Dự Báo Về Khách Du Lịch Trong Giai Đoạn 2015 – 2020


2016 – 2020

2.215

Tổng số cho cả thời kỳ 2011 - 2020

3.661

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 12

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Tiền Giang)

Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển. Sự phối hợp giữa các ban ngành co tác động tích cực, tạo nền tảng cho sự phát triển du lịch. Du lịch phát triển sẽ hỗ trợ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế - xã hội khác cùng phát triền.

Bảng 3.2. Dự báo về khách du lịch trong giai đoạn 2015 – 2020

(Đơn vị: Lượt)


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

TỔNG SỐ

1.343.320

1.450.786

1.566.849

1.692.197

1.827.572

1.973.778

QUỐC TẾ

844.588

905.229

970.224

1.039.887

1.114.550

1.194.575

NỘI ĐỊA

498.733

545.557

596.624

652.310

713.022

779.203

(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Tiền Giang)

Dự kiến đấn năm 2015 đón khảng 1.343.320 lượt khách (khách quốc tế 844.588, khách nội địa 498.733), và dự báo đến năm 2020 đón 1.973.778 lượt khách (khách quốc tế 1.194.575, khách nội địa là 779.203).

3.2. Các nhóm giải pháp chung‌


3.2.1. Giải pháp về an ninh chính trị và an toàn xã hội cho du khách


Lượng khách quốc tế đến Tiền Giang ngày càng tăng và dự báo sắp tới số lượng sẽ không giảm, nhất là khu vực ĐBSCL. Những chuyến tham quan du lịch càng ngày lại đa dạng phức tạp hơn. Xu hướng hiện nay là thích đi lẻ, theo từng nhóm nhỏ hơn là đi theo đoàn, theo chương trình tour trọn gói. Điều này khiến cho việc quản lý khách càng khó khăn hơn. Như vậy, cần thiết phải xây dựng và phát triển một hệ thống an ninh và an toàn du lịch có hiệu quả, thể hiện qua các việc:

- Phối hợp các lựu lượng ban ngành công an, tập huấn lực lượng bảo vệ thường trực tại các khu, điểm tham quan du lịch, để giữ gìn trật tự an toàn tại điểm tham quan du lịch và giải quyết, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của khách du lịch.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động du lịch. Giải quyết một cách triệt để tình trạng cò mồi, lôi kéo khách gây mất trật tự, mất văn minh, gây khó chịu đối với khách ở các khu, điểm du lịch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và an toàn cho khách du lịch.

- Cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú tại các khách sạn, các nhà nghỉ với các thủ tục nhanh gọn, văn minh nhưng hết sức chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho khách và đảm bảo được yêu cầu về an ninh và trật tự xã hội.

3.2.2. Giải pháp về kinh tế‌


Kinh tế phát triển thì du lịch cũng ngày càng phát triển. Để phát triển du lịch cộng đồng thì nhà nước cần có chính sách khuyến khích về vốn, tín dụng, thuế đối với làng nghề truyền thống để khôi phục và phát triển. Cung cấp tín dụng dài hạn đối với các hộ nghề, làng nghề để phát triển cơ sở sản xuất, cải tiến công nghệ truyền thống kết hợp với kỹ thuật mới, hiện đại thích hợp với điều kiện cụ thể của từng sản phẩm. Tạo môi trường hình thành và phát triển các ngành nghề mới, sản phẩm mới mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa Nam Bộ.

Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch phải có chất lượng cao, mang tầm quốc tế nên đòi hỏi các ngành kinh tế phải có trình độ tiên tiến về công nghệ trong một số lĩnh vực như: thông tin liên lạc, sự phát triển của giao thông vận tải cả về mặt chất lượng và số lượng, đảm bảo tốc độ, an toàn trong vận chuyển, vận chuyển với giá rẻ…có thể nói, kinh tế là điều kiện thiết yếu và là điều kiện quan trọng trong phát triển du lịch.

3.2.3. Chính sách phát triển du lịch‌


Một nội dung quan trọng được ngành du lịch tập trung đẩy mạnh trong giai đoạn phát triển du lịch đến năm 2020 là tuyên truyền, quảng cáo, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và thúc đẩy tăng trưởng lượng khách du lịch; xúc tiến đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sản phẩm du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch… đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

Tổ chức triển khai điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá, phân tích, tổng hợp… tiềm năng du lịch của từng địa phương, toàn tỉnh về văn hóa, lịch sử, con người Tiền Giang, lễ hội truyền thống, danh thắng, các điểm đến, tour, tuyến, sản phẩm du lịch đặc thù và nổi trội.v.v… Trên cơ sở đó, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh tháimiệt vườn – sông nước” trong một không gian thống nhất và đồng bộ để tạo được thế mạnh của

tỉnh.

Đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, cơ sở phục vụ du lịch, các khu du lịch miệt vườn,

các đảo, làng nghề truyền thống... gắn liền với bản sắc văn hoá và thế mạnh của tưng tỉnh, đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, môi trường du lịch an toàn, thân thiện và bền vững.

Phải có phương hướng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch hợp lý, phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nên kết hợp với các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các giáo viên nhà trường khảo sát, tiếp cận với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp và hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành có sự năng động trong hoạt động nghề nghiệp đồng thời tạo được lòng yêu nghề và có đạo đức nghề nghiệp theo yêu cầu hội nhập trong cơ chế thị trường.

Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch ở các điểm đến, tour, tuyến, cơ sở lưu trú, nhà hàng, nơi mua sắm... tạo ấn tượng tốt cho du khách. Xây dựng các tour, tuyến du lịch hấp dẫn, khoa học trong từng địa phương và liên tỉnh với lộ trình hợp lý, hài hoà, hấp dẫn,...

Xây dựng và phát triển các công ty du lịch ngang tầm với quy mô và tiềm năng du lịch vùng ĐBSCL, có thương hiệu mạnh và uy tín lớn, có mạng lưới phục vụ du lịch rộng khắp vùng và hiệu quả cao

3.3. Các nhóm giải pháp cụ thể‌


Trong du lịch tỉnh Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, các giải pháp thực hiện để phát triển du lịch cần phải có sự thực hiện đồng bộ, bởi vì hầu hết các giải pháp đều có sự tác động đến nhiều phía. Trong đó, sự quan tâm và chỉ đạo thực hiện của các cấp lãnh đạo là vô cùng quan trọng trong việc đem lại sự hài lòng cho du khách. Ngoài ra, chúng ta cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

3.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật‌


3.3.1.1. Đối với cơ sở lưu trú, điểm vườn, nhà hàng phục vụ du lịch

Nâng cao chất lượng sản phẩm, bằng cách quy hoạch, phát triển ưu thế mô hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”, tham quan thắng cảnh thiên nhiên. Quy hoạch phát triển vườn cây ăn trái 4 mùa, xây dựng khu nhà nghỉ dưỡng ven sông, dân dã nhằm thu hút khách quốc tế tham quan và nghĩ dưỡng. Để tăng sức hấp dẫn cho tour, có thể tạo điều kiện cho du khách hoà mình với sinh hoạt của người dân như gặt lúa, bắt cá, thả lưới, giăng câu... Tạo điều kiện cho du khách tham quan các cơ sở sản xuất, mua sắm và thưởng thức tại chỗ các mặt hàng đặc sản địa phương. Mặt khác, để thu hút du khách các tỉnh cần phải có sự liên

kết các tuyến du lịch trong vùng.

Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch ở Tiền Giang luôn luôn gắn liền và cộng hưởng với cảnh quan thiên nhiên, các cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ du lịch có tính đặc thù riêng, để hấp dẫn khách đến và lưu lại. Theo ý kiến của du khách, nên xây dựng cơ sở lưu trú theo kiểu nhà nông thôn trong các khu du lịch, gắn liền với quan cảnh thiên nhiên, xây dựng nhiều trạm nghĩ chân, các băng ghế, mái che mưa, nắng,… cho du khách tại các điểm du lịch. Cùng với việc đầu tư cơ sở lưu trú du lịch thì cũng phải đầu tư phát triển nhà hàng, cửa hàng, quán ăn, nhà trọ phục vụ khách du lịch. Việc đầu tư nhà hàng cần tính toán cho phù hợp với cảnh quan du lịch, không nhất thiết đầu tư các nhà hàng sang trọng, chi phí cao khai thác sẽ kém hiệu quả.

3.3.1.2. Đầu tư hệ thống giao thông, phương tiện phục vụ du lịch

Đầu tư hệ thống giao thông là vấn đề cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch bước đầu hết sức quan trọng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư tham gia các dự án phát triển du lịch. Hiện nay mạng lưới giao thông đường bộ đến các điểm tham quan du lịch nhiều nơi còn chưa tốt, vì vậy cần ưu tiên đầu tư, nâng cấp.

Phát triển phương tiện phục vụ du lịch phải gắn liền nhu cầu phát triển khách du lịch. Tỉnh Tiền Giang trãi dài trên dòng sông Tiền với vườn cây trái quanh năm bốn mùa, do đó cần khai thác tiềm năng này. Ngoài các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, cần quan tâm khai thác cảnh quan bằng “du thuyền trên sông” tham quan cảnh sông nước kết hợp các dịch vụ phục vụ trên thuyền.

Riêng các phương tiện vận chuyển đường bộ thì cần khuyến khích đầu tư các loại xe có trọng tải lớn từ 30 – 50 chỗ ngồi, với trang bị cần thiết phục vụ khách du lịch đi đường dài, đầu tư các loại đò máy, đò chèo thì cần đầu tư, đóng những chiếc tàu du lịch với đầy đủ tiện nghi, các dịch vụ ăn uống, ca nhạc tài tử, dân ca v.v... phục vụ khách. Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đầu tư phương tiện phục vụ du lịch cần thực hiện theo hình thức, doanh nghiệp du lịch kết hợp nhân dân sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.

Theo kết quả điều tra khảo sát thực tế du khách, ngoài nhu cầu tham quan vườn trái cây và thắng cảnh thiên nhiên du khách còn muốn mua sắm hàng lưu niệm do vậy việc tạo ra một nơi để khách du lịch trong và ngoài nước mua sắm vào ban đêm, kích thích du khách lưu lại qua đêm, tăng được ngày khách và tăng mức chi tiêu ở tại Tiền Giang.

3.3.2. Hợp tác đầu tư cùng với các tỉnh ĐBSCL và thu hút vốn đầu tư nước ngoài‌


Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL, giữa các công ty du lịch, các trung tâm du lịch cả nước, các nước Đông Nam Á với ĐBSCL nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh du lịch của vùng sông nước Cửu Long.

Đẩy mạnh hoạt động du lịch phát triển tour - tuyến du lịch, chú trọng công tác liên kết hợp tác; liên kết với các địa phương để làm phong phú, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, liên kết giữa các nhà đầu tư và đơn vị lữ hành nhằm nâng cao chất lượng, tăng tính hấp dẫn, mức độ đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách và mối liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với du khách được xem là hạt nhân của sự tồn tại và phát triển du lịch.

3.3.3. Xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”


- Trước tiên, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang cần phải xây dựng cho mình một hình ảnh để phát triển du lịch, thông qua biểu tượng và tiêu đề du lịch “miệt vườn – sông nước”. Đây chính là cơ sở cho việc triển khai quảng bá loại hình du lịch này ở Tiền Giang.

- Quảng bá các ấn phẩm du lịch qua các hãng lữ hành trong và ngoài nước, tăng cường hình thức nội dung quảng cáo tuyên truyền tại chỗ, trực tiếp cho khách du lịch quốc tế và trong nước. Giới thiệu các chương trình tour du lịch phù hợp với từng thị trường du khách quốc tế và nội địa, đảm bào tính khoa học và chính xác, tạo lòng tin cho du khách.

- Đặt văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm như TP.HCM, Hà Nội và TP Cần Thơ. Đặt bảng chỉ dẫn đến các điểm tham quan du lịch chính trên địa bàn tỉnh. Phối hợp Đài PTTH Tiền Giang; các đài truyền thanh - truyền hình các thị trấn, huyện,… thực hiện các bộ phim, phim tư liệu, phim giới thiệu về quảng bá du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”.

- Phát hành các bưu ảnh, album, logo, guidebook, VCD, DVD…quảng bá các khu điểm du lịch, nhà hàng khách sạn, các di tích lịch sử - văn hóa,... Xây dụng và phát triển thương mại điện tử cho loại hình du lịch này. Hoàn thiện và nâng cấp các trang thông tin điện tử của Sở VHTT và Du Lịch của tỉnh hiện nay.

- Tổ chức hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, kết hợp với những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn,…nhằm khảo sát quảng bá, mở rộng thị trường khách du lịch trên phạm vi toàn quốc .

3.3.4. Xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” thành loại hình du lịch đặc trưng.‌

Một trong những nguyên nhân chưa hấp dẫn du khách và số lượng du khách đến Tiền Giang còn còn khiêm tốn so với các Tỉnh khách là sản phẩm du lịch nơi đây còn đơn điệu và trùng lắp. Điều đó làm cho du khách dễ nhàm chán. Vì vậy, cần phải tạo chỗ ăn nghĩ thân thiện cho du khách như là nhà của du khách. Sản hẩm du lịch phải có tính bản đị sâu sắc, cộng đồng rộng rãi, thân thiện môi trường, cả ngày lẫn đêm. Căn cứ vào qui hoạch du lịch, địa phương cần tập trung đầu tư nâng cấp, xay dựng khu điểm du lịchmang tầm cỡ khu vực để có sản phẩm đặc trưng, sản phẩm liên kết chào bán trong các tour lữ hành. Sản phẩm ra đời từ nguồn tài nguyên du lịch địa phương, đúng theo hướng qui hoạch, được đầu tư đúng mức và tích cực tham gia của cộng đồng sẽ mang thương hiệu địa phương, đậm bản sắc dân tộc, sẽ chắc chắn làm hài lòng du khách và phát triển bền vững…

3.3.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực‌


Đào tạo nhân lực cho ngành du lịch cần phải bám sát nhu cầu của thực tế địa phương, nâng cao năng lực của đội ngũ này cả về tri thức, tay nghề, chuyên môn, thái độ lao động, nhắm phát triển nguồn nhân lực này trở thành thế mạnh của du lịch Tiền Giang nói chung và lĩnh vực du lịch “miệt vườn – sông nước” nói riêng. Các cơ sở đào tạo phải tăng cường liên kết, phối hợp để xây dựng chương trình đào tạo thống nhất chuẩn hóa đầu ra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch phải thực sự thể hiện trách nhiệm tham gia vào quá trình đào tạo bằng nhiều cách như trao học bổng cho sinh viên giỏi, tham gia giảng dạy thực tế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp.

Các địa phương cần đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động du lịch và liên quan du lịch tại khu, điểm du lịch của địa phương mình. Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhan lực du lịch cần đa dạng hóa theo yêu càu của kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng cần tăng cường liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch với nhiều trình độ như đại học, cao đảng, trung cấp. Các doanh nghiệp, cá nhan đang làm du lịch cũng thực hiện việc gứn kết giữa doanh nghiệp với các trường, các trung tâm đào tạo nhân lực du lịch, để đáp ứng nhu càu khắc phục nhanh tình trạng nguồn nhân lực của ngành du lịch trong vùng thiếu và yếu.

Tập trung phát triển các trường, trung tâm đào tạo ngành du lịch; có cơ chế, chính sách thu hút người giỏi phục vụ lâu dài trong ngành du lịch;…Đồng thời, nhà nước cần thể

hiện vai trò chủ đạo trong công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là năng lực của chính người quản lý, định hướng phát triển du lịch của các địa phương.

3.3.6. Giải pháp thu hút sự tham gia cộng đồng địa phương‌


Du lịch nói chung và du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” nói riêng là một trong những lĩnh vực kinh tế đòi hỏi cần phải có sự liên kết, liên ngành và có tính xã hội hóa cao. Chính vì vậy, dể góp phần nâng cao loại hình du lịch này đòi hỏi cần phải có sự tham gia phối hợp của cộng đồng địa phương có điểm du lịch.

Hỗ trợ cho địa phương, doanh nghiệp du lịch có qui mô nhỏ nâng cao năng lực trong việc tiếp cận và giao tiếp với khách quốc tế. Đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ hướng dẫn, trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về môi trường và nghệ thuật quản lý cộng đồng.

Nhận thức của cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng, cần tập huấn người dân về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vườn cây, bảo vệ mội trường sinh thái cũng như kỹ năng giao tiếp để phục vụ khách du lịch tốt hơn. Nâng cao vai trò của người dân địa phương trong phát triển du lịch là một điều cực kỳ quan trọng, nếu người dân không cộng tác với chúng ta thì sẽ không có một điểm du lịch hoàn chỉnh đem lại lợi nhuận cao nhất.

Khuyến khích người dân địa phương duy trì và phát triển mô hình dịch vụ nghỉ đêm lại nhà dân (homestay) nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Hướng du khách tham gia vào các hoạt động du lịch khám phá dân dã như ăn, ngủ, sinh hoạt hái trái cây, thả lưới bắt cá,…giống người nông dân địa phương.

Cần tập huấn cho người dân địa phương về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vườn cây ăn trái, bảo vệ môi trường sinh thái tài nguyên du lịch cũng như kỹ năng giao tiếp để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn, đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho du khách khi chọn tham gia loại hình du lịch này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


1. Kết luận

Với lợi thế miệt vườn, cảnh quan sông nước hữu tình, lại không ở quá xa thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang là một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Thiên nhiên và con người Tiền Giang mang đặc trưng của nền văn minh sông nước Nam Bộ, tỉnh có 32 km bờ biển và 120 km chiều dài sông Tiền, có khả năng thu hút du khách theo hướng du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”.

Trải dài theo dòng sông Tiền , Tiền Giang có nhiều kênh rạch chằng chịt, đan xen với những cù lao như: cồn Cổ Lịch, cồn Tân Phong, cồn Ngũ Hiệp, cồn Thới Sơn (cồn Lân), cồn Tân Long, cồn Ngang... tạo nên những vườn cây trái xanh tươi bốn mùa với những sản phẩm nổi tiếng như: xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Ngũ Hiệp, cam, quýt, bưởi, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sơri Gò Công,... Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” và hiện nay Tiền Giang rất thành công với loại hình du lịch này.

Thông qua kết quả nghiên cứu và đánh giá nêu trên ta có thể kết luận như sau:

Luận văn đã tổng quan hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”, các đặc điểm đặc trưng của loại hình du lịch miệt vườn. Đồng thời, đã nhận định và đánh giá về mức độ hài lòng lòng của du khách khi đến tham gia loại hình du lịch này ở địa phương.

Thông qua quá trình khảo sát thực tế, cũng như thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề hài lòng của du khách và dựa trên những thực trạng của loại hình du lịch sinh thái miệt vườn tại Tiền Giang. Tác giả thấy nổi bậc lên những vấn đề sau đây:

Ngành du lịch Tiền Giang hiện nay đang trên đà phát triển. Mặc dù gặp không ít trở ngại và khó khăn trong thời gian qua nhưng với phương hướng sáng tạo và tìm kiếm cái mới trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” đã trở thành loại hình du lịch đặc thù đã và đang mang lại doanh thu lớn cho ngành du lịch của địa phương.

Tuy nhiên, ngành du lịch Tiền Giang nói chung và du lịch “miệt vườn – sông nước” nói riêng hiện vẫn đang gặp không ít khó khăn. Đó chính là việc giữ chân du khách khi đến với Tiền Giang. Việc tạo nên sự hài lòng cho du khách chưa thật sự sâu sắc, một số địa điểm du lịch sinh thái còn chưa là du khách hài lòng khi đến tham quan du lịch tại địa phương. Trong đó, một trong những yếu tố dẫn đến du khách không thật sự hài lòng như đã phân tích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/04/2023