Hiện Trạng Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp, Quản Lý Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng


Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 120.737,2 ha, là huyện lớn thứ 2 và chiếm 17,54% diện tích toàn tỉnh. Địa dư của huyện kéo dài trên 100 km, do địa hình phân cắt rõ ràng nên cũng tạo thành nhiều tiểu vùng khác nhau: Vùng ngoài là vùng chủ yếu phát triển cây chè, cây ăn quả; Vùng trong là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng lớn trên 2.400 ha chuyên thâm canh lúa nước; Vùng cao, chủ yếu là bảo vệ phát triển rừng và chăn nuôi đại gia súc.

3.1.1.2. Địa hình

Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, có địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh bởi các dãy núi với nhiều lớp đỉnh cao thấp khác nhau, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 400 m, độ cao lớn nhất là 2450m, độ dốc trung bình từ 20-25 độ, là địa hình núi đất có xen đá lộ đầu với tỷ lệ 5 - 10%. Địa hình có nhiều dải dông phụ với độ cao được hạ thấp dần và được chia thành 3 vùng lớn: Vùng trong (Vùng Mường Lò), vùng ngoài và vùng cao thượng huyện.

Vùng trong (vùng Mường Lò): Là vùng tương đối bằng phẳng gồm 12 xã - thị trấn trải dài từ xã Sơn Lương đến đồng Khê . Có cánh đồng Mường Lò với diện tích lớn thứ hai khu vực Tây Bắc. Là vùng có dân cư đông đúc, đại bộ phận là người Kinh, người Thái, người Mường, tập quán canh tác chủ yếu là nông nghiệp. Đây là vùng lúa trọng điểm của huyện và của tỉnh với diện tích lúa tập trung gần

2.000 ha.

Vùng ngoài: Bao gồm 9 xã - thị trấn, vùng ngoài có mật độ dân cư thấp hơn vùng trong, đại bộ phận là người Tày, người Kinh có tập quán canh tác chủ yếu trồng cây lúa nước, cây công nghiệp chè, cam và vườn rừng, chăn nuôi thủy sản; đời sống dân cư khá hơn so với toàn huyện.

Vùng cao, thượng huyện: Là vùng có độ cao trung bình 600 m trở lên, bao gồm 10 xã, vùng này dân cư thưa thớt, đại bộ phận là đồng bào thiểu số: Mông, Dao, Khơ Mú...

Căn cứ vào tài liệu đất của tỉnh Yên Bái và qua điều tra cho thấy trên địa bàn huyện có các loại đất chính như: Đất mùn Alít trên núi cao, đất mùn vàng đỏ trên


núi, đất Feralít đỏ vàng, đất bạc màu, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Các loại đất này được hình thành trên nền đá mẹ Granit, Liparít, phiến sét, sa thạch, đá vôi, Gnai, Phiến mica, Philít... độ dốc >300, độ dầy tầng đất từ 60 - 120 cm. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, tỷ lệ đá lẫn dưới 10%, có hàm lượng mùn tương đối cao phù hợp với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp.

Tài nguyên rừng

Hiện tổng diện tích có rừng toàn huyện là 67.411,48 ha (Rừng tự nhiên: 47.607,01 ha; rừng trồng: 19.804,47 ha), độ che phủ 55,8%,

Cơ cấu cây trồng chủ yếu là: Keo, quế, mỡ, bồ đề … Trữ lượng rừng hiện có hơn 4.085.900 m3 gỗ, 35.400 nghìn ha cây tre nứa.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Nhiệt độ trung bình 20 - 300C, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè tương đối lớn. Tổng nhiệt độ của cả năm đạt 7.500 - 8.1000C.

Lượng mưa: Được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200 - 1.600mm. Số ngày mưa trong năm 120 ngày. Riêng khu vực Ba Khe xã Cát Thịnh, số ngày mưa lớn hơn (163 ngày/năm), lượng mưa cũng cao hơn (cao nhất 2.569 mm/năm, thấp nhất 528 mm), do gió đông nam mang nhiều hơi nước gặp dãy núi Khe Đao cao 1.164 m chặn lại gây ra mưa.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống suối Ngòi Thia dài 104 Km có diện tích lưu vực 824 Km2, bao gồm các nhánh: Ngòi Nhì dài 30 km, diện tích lưu vực 360 Km2; Nậm Tăng dài 28 Km, diện tích lưu vực 156 Km2; Nậm Mười dài 18 Km, diện tích lưu vực 166 Km2; Nậm Đông dài 28 Km, diện tích lưu vực 142 Km2.

Hệ thống suối Ngòi Lao dài 66 Km, diện tích lưu vực 510 Km2, gồm các

nhánh: Ngòi Phà dài 14 Km, diện tích lưu vực 50 Km2; Ngòi Tú dài 20 Km, diện tích lưu vực 63 Km2; Ngòi Mỵ dài 10 Km, diện tích lưu vực 27 Km2.


Hệ thống Ngòi Hút có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn 397 Km2 gồm nhiều suối nhỏ.

Các hệ thống ngòi suối của huyện đều bắt nguồn từ núi cao, độ dài ngắn nên độ dốc lớn, ngoài tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và đời sống của nhân dân, còn có tiềm năng lớn về thuỷ điện.

3.1.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện dân sinh

Huyện Văn Chấn có 23 dân tộc trong đó có 13 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn, với nhiều tập quán, bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng, trong đó có 5 dân tộc có số dân trên 10.000 người, 3 dân tộc có từ 1.000-10.000 người, còn lại các dân tộc khác có số dân dưới 500 người. Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2018 là 127 người/km2. Phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nông thôn với 137.344 người, chiếm 89,3%; dân cư thành thị 10,7%.

Trong khu vực có 5 dân tộc chủ yếu là Tày, Dao, Nùng, Kinh, H'Mông. Ngoài ra còn một số dân tộc khác có ít người như Cao Lan, Sán Dìu. Mặc dù các dân tộc khác nhau cùng chung sống trong một cộng đồng, đã có nhiều hoạt động học tập, trao đổi, giao lưu lẫn nhau nhưng giữa các dân tộc vẫn có những phong tục tập quán canh tác khác nhau. Song đặc điểm canh tác của mỗi dân tộc có đặc trưng khác nhau.

3.1.2.2. Kinh tế - xã hội

Toàn huyện hiện có 93 cơ sở giáo dục(31 trường MN; 27 trường TH; 25 trường THCS; 7 trường TH và THCS; 02 trường THPT, 01 TTDN&GDTX); Có

1.189 nhóm lớp, 35.565 cháu nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh của các cấp học.

Tổng số cơ sở khám chữa bệnh: 40 cơ sở, với 356 gường bệnh. Số gường bệnh/vạn dân đạt 23,14 giường. Đội ngũ y bác sỹ trên toàn huyện có 293 cán bộ ngành y(3,83 Bác sỹ/vạn dân). Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chuẩn mới) là 8 xã. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng 21,95%.


Tỷ lệ lao động nam thường cao hơn nữ: nam chiếm 50,9%, lao động nữ chiếm 49,1%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo của huyện năm 2018 đạt 32,57%; Số lao động được hỗ trợ học nghề là 980 người, chủ yếu lao động tham gia học các nghề nông nghiệp như: chăn nuôi, thú y, trồng trọt, chế biến nông sản và các nghề phi nông nghiệp như: Sửa chữa máy nông cụ, sửa chữa xe máy, thêu dệt thổ cẩm, may mặc…

Toàn huyện có 194 thôn, bản, tổ dân phố tương ứng 52% đạt danh hiệu văn hóa; 71% số hộ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa; 78% số cơ quan đạt các tiêu chí văn hoá.

Hiện có 03 trạm tiếp sóng truyền hình; 31 Đài truyền thanh cơ sở (04 trạm FM tại các xã Suối Giàng, Nậm Búng, Suối Bu, Nậm Mười, 26 Đài truyền thanh dây dẫn), với gần 50km đường dây, 147 điểm loa, 130 thôn, bản, tổ dân phố được nghe loa truyền thanh.

Mạng lưới giao thông đường bộ được hình thành và phân bố tương đối hợp lý so với địa hình, song chưa được hoàn chỉnh, phần lớn là đường cấp IV, V, VI; một số ít tuyến đường chưa vào cấp; mùa mưa lũ nhiều đoạn đường bị ngập hoặc sạt lở nghiêm trọng, nhất là hệ thống giao thông nông thôn (các đường xã, đường liên thôn bản). Về quy mô kỹ thuật của các công trình giao thông chưa phù hợp với các phương tiện vận tải đang hoạt động hiện nay; còn 03 xã ô tô chưa hoạt động được quanh năm (xã An Lương; Sùng Đô; Nậm Mười).

Toàn huyện có 515 công trình thủy lợi (5 công trình có năng lực tưới 150 ha trở lên; 3 công trình có năng lực tưới từ 100 - 150 ha; 2 công trình có năng lực tưới 50 - 100 ha; 17 công trình có năng lực tưới 20 - 50 ha; 43 công trình có năng lực tưới 10 - 20 ha; còn lại các công trình có năng lực tưới dưới 10 ha), 856,11 km kênh mương nội đồng, đã kiên cố được 43,5% kênh mương, đảm bảo đủ nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất 2 vụ.

3.2. Tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR


Để triển khai thực hiện chính sách, Ban chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện Văn Chấn đã được Ủy ban nhân dân huyện thành lập tại Quyết định số 1079/QĐ-UBND ngày 24/12/2012 - Giao Hạt kiểm lâm là cơ quan đầu mối, thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, trực tiếp chi trả tiền cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và chi trả cho những diện tích do Ủy ban nhân dân cấp huyện đang giao khoán theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (năm 2012-2018) [8]. Năm 2019, có trách nhiệm tổng hợp diện tích đủ điều kiện cung ứng DVMTR, hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng phương án sử dụng tiền đối với diện tích UBND xã quản lý, giám sát việc chi trả tiền của UBND các xã, thị trấn.

Tổng diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng sau 6 năm thực hiện là: 97.977,1 ha, gồm:

+ Năm 2012: 18.116,2 ha


+ Năm 2013: 15.385,8 ha


+ Năm 2014: 12.942,0 ha


+ Năm 2015: 11.998,4 ha


+ Năm 2016: 18.999,77 ha


+ Năm 2017: 20.534,93 ha


- Tiếp nhận và thực hiện chi trả tiền DVMTR: Qua 6 năm thực hiện đã tiếp nhận, chi trả 3.370.446.100đồng tiền DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn huyện, cụ thể:

+ Năm 2012: 468.509.000 đồng.


+ Năm 2013: 279.748.000 đồng.


+ Năm 2014: 716.861.000 đồng.


+ Năm 2015: 1.905.328.100 đồng.


+ Năm 2016: 3.587.456.600 đồng


+ Năm 2017: 3.058.721.000 đồng [5].


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng


4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Thông qua số liệu thống kê, huyện Văn Chấn có diện tích rừng như sau:

Bảng 4.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Văn Chấn từ năm 2015 - năm 2018

Đơn vị tính: ha



Stt


Loại đất, loại rừng

Hiện trạng

năm 2015

Hiện trạng

năm 2016

Hiện trạng

năm 2017

Hiện trạng

năm 2018

1

Rừng và đất lâm

nghiệp

85.318,62

85.318,62

85.318,62

85.318,62

1.1

Rừng rừng phòng hộ

17.838,80

17.838,80

17.838,80

17.838,80

a

Đất có rừng

16.346,58

16.346,58

16.346,58

16.473,62

-

Rừng tự nhiên

16.123,85

16.123,85

16.123,85

16.124,05

-

Rừng trồng

222,73

222,73

222,73

349,57

b

Đất chưa có rừng

1.492,22

1.492,22

1.492,22

1.365,18

1.2

Đất rừng sản xuất

67.479,82

67.479,82

67.479,82

67.479,82

a

Đất có rừng

49.253,28

49.817,49

50.421,09

50.937,86

-

Rừng tự nhiên

31.482,96

31.482,96

31.482,96

31.482,96

-

Rừng trồng

17.770,40

18.334,53

18.938,13

19.454,90

b

Đất chưa có rừng

18.226,54

17.662,33

17.058,73

16.541,96


Độ che phủ (%)

54

55

55

56

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo giám sát HĐND huyện Văn Chấn 2018)

Theo kết quả thống kê bảng 4.1 có thể nhận thấy, tỷ lệ rừng của huyện Văn Chấn chiếm khá cao, tỷ lệ đất có rừng chiếm 78,4% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp, như vậy về tiềm năng, huyện Văn Chấn có tiềm năng rất lớn để tham gia chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng chung của cả nước và Yên Bái.

Về rừng, tổng diện tích rừng của Văn Chấn đạt 59.266,06 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ là 16.473,62 ha, rừng sản xuất là 42.792,44 ha. Với diện tích


rừng phòng hộ chiểm tỷ lệ cao thì chất lượng rừng tham gia chương trình được nâng cao lên, hệ số K chi trả đối với rừng này cao hơn so với rừng trồng rất nhiều.

4.1.2. Hiện trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng

4.1.2.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng

Những năm qua, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đến các cấp, các ngành và người dân, cùng với việc phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư, công tác quản lý, bảo vệ rừng của huyện Văn Chấn đã đạt được kết quả tích cực. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2018 đạt

311.201 triệu đồng, trong đó sản phẩm trồng rừng và chăm sóc rừng đạt 17.735 triệu đồng, khai thác gỗ và lâm sản khác đạt 274.208 triệu đồng, ươm giống cây lâm nghiệp 2.320 triệu đồng, dịch vụ bảo vệ rừng 4.410 triệu đồng, Dịch vụ quản lý LN và PCCCR 134 triệu đồng, Dịch vụ môi trường rừng 12.394 triệu đồng.

Lý LN và PCCCR 134 triệu đồng Dịch vụ môi trường rừng 12 394 triệu đồng 1

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023