Tổng Quát Về Khách Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa

Ở Việt Nam, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh đang chịu trách nhiệm quản lý 21 VQG và phần lớn các KBTTN khác. Vì vậy dựa trên chính sách chung của chính phủ, UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm ban hành các chính sách các quy chế hoạt động DLST trong các VQG cũng như xây dựng chiến lược, phê duyệt và kêu gọi các dự án đầu tư phát triển DLST, ban hành quy định thu phí tham quan các VQG.

- Các tổ chức phi chính phủ: Các công ty DLST nên quan tâm tới những tổ

chức phi chính phủ

làm việc với các VQG vì các tổ

chức phi chính phủ có kinh

nghiệm quản lý. Các tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp thông tin và kỹ thuật phát triển các dự án.

Các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến các hoạt động phát triển có thể sử dụng DLST như một công cụ thúc đẩy phát triển cộng đồng sống trong và ngoài các VQG.

- Các nhà điu hành du lch: Các nhà điều hành du lịch là những tổ chức

chuyên cung cấp các tour trọn gói. Giám đốc công ty có thể hợp tác với họ để cung

cấp dịch vụ chung. Các nhà điều hành du lịch nhận khách như tên gọi của nó là

những tổ chức trong nước đón khách DLST. Các nhà điều hành du lịch đưa khách ra nước ngoài là những tổ chức cung cấp cung cấp các chuyến du lịch tới các nước khác.

- Khách du lch: Khách du lịch đóng vai trò chính trong các hoạt động DLST và nên tập trung quan tâm tới họ. Cần biết những điều du khách, hay trong trường hợp này là khách DLST, nghĩ gì về CSHT và những trải nghiệm của họ nhằm nâng cao chất lượng và điều chỉnh các chương trình và cơ sở hạ tầng. Cần phải quan tâm tới khách du lịch trong các bước lập kế hoạch cho hoạt động DLST cũng như việc thực hiện và giám sát các hoạt động.

Chúng ta phải luôn coi khách có vai trò chính trong hoạt động của mình và nếu quên đi điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận sự thất bại.

3.1.5. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học

“Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển”. Công việc này có thể được tiến hành bên trong hoặc bên ngoài nơi sống tự nhiên.

3.1.6. Đa dạng văn hóa

Việt Nam có 54 tộc người, tuy quy về mấy nhóm ngôn ngữ - tộc người lớn như: Việt, Mường, Tày – Thái, Mông, Chăm, Tạng – Miến, v.v, nhưng mỗi dân tộc lại bao chứa nhiều nhóm địa phương, khiến số lượng nhóm địa phương với các sắc thái văn hóa riêng lên đến hàng trăm, làm cho sự đa dạng sắc thái văn hóa tộc người càng được hiện rõ.

Văn hóa Việt Nam còn thể hiện sự đa dạng qua các sắc thái văn hóa vùng. Việt Nam có 7 vùng văn hóa lớn, trong mỗi vùng lớn lại chia nhỏ thành các tiểu vùng, gộp lại thành các tiểu vùng văn hóa khác nhau (Ngô Đức Thịnh, 1997). Trong mỗi vùng và tiểu vùng như vậy đã hình thành nên sắc thái và truyền thống văn hóa địa phương hết sức phong phú và đa dạng.

Từ xa xưa các cộng đồng dân cư khác nhau đã từng sinh sống và gắn bó với các VQG, các khu dự trữ thiên nhiên. Họ vừa là chủ nhân vừa là một bộ phận của môi trường tự nhiên đó. Đó là người H’Mông, người Dao ở VQG Hoàng Liên, người Mường với VQG Cúc Phương, người Chăm và Raglay ở VQG Núi Chúa, người Katu ở Bạch Mã, người Stiêng, Mạ với VQG Cát Tiên, v.v. Các khu bảo tồn thiên nhiên vốn được các cộng đồng dân cư làm chủ, bảo vệ và là môi trường sống, môi trường

sản sinh ra các nền văn hóa của các tộc người ấy. Các tri thức về rừng, về thế giới

động vật, thực vật, về thời tiết và khí hậu, về kinh nghiệm sản xuất với hệ canh tác xen canh, gối canh, mà hệ quả của nó là vừa khai thác vừa bảo vệ môi trường, các kinh nghiệm về quản lý môi trường và quản lý cộng đồng mà ở nhiều dân tộc được rút thành các phong tục, tập quán, các luật tục.

Sự đa dạng về văn hóa và tri thức dân gian, tri thức bản địa là những tài

nguyên vô cùng quý báu, góp phần to lớn vào việc phát triển DLST và bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên.

3.1.7. Khái niệm về Đường mòn diễn giải

Đường mòn là những lối đi khám phá VQG. Chúng đóng vai trò quan trọng

trong việc giúp du khách di chuyển bên trong khu vực mà vẫn bảo vệ được tài

nguyên thiên nhiên và vẫn cung cấp cho du khách một cơ hội học tập thú vị. Chúng

là những con đường được mở ra dành cho du khách đi bộ. Chúng được xây dựng

nhằm phục vụ cả hoạt động diễn giải có người hướng dẫn và diễn giải tự hướng dẫn. Chúng phải cho phép người sử dụng hiểu được khái niệm về thiên nhiên được

bảo vệ tốt như thế nào. Khu vực này phải hơn hẳn những khu vực đang bị xuống cấp hay những khu vực đang chịu quá nhiều hoạt động quản lý.

3.1.8. Khái niệm: Hiện giá ròng (NPV - Net Present Value).

Là tổng của dòng các lợi ích ròng hàng năm, trong đó mỗi lợi ích ròng được diễn đạt như một hiện giá. Tất cả các phương án có hiện giá ròng dương tức là có lợi ròng và như vậy là đáng mong muốn, phương án có hiện giá ròng cao nhất có lợi ròng cao nhất là đáng mong muốn nhất.

n

NPV 

(Bi

Ci )


Trong đó:

- Bi: Lợi ích năm i

- Ci: Chi phí năm i

- r: Suất chiết khấu

- n: Số năm của dự án

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

i0

(1r)n

Thu thập thông tin là một khâu hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Đặc biệt các dữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích và dự báo hướng phát triển của vấn đề cần nghiên cứu một cách chính xác và toàn diện hơn.

Phương pháp trc tiếp: Là phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp

những người có uy tín, kinh nghiệm, các hộ dân. Trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi đã tiếp thu, lấy các thông tin cần thiết từ những cán bộ phòng Phòng DLST

– GDMT và phòng Kĩ thuật của BQLVQG Núi Chúa cũng như một số những người dân có kinh nghiệm ở địa phương như kiểm lâm, tình nguyện viên và đặc biệt phỏng vấn trực tiếp 50 khách du lịch, để biết thêm một số thông tin về hiện trạng và tình hình phát triển của VQG Núi Chúa, từ đó đưa ra những kiến nghị, chính sách hợp lý.

Phương pháp gián tiếp: Phương pháp được thực hiện thông qua các báo cáo, thống kê của BQLVQG Núi Chúa, cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan cũng như các số liệu thống kê được đăng tải trên báo, các bài viết, các báo cáo có liên hệ đến vấn đề cần tìm hiểu trên Internet, v.v.


3.2.2. Phương pháp quan sát trực quan thực địa

Bằng các phương tiện sẵn có, tiến hành đến nơi nghiên cứu quan sát hiện trạng thực tế đang diễn ra ở đây. Đồng thời, ghi lại những hình ảnh minh hoạ cho bài nghiên cứu.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập xong số liệu, bắt đầu tiến hành phân tích, thống kê và sử dụng phần mềm excel để xử lý một số thông tin cần thiết cho báo cáo.

3.2.4. Phương pháp mô tả

Là phương pháp sử dụng các yếu tố có sẵn trong quá khứ và số liệu hiện tại thể hiện thực trạng và tình hình vùng nghiên cứu. Sau khi thu thập các số liệu cần thiết, tiến hành tổng hợp, phân tích và phân bố các kết quả nghiên cứu theo các mục tiêu của đề tài.


CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


4.1. Tổng quát về khách du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa

4.1.1. Lượng khách du lịch

Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tương đối đồng đều, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, số ngày nghỉ trong tuần cũng tăng lên, cộng thêm tâm lý thích du lịch, khám phá của người Việt Nam đã khiến cho lượng khách du lịch tại những địa điểm truyền thống tại VQG Núi Chúa ngày càng tăng. Hoạt động DLST tại địa điểm đang trong giai đoạn phát triển, bên cạnh đó Phòng DLST - GDMT của vườn mới được thành lập năm 2006 nên công tác thu thập số liệu du khách được thực hiện chưa hoàn chỉnh, do đó không cho thấy được cái nhìn cụ thể hơn về tình hình tăng trưởng số lượng khách du lịch đến Núi Chúa qua các năm. Theo số liệu từ Phòng DLST - GDMT, số lượng khá ch đến tại VQG Núi Chúa là 32.349 người (năm 2007), chiếm 9,2% trong tổng số khách của tỉnh Ninh Thuận. Khách quốc tế chỉ chiếm 9,1% trong tổng số khách đến đây, cho thấy công tác liên kết, quảng bá hình ảnh của vườn vẫn còn nhiều hạn chế.

Qua những số liệu trên cho thấy được VQG Núi Chúa vẫn chưa khai thác hiệu quả tiềm năng DLST của vùng, do một số hạn chế về cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch

Sau khi phân tích các mẫu điều tra thu thập được tại các địa điểm, ta có kết quả về trình độ học vấn, thu nhập và độ tuổi của du khách.

a. Trình Độ Học Vấn

Hình 4.1. Đồ Thị Thể Hiện Trình Độ Học Vấn của Khách Du Lịch Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa

Cấp 2

Cấp 3 Đại Học

Trên Đại Học

11%

8%

27%

54%


Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp

Trong số những du khách được phỏng vấn thì số người có có bằng đại học chiếm 54%, chứng tỏ là khách du lịch đến VQG Núi Chúa tương đối cao, điều này phản ánh xu hướng du lịch trong thực tế là người có trình độ học vấn cao và mong muốn được gần gũi và khám phá thiên nhiên và văn hóa của các dân tộc bản địa ngày càng cao. Phần lớn những khách du lịch sinh thái nước ngoài thường là những nghiên cứu sinh hay những chuyên gia sinh sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

b.Thu nhập

Hình 4.2. Đồ Thị Thể Hiện Thu Nhập của Khách Du Lịch Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa

10%

55%

35%

1 - 2.5 Triệu

2.6 - 5 Triệu Trên 5 Triệu


Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp

Khách DLST là những người có học vấn cao nên thu nhập của họ cũng khá cao, thể hiện qua thu nhập trung bình của khách du lịch là 3,86 triệu VNĐ. Vì đã có thu nhập tốt thì con người muốn nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ.

c. Độ tuổi

Hình 4.3. Đồ Thị Thể Hiện Độ Tuổi của Khách Du Lịch Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa

21 - 34 Tuổi

35 - 50 Tuổi

Trên 50 Tuổi

16%

58%

26%


Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp

Kết quả phân tích cho thấy rằng, đối với khách DLST thì khách du lịch sinh thái tới đây thường là những người ở lứa tuổi trung niên, thường nằm trong khoảng 33 – 54 tuổi, cho thấy nhóm người này thì nhu cầu nghỉ ngơi và tham quan nhiều hơn.

4.1.3. Các nhóm du khách, lý do thu hút khách và địa điểm ưa thích của du khách

Phân tích số lượng du khách trong mối nhóm cho được kết quả như sau:

Bảng 4.1. Các Nhóm Du Khách Đến Vườn Quốc Gia Núi Chúa


Đến từ

Số lượng người

Tỷ lệ

Lâm Đồng

10

20%

Tp. Hồ Chí Minh

14

28%

Khánh Hòa

12

24%

Bình Thuận

6

12%

Khác

8

16%

Tổng

50

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận - Nguyễn Đình Ngọc - 5

Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp

a. Các nhóm du khách

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022