chất phục vụ du lịch và kỹ năng của HDVDL và NVPV cũng góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách.
Những yếu tố không làm hài lòng du khách như chất lượng phục vụ của NVPV du lịch (22,7%); ít trò chơi, khu vui chơi giải trí (15,6%); cơ sở hạ tầng còn yếu kém với tầng số là 69 chiếm (23,4%) chính là nguyên nhân khiến du lịch “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang không giữ chân được du khách. Do vậy, chúng ta cần phải đưa ra những phương hướng và giải pháp phát triển loại hình du lịch này trong thời gian sắp tới.
Một khi phong cảnh du lịch sinh thái miệt vườn được đầu tư chăm sóc tốt kết hợp giá cả hợp lý cộng với một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp có thái độ thân thiện với du khách thì chắc chắn loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang sẽ đem lại sự hài lòng tốt nhất cho du khách khi một lần đặt chân đến quê hương Tiền Giang anh hùng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀN GIANG
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp
Để có những giải pháp thích hợp và khả thi tác giả dựa trên các cơ sở sau:
(1) Thực trạng du lịch tỉnh Tiền Giang
(2) Tài nguyên du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang
(3) Đầu tư phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang
(4) Xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”.
(5) Những tồn tại và nguyên nhân của du lịch Tiền Giang
(6) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang
(7) Quy hoạch tổng thề phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
Trên đây là những cơ sở mà tác giả làm nền tảng để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang. Các cơ sở (1) (2) (3) (4) tác giả đã trình bày ở phần nội dung luận văn, tác giả xin phép không nhắc lại mà trình bày tiếp các cơ sở còn lại.
3.1.1. Những tồn tại và nguyên nhân của loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” Tiền Giang
3.1.1.1. Những tồn tại trong phát triển loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” Tiền Giang
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc phát triển du lịch miệt vườn ở Tiền Giang thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, cần khắc phục song song với quá trình xây dựng và phát triển là:
Phát triển du lịch miệt vườn ở Tiền Giang thời gian qua còn một số hạn chế.Việc đầu tư, khái thác làm giàu thêm sản phẩm du lịch miệt vườn trong tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có một công trình tầm cở về du lịch miệt vườn thu hút mạnh khách du lịch.
Các dự án đầu tư lớn về phát triển du lịch đã triển khai, nhưng đến nay chỉ mới thực hiện được 3/9 dư án đã được duyệt trong qui hoạch tổng thể du lịch trong giai đoạn 1995-
2010 như : dư án đầu tư phát triển khu du lịch miệt vườn cù lao Thới Sơn, dự án cải tạo khách sạn Sông Tiền, khu du lịch miệt vườn Cái Bè với tổng vốn đầu tư 14,74 tỷ đồng/ 101,25 tỷ đồng đạt 14,55% theo qui hoạch.Vốn đầu tư thiếu, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu bằng mọi hình thức để huy động vốn từ trong nước và kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Qua quá trình điều tra khảo sát thực tế ở các điểm du lịch miệt vườn, chúng tôi nhận thấy đội ngũ lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ của khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ công nhân viên, người lao động trong ngành chưa đồng đều, nhất là ở khu vực tư nhân ít đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Sự chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong hoạt động du lịch chưa cao.
Khu điểm, tham quan du lịch miệt vườn, công trình giải trí xây dựng còn chậm so với yêu cầu để đón đầu so với các tỉnh trong vùng. Tổ chức tuyến điểm và các dịch vụ bổ sung chưa thật phong phú, hấp dẫn và đổi mới. Có nơi khách đến quá tải, có nơi lại ít khách. Chưa phát huy năng lực, điều kiện đã tổ chức chương trình tour dài ngày, từ đó lượng khách du lịch đông nhưng doanh thu lại thấp.
Công tác xúc tiến du lịch chỉ dừng lại ở việc tham gia triển lãm liên hoan du lịch trong nước. Công tác quảng bá, tiếp thị các doanh nghiệp ít quan tâm, ngại kinh phí, còn mang nặng tính chất làm ăn nhỏ. Các doanh nghiệp chưa chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường phát triển kinh doanh lữ hành, nhất là lữ hành quốc tế phát triển du lịch trong nước còn nhiều hạn chế.
Số du khách đến tham quan du lịch miệt vườn với tốc độ tăng hàng năm cao, nhưng doanh thu đối với khách tăng không đáng kể. Các khách sạn không thường xuyên nâng cấp, cải tiến trang thiết bị….Các thành phần kinh tế đầu tư còn manh mún, qui mô nhỏ, chỉ đáp ứng thời gian trước mắt. Việc phát triển các miệt vườn theo hướng xây dựng thành miệt vườn du lịch còn nhiều khó khăn do thiếu mô hình và tính định hướng.
Tại các khu, điểm tham quan du lịch còn xảy ra tình trạng “cò mồi”, tranh giành khách, cảnh buôn bán tự do nơi tham quan, đã làm cho môi trường du lịch thiếu văn minh, lịch sự, việc giải quyết và xử lý chưa dứt điểm.
Hiện tượng suy giảm năng suất các loại cây ăn quả ở vườn ngày một nhanh, dẫn đến việc du khách đến miệt vườn nhưng vườn cây xơ xác, thậm chí vườn cây không có khả năng cho trái, làm mất đi khả năng thu hút du khách đến với miệt vườn.
3.1.1.2. Nguyên nhân tồn tại trong hoạt động du lịch
*Nguyên nhân chủ quan
- Ngành du lịch Tiền Giang triển khai chưa rộng khắp định hướng Qui hoạch phát triển du lịch, để các đầu tư, nhân dân biết tham gia đầu tư xây dựng phát triển ngành.
- Trình độ năng lực cán bộ quản lý, điều hành tour còn hạn chế, nên việc tổ chức các tour dài ngày trong tỉnh chưa thực hiện được, chỉ quanh quẩn chương trình hơn một buổi, hiệu quả còn thấp.
- Sự phối hợp các ngành, các cấp chưa được thường xuyên trong việc quản lý các họat động xung quanh và trong các khu, điểm tham quan du lịch, nên nhiều hoạt động dịch vụ tự phát gay mất trật tự, mỹ quan, không phù hợp theo quy hoạch phát triển du lịch sinh thái của ngành.
* Nguyên nhân khách quan
- Sự cạnh tranh của những địa phương khác trong vùng ngày càng quyết liệt, nhất các tỉnh xây dưng nhiều khu di tích qui mô lớn đặc trưng như tỉnh An Giang, Kiên Giang và những khu du lịch đồng dạng sinh thái với Tiền Giang khá hấp dẫn sẽ lôi cuốn khách du lịch đỗ về rất thuận lợi, vì đã có cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ, đường cao tốc, đặc biệt khi cầu Rạch Miễu hoàn thành vào năm 2007, với những sản phẩm du lịch trùng lắp và chỉ cách TP Mỹ Tho 12 km, du lịch Bến Tre sẽ là đối thủ quan trọng cần quan tâm.
- Tiềm năng du lịch khá phong phú đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái, nhưng vốn đầu tư khai thác thiếu, biện pháp huy động vốn, kêu gọi đầu tư chưa kịp thời để động viên mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia.
- Công tác xúc tiến du lịch chưa được đẩy mạnh, chưa đi vào chiều sâu và chưa nhắm đến các thị trường mục tiêu. Chưa phối hợp các tổ chức cũng như cung cấp thông tin cần thiết hỗ trợ các doanh nghiệp tìn biện pháp đẩy mạnh thực hiện trực tiếp kinh doanh lữ hành quốc tế, nên dù lượng khách tăng cao mà hiệu quả không cao.
- Các sản du lịch còn trùng lắp với các địa phương trong vùng, chưa thực hiện các giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm tạo sản phẩm đặc thù riệng biệt, thị trường còn hạn hẹp. Đầu tư còn giới hạn và trình độ năng lực của nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới, phát triển ngành.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên vườn cây ăn quả, văn minh công cộng của người dân,…đã làm ảnh hưởng phần nào đến hoạt động của loại hình du lịch này.
3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang
3.1.2.1. Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, dịch vụ, phát triển mạnh những ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế, gắn với phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.
Huy động mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, nhất là vốn, công nghệ, lao động có tay nghề kỹ thuật cao, thực hiện nhất quán, lâu dài các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ.
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.
Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng phát huy nhân tố con người, nâng cao năng lực giáo dục, đào tạo và trình độ dân trí kết hợp với phát triển khoa học công nghệ... xem đó là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Phát triển kinh tế phải gắn với ổn định chính trị, bảo đảm trật tự xã hội, nâng cao dân trí; tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh; củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng nền hành chính vững mạnh.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển
Phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, đẩy nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của địa phương, phấn đấu đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; đến năm 2020 xây dựng Tiền Giang trở thành một tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh và quốc phòng luôn
bảo đảm.
83
a) Mục tiêu kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 12,5%/năm thời kỳ 2006 – 2020.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 48,5%, thương mại - dịch vụ đạt 36,5%, nông, lâm, ngư nghiệp đạt 15,0%.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục tiêu tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ 800 triệu USD năm 2020; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 16,2%/năm giai đoạn 2011 - 2020; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 900 USD vào năm 2020.
b) Mục tiêu xã hội:
- Tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt dưới 1,0%/năm, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,03%. Tạo cơ chế chính sách thích hợp để tăng cường thu hút nguồn vốn, phát triển các hình thức đầu tư, tạo việc làm mới để hàng năm thu hút trên 40 ngàn lao động (2011 - 2020).
- Phấn đấu đến năm đến năm 2020, tỷ lệ học sinh so với số dân trong độ tuổi tương ứng: nhà trẻ đạt 50%, mẫu giáo đạt 99%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở trên đạt 99%, trung học phổ thông đạt trên 75%;
3.1.2.3. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
+ Phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản:
Phát triển toàn diện nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.
Tổ chức lại hệ thống sản xuất nông nghiệp gắn với hệ thống tiêu thụ và chế biến sản phẩm; chú trọng củng cố tổ chức và nâng cao vai trò kinh tế tập thể đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế vườn, nuôi trồng thủy hải sản và chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa các sản phẩm đặc trưng của Tỉnh (như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, sơ ri Gò Công, xoài cát Hòa Lộc, cam mật Cái Bè, bưởi, thanh long Chợ Gạo, bưởi da xanh, khóm...) để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Phát triển lâm nghiệp theo hướng khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm nguyên sinh Tân Phước, kết hợp trồng cây phân tán dọc theo trục lộ, kênh mương, đất ở hộ gia đình gắn liền với phát triển vườn cây ăn trái lâu năm có giá trị kinh tế,
sinh thái và môi trường cao, góp phần nâng cao độ che phủ thực vật toàn tỉnh lên 40 - 41,5%.
Phấn đấu giá trị gia tăng toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 tăng bình quân trên 4,0%/năm, đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 32% giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm trên 21% giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, đồng thời chú trọng các ngành, lĩnh vực Tỉnh có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý kinh tế như công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ nông nghiệp - nông thôn, công nghiệp tàu thủy cùng các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển mạnh công nghiệp vừa và nhỏ sử dụng công nghệ tiên tiến, khuyến khích đầu tư phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm và sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu, nguồn lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Phấn đấu đạt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2020 giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 18%/năm, giải quyết việc làm cho trên 320 nghìn lao động. Tạo sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp.
+ Phát triển thương mại - dịch vụ:
Phát triển thị trường nội địa, mở rộng giao thương với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với phát triển mạng lưới thương mại với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, ưu tiên phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại, quy hoạch những vị trí có lợi thế thương mại ở đô thị để xây dựng, phát triển các khu thương mại, dịch vụ tại thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, Cai Lậy, Cái Bè,…
Phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế, đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch. Thu hút đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khu nghỉ dưỡng, các địa điểm có tiềm năng du lịch như: các cù lao trên sông Tiền, vùng ngập lũ và thôn dã Đồng Tháp Mười, tập trung ưu tiên đầu tư cù lao Thới Sơn thành cụm điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái
của tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông mở rộng, bãi biển Tân Thành, vườn cây ăn trái, các di tích văn hóa lịch sử...
3.1.3 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
3.1.3.1. Quan điểm phát triển
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Du lịch phát triển sẽ góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và có tính xã hội hóa cao, nên phát triển du lịch chính là việc làm chung của tất cả các ngành các cấp, với sự phối hợp đồng bộ đặt dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của tỉnh ủy và UBND tỉnh.
Phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững, tính văn hóa dân tộc, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội và phát triển phải phù hợp theo quy định và quy hoạch tổng thể của ngành.
Chủ trương và quan điểm của tỉnh là, tiếp tục phát triển du lịch sinh thái “miệt vườn
– sông nước”, đẩy mạnh nhân rộng mô hình, đồng thời kết hợp đầu tư cho ra những sản phẩm riêng biệt mang tính đặc thù, không trùng lắp với các địa phương khác và không để du khách nhàm chán. Khai thác các chương trình tour du lịch hướng tới môi trường lợi ích sinh thái, gắn với thiên nhiên, sông nước miền Tây Nam Bộ, với vườn cây ăn trái kết hợp với các nét truyền thống văn hóa bản địa.
3.1.3.2. Mục tiêu phát triển
Tối ưu hóa sự đóng góp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành.
Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch. Hoạt động du lịch gắn liền với việc bảo tồn môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Từ đó, đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác các tiềm năng du lịch miệt vườn. Quy hoạch phát triển du lịch nhằm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế,
nhưng phải đảm bảo được an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Bảng 3.1. Dự kiến nhu cầu vốn du lịch giai đoạn 2011 - 2020
NHU CẦU ĐẦU TƯ (tỷ đồng) | |
2011 – 2015 | 1.446 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Do Khách Không Lưu Trú Qua Đêm Tại Điểm Du Lịch
- Phân Tích Nhân Tố Chất Lượng Của Loại Hình Dịch Vụ Du Lịch “Miệt Vườn – Sông Nước” Tỉnh Tiền Giang Bằng Phương Pháp Phân Tích Nhân Tố Khám
- Phân Tích Nhân Tố Chi Phí Dịch Vụ Du Lịch Khi Tham Gia Loại Hình Du Lịch Sinh Thái “Miệt Vườn – Sông Nước” Tiền Giang
- Dự Báo Về Khách Du Lịch Trong Giai Đoạn 2015 – 2020
- Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 13
- Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 14