khách trong độ tuổi từ 26-40 chiếm số lượng cao nhất (chiếm 50%), kế đến là độ tuổi từ 41-55 (chiếm 33%). Đây là độ tuổi có sức khỏe tương đối ổn định, có nhu cầu tìm hiểu những điều mới lạ để mở mang kiến thức. Mặt khác, độ tuổi từ 26- 55 cũng là độ tuổi mà mọi người chúng ta đang trong giai đoạn phát triển công việc hoặc học tập nghiên cứu nên số lượng người trong độ tuổi này chiếm số đông trong cơ cấu khách du lịch là điều dễ hiểu.
2.2.1.3 Nghề nghiệp
Biểu đồ 2.2: Về độ tuổi
Nguồn: số liệu điều tra năm 2013
Đa số du khách đến tham quan có nghề nghiệp là công chức, viên chức (chiếm 46%), kế đến là thương gia chiếm 20,5%; hưu trí chiếm 9%; học sinh – sinh viên chiếm 4,5%; công nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2,5%.
Phần trăm
50
45
40
35
30
25
20
46%
20,5%
15
10
5
0
8%
9 9,5%
4,5%
2,5%
Học sinh, sinh viên
Nông dân
Công chức, viên chức Thương gia
Công nhân
Hưu trí
Khác
1
Nghề nghiệp
Biểu đồ 2.3: Về nghề nghiệp
Nguồn: số liệu điều tra năm 2013
2.2.1.4 Trình độ văn hóa, chuyên môn
Nhìn chung không có sự chênh lệch quá lớn về trình độ văn hóa, chuyên môn của du khách. Du khách có trình độ Đại học chiếm 39,5%, trình độ cao đẳng chiếm 26,5%, dưới trung học phổ thông chiếm 13,5% và trình độ khác chiếm 20,5%. Điều này phù hợp với thực tế hiện nay, trình độ dân trí nói chung ngày càng cải thiện
20,5%
13,5%
Dưới trung học phổ
thông
Cao đẳng
26,5%
39,5%
Đại học
Trình độ khác
Biểu đồ 2.4: Về trình độ văn hóa, chuyên môn
Nguồn: số liệu điều tra năm 2013
Các đặc điểm trên cho thấy, du khách đến tham quan chủ yếu là người có trình độ cao và có nghề nghiệp ổn định, phần lớn là đến tham quan hoặc đi công tác kết hợp tham quan, đang nằm trong độ tuổi lao động từ 26 đến 40 tuổi và đang công tác tại các cơ quan Nhà nước.
2.2.1.5 Mục đích của chuyến đi
Đa số du khách đến để tham quan, nghỉ dưỡng (chiếm 33,5%); du khách đến tham quan, nghiên cứu học tập chiếm 25%; đi công tác kết hợp tham quan chiếm 22,5% và vì mục đích khác chiếm 19%. Điều này cho thấy Tiền Giang là vùng sông nước, miệt vườn, phong cảnh mang đậm chất Nam bộ, du khách được thưởng thức chất dân dã của ẩm thực miệt vườn, giao lưu đơn ca tài tử, tham quan đời sống dân cư nông thôn... đã thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Tham quan, nghĩ dưỡng
22,5%
33,5%
19%
Tham quan, nghiên cứu, học tập
Đi công tác kết hợp tham
quan
Mục đích khác
25%
Biểu đồ 2.5: Về mục đích chuyến đi
Nguồn: số liệu điều tra năm 2013
2.2.1.6 Nguồn phương tiện du khách biết đến tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” do Công ty TNHH Du lịch Công đoàn tổ chức
Nguồn thông tin chủ yếu du khách tìm hiểu là qua các Công ty lữ hành (chiếm 48,5) và qua người quen, bạn bè (chiếm 17,5%); nguồn thông tin từ Internet chiếm 14,5%; nguồn thông tin qua báo chí, tivi, radio, tờ rơi chiếm từ 2,5% đến 8,5% và 5,5% từ các phương tiện khác. Điều này cho thấy Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang đã thực hiện hoạt động liên kết với các Công ty lữ hành khác rất hiệu quả. Bên cạnh ta thấy nhu cầu du lịch thường dựa trên kinh nghiệm cá nhân và thông tin từ người quen, bạn bè. Các kinh nghiệm du lịch thường được mọi người chia sẻ cho nhau. Đây là nguồn thông tin được xem là tin cậy và chính xác nhất. Mặt khác với thực tế phát triển của các phương tiện truyền thông báo chí, đặc biệt là internet như hiện nay thì xu hướng tìm hiểu các thông tin bằng các công cụ tìm kiếm trên internet cũng trở nên phổ biến. Nhìn chung, các nguồn thông tin mà du khách tiếp cận không có sự chênh lệch quá lớn. Vì thế, trong khả năng có thể, Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang cần tận dụng tất cả các nguồn này để thu hút khách du lịch đến đi tour tham quan.
060%
050%
040%
030%
020%
010%
000%
48,5%
14.5%
17.5%
Nguồn thể hiện phương tiện
8.5%
3%
2.5%
5,5%
Phương tiện
Phần trăm
Biểu đồ 2.6: Về nguồn phương tiện thông tin du lịch
Nguồn: số liệu điều tra năm 2013
2.2.1.7 Số lần khách đến tham quan
Có đa số du khách đến với tour sinh thái, sông nước miệt vườn do Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang hướng dẫn là lần đầu tiên (chiếm 59%), có 20,5% du khách đến lần thứ hai, số người đến Tiền Giang trên 3 lần chỉ chiếm 7,5%. Có thể nói tour sinh thái, sông nước miệt vườn do Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang tổ chức vẫn chưa đủ hấp hẫn, loại hình chưa có sự đa dạng hay đổi mới, trùng lắp với các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay trùng lắp với các Công ty lữ hành khác, nên chưa đủ lực hút du khách nhớ và trở lại Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang nhiều lần hơn.
Bảng 2.10: Số lần khách đến tham quan tại Công ty
Số người trả lời | Tỷ lệ % | |
Lần thứ 1 | 118 | 59.0 |
Lần thứ 2 | 41 | 20.5 |
Lần thứ 3 | 26 | 13.0 |
Trên 3 lần | 15 | 7.5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Tổng Quan Về Công Ty Tnhh Du Lịch Công Đoàn Tiền Giang
- Trình Độ Cán Bộ Nhân Viên Theo Trình Độ Chuyên Môn Năm 2012
- Giới Thiệu Về Tour “Sinh Thái, Sông Nước Miệt Vườn” Và Thực Trạng Về Chất Lượng Dịch Vụ Tour “Sinh Thái, Sông Nước Miệt Vườn” Của Công Ty
- Sự Khác Biệt Giữa Cảm Nhận Và Kỳ Vọng Của Khách Du Lịch Về Chất Lượng Dịch Vụ Tour “Sinh Thái, Sông Nước Miệt Vườn” Của Công Ty Tnhh Du Lịch
- Sự Khác Biệt Giữa Chất Lượng Dịch Vụ Cảm Nhận Và Kỳ Vọng Của Khách Du Lịch Với Nhân Tố “Sự Đồng Cảm”
- Phân Tích Sự Khác Biệt Giữa Các Nhóm Khách Hàng Khác Nhau Về Số Lần Tham Gia Khi Đánh Giá Về Yếu Tố “Tính Hữu Hình” Của Tour “Sinh Thái, Sông
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: số liệu điều tra năm 2013
2.2.1.8 Tỷ lệ khách có ý định quay lại tham gia tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” do Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang tổ chức
Bảng 2.11: Tỷ lệ khách có ý định quay lại tham gia tour
Số người trả lời | Tỷ lệ % | |
Sẽ quay lại | 78 | 39,0 |
Không quay lại | 67 | 33,5 |
Không biết | 55 | 27,5 |
Nguồn: số liệu điều tra năm 2013
Có 78 du khách trả lời sẽ quay lại (chiếm 39%), có 67 du khách trả lời
không (chiếm 33,5%) và 55 du khách trả lời không biết (chiếm 27,5%).
Căn cứ 2 đặc điểm trên, có thể nói tour sinh thái, sông nước miệt vườn ở Tiền Giang nói chung và tour do Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang tổ chức nói riêng có sức thu hút du khách quay trở lại, tuy nhiên chiếm tỷ lệ không cao lắm.
2.2.2 Phân tích nhân tố phám khá – EFA
Từ việc phân tích các mô hình nghiên cứu có liên quan của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới, kết hợp với quá trình nghiên cứu định tính và kiểm tra trước, hệ thống 43 tiêu chí đánh giá mức độ kỳ vọng và nhận thức của khách du lịch khi họ tham gia tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang về chất lượng tour du lịch. Để phân loại các tiêu chí, cũng như để tạo ra các tiền đề để lập đề cương mô hình nghiên cứu mô tả mối quan hệ giữa các biến trong hệ thống tiêu chí, phân tích nhân tố khám phá sẽ được thực hiện.
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để làm giảm và tóm tắt các biến khái niệm. Phân tích nhân tố khám phá là để xác định mối quan hệ của nhiều biến và tìm hiểu các yếu tố đại diện cho các biến quan sát được quan sát
(theo dõi). Phân tích nhân tố khám phá cần phải được dựa trên các tiêu chí cụ thể và độ tin cậy.
2.2.2.1 Khai thác các nhân tố thành phần đầu tiên về nhận thức của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang – lần 1
Kết quả của việc phân tích nhân tố khám phá lần đầu tiên như sau:
Bảng 2.12: KMO và Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .722 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 12846.630 |
Df | 3486 | |
Sig. | .000 |
Nguồn: kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1
Để kiểm tra xem mẫu có đủ lớn và đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã thực hiện phương pháp kiểm tra Kaiser-Meyer-Olkin và Barlett Test. Với kết quả của các thử nghiệm KMO là 0,722 lớn hơn 0,5 và giá trị p của Barlett test là nhỏ hơn 0,05 (các biến quan sát tương quan), chúng tôi có thể kết luận rằng số liệu điều tra đáp ứng các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá và kết quả hoàn toàn có thể sử dụng được.
Kết quả của EFA (Exploratory Factor Analysis) trong lần đầu tiên cho thấy các nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu, 5 nhân tố giải thích 75,490% của sự thay đổi. Trong 43 biến quan sát, có 42 biến không bị loại khỏi hệ thống (đều có yếu tố tải hệ số lớn hơn 0,5), tuy hiên chỉ có yếu tố tải hệ số của biến “Thông tin tour dễ hiểu” biến nhỏ hơn 0,5, do đó biến này sẽ bị loại khỏi hệ thống các hạng mục đánh giá chất lượng tour sinh thái sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang, tất cả các yếu tố tải hệ số của các mục còn lại là lớn hơn 0,5.
Để xác định tổng số nhân tố, nghiên cứu này sử dụng hai tiêu chí:
- Tiêu chí Kaiser xác định số lượng các nhân tố được đưa từ quy mô. Yếu
tố ít quan trọng nhất được loại ra, chỉ giữ lại những yếu tố quan trọng bằng cách
xem xét các Eigenvalue (giá trị đặc trưng). Giá trị đặc trưng đại diện cho phương sai giải thích cho từng nhân tố, chỉ có nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Kết quả EFA lần 1 có năm nhân tố mà Eigenvalue của nó là hơn 1.
- Tiêu chí Phương sai giải thích: phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng
Phương sai được giải thích không thể thấp hơn 50%.
Dựa trên tổng Phương sai giải thích trong Phụ lục 3, tổng Phương sai giải thích là 75,490% (> 50%). Do đó, phân tích nhân tố là thích hợp. Kết quả phân tích EFA lần thứ 1 được trình bày trong Phụ lục 3. Bởi vì biến “Thông tin tour dễ hiểu” được loại khỏi mô hình, nên phải tiến hành EFA lần thứ 2.
2.2.2.2 Khai thác các nhân tố thành phần đối với khách du lịch về chất lượng dịch vụ tour “sinh thái, sông nước miệt vườn” của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang - lần 2
Để đảm bảo sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích EFA lần thứ hai trên cơ sở biến quan sát “Thông tin tour dễ hiểu” không phù hợp từ lần phân tích EFA thứ nhất. Các kết quả của lần phần tích EFA thứ hai như sau:
Bảng 2.13: KMO và Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .745 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 16886.069 |
Df | 3486 | |
Sig. | .000 |
Nguồn: kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2
Kết quả của KMO Test là 0.745 (>0.5) và giá trị p của Barlett test thì nhỏ hơn 0.05 (biến quan sát tương quan), chúng tôi kết luận rằng dữ liệu nghiên cứu đã đáp ứng các điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố khám phá và kết quả có thể sử dụng được.
Các kết quả của EFA lần 2 chỉ ra rằng các nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu, 5 nhân tố được giải thích 77,286% các biến đổi. Tất cả các hệ số đều nhỏ hơn 0.5.
Kết quả EFA lần 2
• Tiêu chí Kaiser xác định số lượng các nhân tố được lấy ra từ quy mô khảo sát. Yếu tố quan trọng ít nhất được loại bỏ, chỉ giữ lại những yếu tố quan trọng bằng cách xem xét các giá trị đặc trưng - Eigenvalue. Kết quả cho thấy rằng có 5 nhân tố Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 được giữ lại trong mô hình phân tích.
• Tiêu chí giải thích phương sai: phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai giải thích là không nhỏ hơn 50%.
Dựa vào Tổng phương sai Giải thích trong Phụ lục EFA lần 2 thì tổng phương sai Giải thích là 77,286% (> 50%). Do đó, phân tích nhân tố là thích hợp. 5 nhân tố được xác định trong bảng “Ma trận thành phần luân phiên” trong Phụ lục EFA lần 2 có thể được mô tả như sau:
Nhân tố đầu tiên là “sự đáp ứng”, có giá trị Eigenvalue là 5.995 (>1), nhân tố này liên quan đến đánh giá tiêu cực về tiêu chí “Hành trình tour và chương trình tour” của khách du lịch về chất lượng tour sinh thái, sông nước miệt vườn của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn Tiền Giang.
Nhân tố này được giải thích bằng sự tác động của các mục sau:
- Hành trình tour có tính hấp dẫn, đa dạng
- Hướng dẫn viên giải quyết vấn đề có hiệu quả
- Phương tiện vận chuyển (đò) đảm bảo an toàn
- Chương trình uống mật ong bổ dưỡng, hấp dẫn
- Chương trình nghe đờn ca tài tử hấp dẫn
- Tham quan các làng nghề (làm kẹo dừa…) đa dạng
- Tham quan các mặt hàng lưu niệm phong phú
- Tham quan bằng hình thức chèo thuyền trên sông rạch thú vị.