Dự Báo Nhu Cầu Khách Du Lịch Sinh Thái Đến Lâm Đồng

được các lợi ích cũng như sự bất lợi về kinh tế trong mối quan hệ giữa DLST với tài ngyên và môi trường.

Mặt khác, việc đánh giá tác động còn cho thấy những mâu thuẫn quyền lợi có thể xảy ra giữa các bộ phận kinh tế khác nhau: Cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp... Đây là căn cứ để điều hòa các bộ phận kinh tế, đảm bảo sự phát triển đồng bộ và tương hỗ lẫn nhau, trong đó có phát triển DLST.

- Quan điểm xây dựng sản phẩm DLST độc đáo mang sắc thái riêng:

Lâm Đồng có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Đây là cơ sở để xây dựng sản phẩm DLST đủ sức cạnh tranh với các vùng du lịch khác, có sức thu hút khách quốc tế, tạo ra các sản phẩm DLST theo chuyên đề: Tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, hội nghị, hội thảo, ...

- Quan điểm đầu tư DLST phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội:

Nhằm khuyến khích việc đóng góp các nguồn vốn về khoa học kỹ thuật, chất xám tri thức và sức lao động của mọi người bằng cách xã hội hóa du lịch trong thời gian sắp tới. UBND Tỉnh cần cò cơ chế chính sách thu hút nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

Đối với DLST Lâm Đồng, cần đặc biệt quan tâm đến vốn đầu tư từ cộng đồng, trong đó nhấn mạnh đến sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân lao động tại điạ phương.

Đầu tư cho DLST không chỉ mang lại lợi ích cho một tổ chức nào đó, mà việc đầu tư phải mang lại lợi ích cho cả cộng đồng ở vùng du lịch. Vì vậy, đầu tư cho DLST vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa mang lại lợi ích xã hội. Nên phải lựa chọn đầu tư ở những nơi có điều kiện phát triển các loại hình DLST phong phú, đa dạng.

3.1.1.2 Những mục tiêu kinh tế, du lịch cả nước và Tây Nguyên tác động đến DLST Lâm Đồng:

- Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam từ 2001- 2010 và những năm tiếp theo:

Mục tiêu chiến lược là: “... Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá – lịch sử, đáp ứng nhu cần du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực ’’ (Trích văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI)

Mục tiêu cụ thể chủ yếu là: Phấn đấu năm 2007 đón được 4,5 - 5 triệu lượt khách quốc tế và 17 - 18 triệu lượt khách nội địa; và năm 2010 sẽ đón được 6,0 – 7,0 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách nội địa. Nâng cao thu nhập du lịch đến năm 2010 đạt được 4 – 5 tỷ USD.

- Năm mục tiêu phát triển DLST Việt nam thời kỳ 2001 – 2010 và những năm tiếp theo là:

Việt nam trở thành điểm DLST có chất lượng được thế giới công nhận.

Góp phần bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững

Góp phần bảo tồn thiên nhiên và văn hóa

Góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

Tăng cường hợp tác vì sự phát triển của DLST.

- Mục tiêu phát triển của vùng kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên từ 2001-2010: Mục tiêu phát triển du lịch vùng Tây Nguyên là một bộ phận không thể tách rời hoạt động kinh tế- xã hội của Tây Nguyên.

Tổng sản phẩm GDP của Tây Nguyên đến 2010 gấp 2,6 lần so với năm 2000, tăng bình quân khoảng 10% một năm, trong đó công nghiệp tăng 17%/năm, nông – lâm nghiệp tăng 7,7%/năm, dịch vụ tăng 11,7%/năm ; Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa, chuyên môn hóa có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao. Đến năm 2010 tỷ trọng của các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông lâm – ngư nghiệp là 22,3, 21,5 và 56,2.

Đến năm 2010 giải quyết việc làm cho 740 – 750 ngàn lao động, bình quân mỗi năm khỏang 75 ngàn lao động. Phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 4%, tỷ lệ sử dụng trong nông nghiệp tăng lên khoảng 82%.

- Mục tiêu phát triển DLSTvùng Tây Nguyên: Tính chất cơ bản của DLST là tính đa mục tiêu, vì vậy mục tiêu DLST của Tây Nguyên cũng có tính đa mục tiêu như sau:

Giữ gìn, bảo tồn tài nguyên và môi trường DLST Tây Nguyên.

Tạo thêm việc làm mới cho người dân địa phương.

Nâng cao trình độ quản lý của cộng đồng thông qua các hoạt động tổ chức du lịch.

Tạo động lực đầu tư và phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương.

Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, tiếp thu kiến thức từ bên ngoài.

Tăng thêm thu nhập cho cộng đồng địa phương và nguồn ngân sách nhà nước.

Tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ.

Thu hút lượng du khách đến Tây nguyên tăng gấp đôi năm 2000 đạt 1.784.000 khách, doanh thu du lịch đạt 1345 tỷ VNĐ vào năm 2010.

- Quan điểm, Mục tiêu phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2015 :

Quan điểm phát triển du lịch Lâm Đồng: Một trong những yếu tố quan trọng nhất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh trên thế giới. Vì vậy, Lâm Đồng có những quan điểm phát triển sau :

+ Công tác bảo tồn với khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, cố gắng giải quyết một cách tốt nhất mối quan hệ giữa lợi ích phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng. Thu hút được sự quan tâm của cư dân địa phương, khách du lịch, các doanh nghiệp, các cơ quan hữu quan vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và môi trường.

+ Gắn chặt phát triển DLST với du lịch văn hoá để phát huy được giá trị và vai trò cộng hưởng của hai loại hình này.

+ Ưu tiên phát triển các loại hình DLST có chất lượng cao, có chọn lọc ,có trọng tâm, trọng điểm.

Đề án điều chỉnh qui hoạch tổng thể đến năm 2020 đã xác định Lâm Đồng là một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp của cả nước, đặt biệt, khu du lịch Đankia - Suối vàng và khu du lịch Tuyền Lâm sẽ là những khu du lịch tổng hợp quốc gia được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng …Hiện nay, Lâm Đồng đang tập trung đầu tư phát triển đô thị, tôn tạo cảnh quan môi trường với qui mô lớn để sớm được phê duyệt nâng cấp Thành phố Đà lạt trực thuộc Trung ương, xây dựng du lịch Lâm Đồng thành khu du lịch, du lịch sinh thái mà cả thế giới biết và tìm đến để đầu tư, xây dựng, thưởng ngoạn và phát triển du lịch hội nghị - hội thảo quốc tế

Mục tiêu phát triển du lịch Lâm Đồng: Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đang tiến hành công tác khảo sát, phân tích để đánh giá một cách tương đối đầy đủ về tiềm năng du lịch sinh thái ở Lâm Đồng để :

+ Đẩy mạnh của công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương và tăng hiệu quả công việc bảo tồn, duy trì được tính đa dạng, cân bằng hệ sinh thái Lâm Đồng.

+ Đề ra các giải pháp phát triển đa dạng các sản phẩm đặc thù để tăng tính hấp dẫn của sản phẩm DLST, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tăng được sự đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách địa phương, đồng thời cũng tạo cho ngành du lịch phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

+ Tạo việc làm mới, chuyển đổi và phát triển nghề, tăng thu nhập cho cộng đồng cư dân địa phương, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo, định cư cho đồng bào dân tộc ít người và nâng cao được mức sống cho dân cư sống xung quanh các khu bảo tồn, bảo tàng,…

+ Giúp cho du khách và cộng đồng dân cư có nhận thức đúng, có kinh nghiệm về DLST, bảo vệ môi trường nói chung và môi trường DLST nói riêng.

Nếu như trong giai đoạn 1995 - 2005 phát triển du lịch Lâm Đồng với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế đủ mạnh và có sức thuyết phục theo tinh thần của nghị quyết 03/2001/NQ-TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng. Thì giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm 2020 du lịch Lâm Đồng phải phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như định hướng của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại quyết định số 409/2002 /QĐ-TTg về: “Điều chỉnh quy hoạch tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến 2020”.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành Quyết định số 209/2005/QĐ-UBND qui định về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển. Đặc biệt, tại Mục 1/Chương IV về “Lĩnh vực du lịch, dịch vụ” đã xác định mục tiêu chính là: “ Đầu tư phát triển du lịch Lâm Đồng xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch của miền Trung và Tây nguyên ”. Với nhiệm vụ và giải pháp là: “Đột phá, tăng tốc phát triển du lịch trong những năm trước mắt”.

Song song với du lịch quốc tế, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân góp phần cải thiện,

nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương, đặc biệt nâng cao dân trí, cải thiện điều kiện sống cho đồng bào các vùng xa xôi hẻo lánh.

BẢNG 3.1 : Mục tiêu về kinh tế của giải pháp phát triển DLST tại Lâm Đồng.



Mục tiêu

Quốc gia

Vùng du lịch

NTB&

NB

Tây nguyên

(Lâm

Đồng)

Hãng lữ hành

Nhà hàng, khách sạn

Các ngành Sx khác

Tránh sự suy thoái của

các nguồn TN&MTST

C

C

C




Khai thác nguồn ngoại tệ

C



C

C

T

Tạo việc làm

C

C

C




Hình ảnhdu lịch LâmĐồng

T


C




Đa dạng hoá sản phẩm

DLST

T


C

C



Lợi nhuận kinh doanh




C



Chuyển đổi cơ cấu kinh tế

C


C

C

C

T

Nâng cao đời sống người

dân địa phương

C


C




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sinh thái Lâm Đồng đến năm 2015 - 7


T:THỨ YẾU - C: CHỦ YẾU

3.2 Dự báo nhu cầu khách du lịch sinh thái đến Lâm Đồng

3.2.1 Căn cứ dự báo :

3.2.1.1 Dự báo về xu hướng nhu cầu khách du lịch đến Lâm Đồng :

- Sự phát triển của khu vực Châu Á, việc gia nhập WTO của Việt Nam là cơ hội lớn của ngành du lịch. Hơn nữa, Châu Á đặc biệt là Đông Á là thị trường lớn và nhiều triển vọng nhất của du lịch toàn cầu. Trong đó ASEAN cũng là một thị trường du lịch phát triển nhanh của Châu Á.

- Cuộc sống hiện đại, công việc căng thẳng đã tạo ra nhu cầu tìm về với thiên nhiên để tận hưởng bầu không khí trong lành, khung cảnh hoang dã của nhiều người

đã làm cho thị trường du lịch thay đổi. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với du lịch Việt Nam trong đó có Lâm Đồng.

-Tại thị trường Việt Nam, do thu nhập và thời gian nhàn rỗi của cư dân ở thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ …trong thời gian gần đây gia tăng, khách du lịch nội địa tìm đến các điểm du lịch sinh thái tăng lên. Hiện nay, dòng khách nội địa có xu hướng chuyển dịch về các vùng núi, thác, VQG và các KBTTN.

-Tại Tây nguyên, một bộ phận dân cư có nhu cầu và có đủ điều kiện thực hiện các chuyến du lịch ngày càng tăng. Đây là lượng khách quan trọng của các khu DLST cuả Tây Nguyên trong đó có Lâm Đồng.

3.2.1.2 Kế hoạch bảo tồn và phát triển các tài nguyên, môi trường, điểm du lịch tự nhiên tại Lâm Đồng : Những giải pháp phát triển kinh tế- xã hội tại Lâm Đồng của chính phủ trong những năm tới sẽ có ảnh hưởng đến kế hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên, môi trường du lịch, cụ thể :

- Nâng cao độ che phủ rừng ở Lâm Đồng lên 65%, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước.

- Bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng hiện có, bao gồm rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, cụ thể, kế hoạch bảo tồn rừng : VQG Nam Cát Tiên, KBTTN Bidoup Núi Bà…với tổng vốn đầu tư dự kiến 280,5 tỷ đồng.

- Triển khai các dự án du lịch :Dự án khu du lịch tổng hợp quốc gia Đan Kia với vốn đầu tư 706 triệu USD thu hút khoảng 40.000 lao động, dự án khu du lịch Tuyền Lâm,dự án cụm du lịch Hồ Xuân Hương ..

- Chính phủ đầu tư các công trình nhà rông ở các buôn phục vụ các lễ hội, phát huy truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc, Tổ chức giao lưu văn hóa giữ các vùng và trong khu vực, các lễ hội truyền thống của các dân tộc, bảo tồn, phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

3.2.1.3 Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tác động đến hoạt động DLST Lâm Đồng :

- Về giao thông : hoàn thành đường Hồ Chí Minh theo kế hoạch, hoàn thành

đường cao tốc Dầu Giây- Đà Lạt, nâng cấp các tuyến đường sang Lào, Campuchia,

các quốc lộ 14,19, 20, 24, 25, 27 và 28, các tuyến đường ngang xuống phía đông. Đầu tư nâng cấp để thông xe toàn tuyến quốc lộ 14C, xây dựng quốc lộ 40 theo tiêu chuẩn cấp 3 miền núi, nối với quốc lộ 18B của Lào...Đầu tư cải tạo đường hạ cánh các sân bay hiện có (sân bay Liên Khương, sân bay Cam Ly..).Triển khai xây dựng đường sắt nối đường sắt quốc gia vào Đắc Nông (Đắc Lăk) và Bảo Lộc ( Lâm Đồng).

- Phát triển mạng lưới đô thị theo hướng đầu tư xây dựng các đô thị trung tâm như : Đà Lạt, Bảo Lộc..các đô thị mới trên cơ sở phát triển các khu vực kinh tế đặc thù như : kinh tế du lịch, kinh tế cửa khẩu…

- Hiện đại hóa mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng đồng bộ hóa, số hóa

đáp ứng nhu cầu thông tin trong nước và quốc tế.

3.3 Dự báo về thị trường khách du lịch sinh thái đến Lâm Đồng

3.3.1 Dự báo lượng khách nội địa và khách quốc tế đến Lâm Đồng :

- Theo xu hướng hiện nay, khách du lịch nội địa đến Lâm Đồng ngày một nhiều với mức tăng trưởng khá cao (17,2% năm). Tuy nhiên, theo quy luật tốc độ tăng trưởng này sẽ giảm dần từ nay đến năm 2020. Dự kiến trung bình tăng 8-10% giai đoạn 2005 - 2010; 7-9% giai đoạn 2011 - 2015; 6,5-7,5% giai đoạn 2016-2020.

- Còn khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng trung bình chỉ tăng 5,4% năm trong vài năm tới đây. Để phù hợp với thực tế, dự kiến điều chỉnh tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2010 chỉ dao động trong khoảng 6 - 7%. Khi dự án xây dựng các khu du lịch dần hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định, đặt biệt sân bay Liên Khương trở thành sân bay quốc tế. Dự kiến 2016 - 2020 đạt 5,5 -7 %, vì thực tế, 2005 cả nước đón gần 3.470.000 lượt khách quốc tế (tăng 18,4% so với 2004) nhưng đến 2006 đạt 3,58 triệu lượt khách (chỉ tăng 3% so với 2005).

Năm 2006 ngày lưu trú trung bình của khách đến Lâm Đồng chỉ đạt 2,3 ngày. Hiện nay, Lâm Đồng đang có một số dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch chất lượng cao chắn chắc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo sẽ hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước và kéo dài thời gian lưu trú (đặt biệt là khách du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh). Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Lâm Đồng

sẽ gia tăng: Năm 2010 là 2,8 - 3 ngày; năm 2015 là 3,3 - 3,5 ngày và đến 2020 là 3,7

- 4 ngày. Dự báo cụ thể như sau:

Bảng 3.2 : Dự báo lượng khách, doanh thu du lịch giai đoạn 2010-2020.


Khách

Các hạng mục

2010

2015

2020


Số lượt khách (ngàn)

106,0

140,0

176,0

Quốc tế

Ngày lưu trú TB (ngày)

Tổng số ngày khách (ngàn)

3,2

339,2

3,8

532,0

4,4

775,0


Doanh thu (triệu USD)

33,920

58,520

93,000


Số lượt khách (ngàn)

1.785

2.400

3.150

Nội

địa

Ngày lưu trú TB (ngày)

Tổng số ngày khách (ngàn)

3,0

5.355

3,5

8.400

4,0

12.600


Doanh thu (triệu USD)

133,875

252,000

441,000

Tổng doanh thu (triệu USD)

167,795

310,520

534,000

(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)


3.3.2 Dự kiến mức chi tiêu của khách du lịch trong thời gian tới:

Mức chi tiêu trung bình của khách hiện nay ở Lâm Đồng trung bình mỗi ngày một khách quốc tế chi khoảng 110 USD, khách nội địa trên 500.000 đồng (tương đương 30 USD). Trong những năm tới, chắc chắc mức chi tiêu của khách sẽ tăng lên.

Bảng 3.3: Dự kiến mức chi tiêu trung bình một ngày của một khách du lịch:

Đơn vị tính: USD


Giai đoạn

Khách quốc tế

Khách nội địa

2006 - 2010

110

30

2011 - 2015

120

35

2016 - 2020

130

40

(Nguồn: - Dự báo của Viện NCPT Du lịch)

3.3.3 Dự báo doanh thu du lịch:

Doanh thu từ du lịch của địa phương bao gồm doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí …Việc tính toán doanh thu từ du lịch của địa phương được căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như số lượt khách, ngày lưu trú trung bình, mức chi tiêu trung bình trong một ngày của một khách. Cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024