Thực Hiện Nội Dung 1- Kết Quả Các Hoạt Động Qlr Của Công Ty Trong 5 Năm Gần Đây:‌


CCR không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hoá đem lợi ích đến không chỉ cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mà cả những đơn vị trồng rừng cũng được hưởng nhiều quyền lợi khi có được chứng nhận này. Những khó khăn trở ngại nêu trên trở thành những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi QLR theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi một phương pháp lập

KHQLRBV là bước ban đầu rất quan trọng [8, 9, 11].

1.3. Thảo luận‌

Quản lý rừng bền vững là xu thế tất yếu của QLR thế giới và ở Việt Nam nhằm đưa rừng về tình trạng phát triển bền vững, hài hòa cả 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Quản lý rừng của chủ rừng có bền vững hay không được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn QLRBV của FSC ủy quyền đánh giá. Khi chủ rừng đạt được các tiêu chuẩn của FSC sẽ được cấp CCR (FSC- FM và FSC- CoC). Để duy trì được QLRBV (giữ được CCR) chủ rừng phải thường xuyên đánh giá các hoạt động QLR và khắc phục các lỗi không tuân thủ mà các tổ chức đánh giá đã phát hiện [13].

Như vậy, để QLRBV không phải là hoạt động nhất thời mà là cả quá trình phấn đấu thực hiện theo logic hệ thống: Đánh giá chính → Phát hiện các khiếm khuyết trong QLR → Lập kế hoạch khắc phục, đánh giá khắc phục và phát hiện các lỗi mới (hằng năm) → Lập kế hoạch khắc phục…( 5 năm) → Tái đánh giá…

Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự nhận thức và hành động thực hiện QLRBV. Việt Nam chưa có tiêu chuẩn riêng để đánh giá QLRBV và chưa có tổ chức nào được FSC ủy quyền cấp CCR QLRBV. Hiện nay, các tổ chức QLRBV vẫn dựa theo tiêu chuẩn của FSC để lập ra tiêu chuẩn FSC “con” làm cơ sở để có sự đánh giá và nhìn nhận về tình hình QLR trong nước, đồng thời để các chủ rừng có căn cứ tiến hành khắc phục các lỗi trong QLR, mời các tổ chức quốc tế đến đánh giá cấp CCR và đánh giá duy trì CCR.


Chương 2.‌

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

2.1. Mục tiêu nghiên cứu‌

2.1.1. Mục tiêu tổng quát‌

Phát hiện được các lỗi chưa tuân thủ trong QLR và lập KHQLR giai đoạn 2015- 2020 cho Công ty lâm nghiệp Sông Thao.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể‌

1) Phát hiện được các lỗi chưa tuân thủ trong QLR của Công ty lâm nghiệp Sông Thao năm 2014 và đề ra các giải pháp khắc phục.

2) Lập được kế hoạch QLRBV cho Công ty lâm nghiệp Sông Thao trong giai đoạn 2015- 2020.

2.2. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu‌

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu‌

1) Tài nguyên rừng thuộc Công ty lâm nghiệp Sông Thao quản lý

2) Các đơn vị QLR thuộc Công ty và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

3) Các hoạt động có liên quan đến QLR của Công ty lâm nghiệp Sông Thao.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu‌

1) Phạm vi về nội dung: Đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và Lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) giai đoạn 2015- 2020.

2) Phạm vi về không gian: Thuộc địa bàn quản lý của Công ty lâm nghiệp Sông Thao và địa bàn quản lý của địa phương có tác động đến các hoạt động QLR của Công ty.

3) Phạm vi về thời gian: Từ Tháng 2/2015 – Tháng 10/2015 .

2.3. Nội dung nghiên cứu‌

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu các nội dung sau:

1) Kết quả các hoạt động QLR của Công ty trong 5 năm gần đây


2) Các LCTT trong QLR của Công ty lâm nghiệp Sông Thao trong năm 2013 đã được khắc phục và các lỗi mới CTT trong QLR phát hiện năm 2014

3) Kế hoạch QLR giai đoạn 2015- 2020 cho Công ty và khắc phục các LCTT trong QLR phát hiện năm 2014.

- Xác định mục tiêu quản lý.

- Bố trí sử dụng đất đai để thực hiện các mục tiêu QLR.

- Kế hoạch quản lý rừng.

- Hiệu quả quản lý rừng.

2.4. Phương pháp nghiên cứu‌

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện từng nội dung nghiên

cứu.

2.4.1. Thực hiện nội dung 1- Kết quả các hoạt động QLR của Công ty trong 5 năm gần đây:‌

1) Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu, số liệu từ các bộ phận QLR của Công ty cung cấp.

2) Sử dụng phương pháp phỏng vấn :

- Đối tượng phỏng vấn : cán bộ phụ trách kế hoạch, kỹ thuật, tổ chức, hành chính và tài chính của Công ty đề bổ sung và làm rõ thêm các số liệu đã kế thừa được.

- Câu hỏi phỏng vấn: Căn cứ vào các thông tin cần bổ sung để đặt câu hỏi phỏng vấn.

2.4.2. Thực hiện nội dung 2- Các LCTT trong QLR của Công ty lâm nghiệp Sông Thao trong năm 2013 đã được khắc phục và các lỗi mới CTT trong QLR phát hiện năm 2014‌

Sử dụng phương pháp đánh giá trong phòng, kết hợp với đánh giá hiện trường và tham vấn các cơ quan hữu quan trên cơ sở đối chiếu với các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số QLRBV (FM) và tiêu chí đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) của FSC để phát hiện, đánh giá:

1) Đánh giá trong phòng:


- Khi thực hiện đánh giá trong phòng, tổ đánh giá mời những người có liên quan đến các nội dung đánh giá cung cấp thêm thông tin và trả lời những câu hỏi liên quan đến công việc do họ phụ trách hay thực hiện.

- Nhiệm vụ của đánh giá trong phòng làm việc là khảo sát các văn bản, tài liệu, sổ sách liên quan đến nội dung đánh giá, như kế hoạch sản xuất kinh doanh, các bản hướng dẫn, quy trình, các bản báo cáo định kỳ và hàng năm, các báo cáo về kết quả giám sát đánh giá, các hợp đồng khai thác v.v…

2) Đánh giá ngoài hiện trường:

- Hoạt động này là để đoàn đánh giá kiểm tra xem những việc làm ngoài hiện trường có đúng như trong kế hoạch, quy trình, hướng dẫn, các báo cáo v.v. đã công bố hay không.

- Thường thì tổ đánh giá sẽ chọn ngẫu nhiên một số địa điểm để khảo sát sao cho có thể nắm được đầy đủ nhất về các hoạt động QLR ngoài hiện trường như: bài cây khai thác, làm đường vận chuyển gỗ, chăm sóc rừng sau khai thác, cắm mốc các khu cần tác động thấp, các biện pháp phòng chống tác động xấu đối với môi trường, xã hội và bảo tồn đa dạng sinh học….

- Cần có cán bộ của Công ty chuyên môn phụ trách công việc được đánh giá đi theo để giải thích hoặc trả lời các câu hỏi của tổ đánh giá.

3) Tham vấn các đối tác hữu quan: Ngoài việc đánh giá ngoài hiện trường là phỏng vấn những người có liên quan đến KHQLR như cán bộ, công nhân của chủ rừng làm việc tại hiện trường thì cần tham vấn chính quyền địa phương, các tổ chức có các hoạt động trong vùng, và người dân sở tại cũng rất quan trọng để bổ sung thông tin và kiểm chứng các thông tin đã thu được qua đánh giá trong phòng và ngoài hiện trường.

4) Khi đánh giá cử một người ghi Phiếu đánh giá. Phiếu chỉ được ghi sau khi đã thống nhất trong cả nhóm. Từng thành viên trong nhóm đánh giá cho điểm độc lập, sau đó lấy giá trị trung bình để ghi vào Phiếu. Mức độ thực hiện chỉ số được đánh giá theo thang điểm:

Mức độ thực hiện chỉ số được đánh giá theo thang điểm:


Hoàn chỉnh : 8,6 - 10 điểm Khá: 7,1 – 8,5

Trung bình: 5,6 – 7,0

Kém: 4,1 – 5,5

Rất kém: dưới 4,1

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ RỪNG

Công ty: Địa điểm:

Họ và tên nhóm đánh giá: Ngày đánh giá:



Tiêu chí


Chỉ số

Nguồn kiểm chứng

Thực hiện

Điểm số

Nhận xét

Trong phòng

Hiện trường

Tham vấn

Trung bình

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)


7.1

7.1.1.








7.1.2.








........








7.2

7.2.1








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Đánh giá phát hiện các lỗi chưa tuân thủ trong quản lý rừng năm 2014 và Lập kế hoạch quản lý rừng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng thế giới FSC giai đoạn 2015- 2020 tại Công ty Lâm nghiệp Sông Thao, Phú Thọ - 3

5) Khuyến nghị khắc phục các LCTT


Đối chiếu với bộ tiêu chuẩn FSC (Nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số - PC&I) và lập bảng ma trận khắc phục các LCTT.

Sau khi đã thực hiện đánh giá trong phòng, đánh giá ngoài hiện trường và tham vấn các cơ quan hữu quan, Tổ đánh giá sẽ họp để các nhóm trình bày kết quả đánh giá những tiêu chuẩn được phân công, thảo luận chung và đi đến kết luận có những nội dung nào của tiêu chuẩn chưa được chủ rừng thực hiện, tức là những LCTT, và đưa ra các khuyến nghị khắc phục (KNKP) những lỗi đó.


Yêu cầu hoạt động khắc phục lỗi:


Tiêu chuẩn và yêu cầu:

Mô tả lỗi và bằng chứng liên quan:


Lớn

Nhỏ

Yêu cầu hoạt động khắc phục:

Thời gian khắc phục:


Tổ chức cung cấp bằng chứng


Phát hiện khi đánh giá bằng chứng


Tình trạng lỗi


MẪU BIỂU KHẮC PHỤC NHỮNG LỖI CHƯA TUÂN THỦ


6) Lập kế hoạch khắc phục LCTT: Áp dụng phương pháp có tham gia.

Sau khi nhận được báo cáo chính thức của tổ đánh giá, chủ rừng tiến hành họp các đơn vị chủ chốt của đơn vị để phổ biến những phát hiện và khuyến nghị của Tổ đánh giá, đồng thời xây dựng kế hoạch khắc phục những LCTT ghi trong báo cáo.

2.4.3. Thực hiện nội dung 3 - Kế hoạch QLR giai đoạn 2015- 2020 cho Công ty nhằm khắc phục các LCTT.‌

Áp dụng phương pháp luận chứng có tham gia và căn cứ vào Nguyên tắc 7 và các nguyên tắc khác trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC

1) Sử dụng phương pháp luận chứng có tham gia để phân tích những cơ sở khoa học thể hiện trong Bộ tiêu chuẩn của FSC để lập KHQLR về Kinh tế, Xã hội và Môi trường.

- Kinh tế: các Nguyên tắc 5, 7 và 8.

- Xã hội: các Nguyên tắc 1, 2, 3, 4 và 5.


- Môi trường: các Nguyên tắc 6, 7, 9.

Nguyên tắc 10 có liên quan đến cả kinh tế, xã hội và môi trường của đối tượng QLR trồng.

2) Căn cứ vào Nguyên tắc 7 – Kế hoạch QLR của FSC để Công ty thực hiện QLRBV và khắc phục được các LCTT QLRBV và duy trì được Chứng chỉ rừng.

Nguyên tắc 7- Kế hoạch Quản lý rừng

Có kế hoach quản lý phù hơp

́i quy mô và cường đô ̣ hoat

đông lâm nghiêp,

́i những muc nhât.

tiêu rõ ràng và biên

pháp thưc

thi cu ̣ thể, và đươc

thường xuyên câp

7.1 Kế hoach và những văn bản liên quan phải thể hiên:

a. Những muc tiêu của kế hoach quản lý ̀ ng.

b. Mô tả những tài nguyên đươc

quản lý, những han

chế về môi trường, hiên

trang sở ̃u và ̉ duṇ g đất, điều kiên kinh tế xã hôi, và tình hình vùng xung quanh.

c. Mô tả hê ̣quản lý lâm sinh và/ hoăc những hê ̣khác trên cơ sở sinh thái của

khu rừ ng và thu nhâp thông tin thông qua điều tra tài nguyên.

d. Cơ sở của viêc

đinh mứ c khai thác rừ ng hàng năm và viêc

chon

loài.

e. Các nôi dung quan sát về sinh trưở ng và đông thái của rừ ng.

g. Sự an toàn môi trườ ng trên cơ sở những đánh giá về môi trường.

h. Những kế hoach bảo vê ̣các loài nguy cấp, quý hiếm.

i. Những bản đồ mô tả tài nguyên rừ ng kể cả̀ ng bảo vê ̣ (phòng hô, dung), những hoaṭ đôṇ g quản lý trong kế hoac̣ h và̉̃u đất.


đăc

k. Mô tả và biên

luân

về kỹ thuâṭ khai thác và những thiết bi ̣sử dụng.

7.2 Kế hoạch quản lý rừng sẽ được định kỳ điều chỉnh nhằm kết hợp các kết quả giám sát hoặc các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng như đáp ứng những thay đổi về môi trường và kinh tế - xã hội.

7.3 Công nhân lâm nghiệp được đào tạo và giám sát thích hợp để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch quản lý .


7.4 Trong khi giữ bí mật thông tin, những người quản lý phải thông báo rộng rãi bản tóm tắt những điểm cơ bản của kế hoạch quản lý, kể cả những điểm nói ở tiêu chí 7.1.

3) Tính toán hiệu quả kinh tế thực hiện KHQLR giai đoạn 2015- 2020


- Ước tính hiệu quả kinh tế trồng rừng Keo tai tượng cung cấp nguyên liệu làm bột Giấy: áp dụng phương pháp tính “động” với 3 chỉ tiêu xác định: Giá trị hiện tại thuần (NPV), Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (B/C), Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR) và tính cho đơn vị diện tích là 1 ha.

+ NPV là giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng gia tăng, hay giá trị hiện tại thuần là hiệu số giữa giá trị hiện tại của dòng chi phí sau khi đã chiết khấu về giá trị hiện tại. Công thức tính giá trị hiện tại thuần như sau:


NPV

Bt Ct

n

t 0 (1r)t


Trong đó: NPV: Là giá trị hiện tại thuần của dự án Bt : Là thu nhập trong năm t

Ct : Là chi phí trong năm t


r: Là tỷ lệ chiết khấu (lãi suất)


Chỉ tiêu này nói lên được qui mô của lợi nhuận về mặt số lượng. Mọi dự án sẽ được chấp nhận nếu giá trị hiện tại thuần dương (NPV >0). Khi đó, tổng thu nhập được chiết khấu lớn hơn tổng chi phí được chiết khấu và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại, khi giá trị hiện tại thuần âm (NPV < 0), dự án không bù đắp được chi phí bỏ ra và sẽ bị bác bỏ.

Giá trị hiện tại thuần là chỉ tiêu tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ nhau và các dự án có qui mô và kết cấu đầu tư giống nhau, dự án nào có giá trị hiện tại thuần lớn nhất thì được lựa chọn.

+ B/C: là tỷ lệ nhận được khi chia giá trị hiện tại của dòng thu nhập cho giá trị hiện tại của dòng chi phí, công thức tính như sau:

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí