,3 Ha; Trong Đó Chia Theo Loài Cây, Năm Trồng Như Sau:


n

Bt

t 0 (1r)t

B/C = n

Ct

t 0 (1r)t


Trong đó: Bt : Là thu nhập ở năm t.

Ct : Là chi phí ở năm t.

r: Là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất vay.

Đây là một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong đánh giá các dự án, nó phản ánh mặt chất lượng đầu tư là mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Những dự án được chấp nhận nếu có tỷ lệ thu nhập trên chi phí lớn hơn 1. Khi đó, những thu nhập của dự án đủ bù đắp các chi phí đã bỏ ra và dự án có khả năng sinh lợi. Ngược lại, nếu tỷ lệ thu nhập trên chi phí nhỏ hơn 1, dự án sẽ bị bác bỏ.

+ IRR là một tỷ lệ chiết khấu, khi tỷ lệ này làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không. Điều đó có nghĩa là:

n

Khi NPV =

Bt Ct 0

t 0 (1r)t


Thì r = IRR


Tỷ lệ thu hồi nội bộ là một chỉ tiêu được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh được mức quay vòng của vốn đầu tư trong nội bộ chu kỳ dự án. Nó chỉ cho người đầu tư biết, với một số vốn đầu tư nhất định, họ thu được lãi bình quân thu hồi vốn đầu tư theo từng thời kỳ vào dự án. Tỷ lệ thu hồi nội bộ được sử dụng trong việc so sánh và lựa chọn các dự án độc lập nhau. Nguyên tắc xếp hạng là các dự án có tỷ lệ thu hồi nội bộ cao hơn phản ánh khả năng sinh lợi cao hơn và sẽ được xếp hạng ưu tiên hơn.

- Hiệu quả môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học: áp dụng phương pháp có tham gia trên cơ sở kết quả khắc phục các LCTT được tiến hành hàng năm.

- Hiệu quả xã hội: áp dụng phương pháp có tham gia trên cơ sở kết quả khắc phục các LCTT được tiến hành hàng năm.


Chương 3‌

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP SÔNG THAO

3.1. Điều kiện tự nhiên‌

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới‌

Vị trí: Công ty Lâm nghiệp Sông Thao đóng tại khu 6, xã Vô Tranh - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ. Tọa độ địa lý từ 210 27/ 30// đến 210 35/ 10// độ vĩ Bắc và từ 1040 56/ 15// đến 1040 50/ 30// độ kinh Đông.

Ranh giới: + Phía Đông giáp Sông Hồng;

+ Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái;

+ Phía Tây giáp huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ;

+ Phía Nam giáp các xã Ngô Xá, Tam Sơn huyện Cẩm Khê.

3.1.2. Diện tích đất đai:‌

Diên

tích đất của Công ty sử dung, quản lý đến ngày 31/12/2014: 1.365 ha;



Huyện Hạ Hoà: 929,2 ha, thuộc các xã:

Xã Quân Khê: 287,3 ha

Xã Xuân Áng: 486,75 ha

Xã Vô Tranh: 155,15 ha


Huyện Cẩm Khê: 435,8 ha, thuộc các xã:

Xã Tiên lương: 278 ha

Xã phượng Vỹ: 157,8 ha

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Diện tích quản lý tại các đội sản xuất:



STT

Tên đội sản xuất

Tổng diện tích quản lý

Diện tích Loại trừ

Diện tích được cấp CCR


DT đất trồng rừng SX

1

Đôị 1

275,3


275,3

242,5

2

Đôị 2

298,6


298,6

284,8

3

Đôị 3

355,3


355,3

313,6

4

Đôị 4

435,8

223,3

212,5

200,2

Tổng


1.365

223,3

1.141,7

1.041,1


3.1.3. Địa hình‌


Rừng và đất rừng được giao quản lý nằm xen lẫn các khu vực rừng, đồi núi bát úp như: Núi Nả, Núi Ông, Núi Chinh, Núi Giác, Núi Am...đỉnh cao nhất là 710 m (Núi Nả). Độ cao trung bình 120 m. Độ dốc trung bình từ 18- 25o, cá biệt độ dốc từ 30 - 35o. Tuy nhiên có một số sườn núi thoai thoải, một số đồi bát úp, thuận lợi cho trồng cây nguyên liệu giấy có khoảng 20-30% diện tích thuận lợi cho cơ giới hóa.

3.1.4. Điều kiện khí hậu, thủy văn‌


3.1.4.1. Khí hậu


Công ty Lâm nghiệp Sông Thao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt; nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,1o C; mùa nóng nhiệt độ trung bình từ 27– 28o C; mùa lạnh trung bình từ 15– 16 oC nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,9o C; nhiệt độ thấp tuyệt đối là 7 oC.

Lượng mưa hàng năm TB là 2.200 mm, tập trung vào các tháng 6, 7 và tháng 8 chiếm khoảng 90 % tổng lượng mưa cả năm. Năm có lượng mưa cao nhất là

2.300 mm, năm thấp nhất là 1.250 mm. Số ngày nắng trong năm trung bình là 160 ngày.

Độ ẩm không khí bình quân năm là 85 %. Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.170 mm.

Mùa xuân có nhiệt độ trung bình từ 22- 250C, lượng mưa bình quân 800 mm rất thuận lợi cho trồng rừng.

3.1.4.2. Thủy văn


Trên địa bàn có 2 hệ thuỷ chính:


- Sông Hồng phía Đông chảy từ Yên Bái qua địa phận khoảng 25km.


- Ngòi Lao phía Nam chảy từ Văn Chấn Yên Bái qua địa phận ra Sông Hồng dài khoảng 18km.


Sông Hồng và Ngòi Lao thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu bằng đường thủy, nhưng về mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 thường hay có lũ quét xảy ra, gây thiệt hại không nhỏ đến tài sản của nhân dân và tài sản của công ty.

3.1.5. Đất‌


Loại đất chủ yếu là đất feralít vàng nhạt, phát triển trên nền đá mẹ phiến thạch sét. Tầng đất mặt dày từ 40 - 80 cm. Thành phần cơ giới thịt trung bình. Tỷ lệ lẫn đá 10 - 15% một số khu vực xuất hiện đá lộ đầu chiếm 6-8%. Nhìn chung đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn, địa hình đất đai trên địa bàn phù hợp cho kinh doanh trồng rừng nguyên liệu giấy.

3.1.6. Rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác.‌


3.1.6.1. Rừng trồng:


Tổng diện tích rừng trồng nguyên liệu giấy của Công ty đến 31/12/2014 có

953,3 ha; trong đó chia theo loài cây, năm trồng như sau:


BIỂU 01: TỔNG HỢP DIỆN TÍCH RỪNG HIỆN CÒN THEO LOÀI CÂY


Năm trồng

Tổng cộng

Bạch đàn mô

Keo tai tượng

Keo lai

Keo lai mô

2006

11,7


11,7



2007

12,6


12,6



2008

13,2


13,2



2009

15,7


15,7



2010

120,2


120,2



2011

151


71,1

79,9


2012

180

10.1

54,5

115,4


2013

218,4

3.5

81,3

133,6


2014

230,5


90,1

115,1

25,3

Tổng cộng:

953,3

13,6

470,4

444,0

25,3

3.1.6.2. Tài nguyên Đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao:


Diện tích đất Công ty lâm nghiệp Sông Thao quản lý ngoài cây nguyên liệu giấy còn có nhiều loài động thực vật sinh sống; có một số loài thực vật có tác dụng làm thuốc nam chữa bệnh như: hoài sơn, nhân trần, cơm kìa, ba kích, che dây v.v… nhưng nhìn chung tính đa dạng thấp. Động, thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao trên địa bàn không có.

3.1.6.3 Các loại tài nguyên thiên nhiên khác và tiềm năng khai thác dịch vụ môi trường:

Rừng của Công ty có khả năng khai thác dịch vụ du lịch, dịch vụ môi trường.


3 2 Đặc điểm kinh tế xã hội 3 2 1 Đặc điểm kinh tế  Cơ 1

3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.‌

3.2.1. Đặc điểm kinh tế:‌

Cơ cấu kinh tế của huyện Hạ Hòa năm 2015:

- Giá trị sản xuất Nông- lâm nghiệp: 36,8%


- Giá trị sản xuất Công nghiệp: 36,5 %

- Giá trị Thương mại, Dịch vụ: 26,7%

Thu nhập bình quân đầu người về lương thực: 355 kg/ người/ năm. Bình quân giá trị sản xuất: 16,22 triệu/ người/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 1,5%. Số máy điện thoại: 30 máy/100 dân. Có 66,7% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. (Nguồn: Theo báo cáo Tổng kết Hội đồng nhân dân huyện Hạ Hòa năm 2014).

Sản xuất Công nghiệp của các xã trong vùng Công ty hoạt động:


Trên địa bàn của Công ty lâm nghiệp Sông Thao có một số Nhà máy sản xuất Công nghiệp với công suất hàng năm như sau: Gạch nung: 60 triệu viên/ năm; Cao lanh: 7.000 tấn/ năm; Trường thạch: 4.000 tấn/ năm; Chế biến gỗ lâm sản: 30.000m3/ năm; Chè thành phẩm: 20.000 tấn/ năm.

Kinh tế lâm nghiệp và thị trường lâm sản:


Toàn huyện có tổng diện tích rừng trồng sản xuất 10.200 ha, sản lượng gỗ khai thác (trong đó rừng trồng) bình quân 80.000 m3/ năm. Thị trường tiêu thụ lâm sản chính là nhà máy giấy Bãi Bằng. Ngoài ra còn có 50 cơ sở sản xuất gỗ bóc và sản xuất bao bì. Sản phẩm chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy và gỗ bóc sản xuất bao bì.

3.2.2. Đặc điểm xã hội‌


Huyện Hạ Hoà có 33 xã dân số: 113.273 người; trong đó các xã thuộc địa bàn Công ty là: 18.260 người

Dân tộc trên địa bàn huyện: 3 dân tộc anh em sinh sống là Kinh, Mường, Dao; trong đó các xã thuộc địa bàn Công ty có 3 dân tộc sinh sống là Kinh, Mường, Dao.

Trong những năm gần đây về phát triển y tế, giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Các chính sách, chương trình dự án xây dựng các cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư phát triển. Trình độ dân trí phát triển không đồng đều, điều kiện sản xuất gặp không ít khó khăn. Tập quán canh tác chậm đổi mới, tuy đã tiến bộ nhưng vẫn còn một số ít hạn chế ở vùng sâu vùng xa.


3.2.3. Kết cấu hạ tầng, bến bãi, cơ sở công nghiệp, chế biến:‌


Hệ thống đường giao thông: Có 2 trục đường chạy qua là quốc lộ 32C và tỉnh lộ 321, có hệ thống đường dân sinh liên thôn, liên xã, thuận lợi cho vận chuyển gỗ đi thẳng Nhà máy Giấy Bãi Bằng.

Biểu 02: THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG ĐƯỜNG SÁ



Đơn vị


Số (km)

Đường Quốc lộ (km)

Đường

Tỉnh lộ (km)

Đường Liên thôn, Xã

(km)


Số lượng cầu (cái)

Mặt đường

Liên thôn,liên xã

Đội 1

30,0


18,0

12,0

3 cầu

Nhựa

Đội 2

25,0

11,0


15,0


Nhựa, Đất

Đội 3

27,0

10,0


19,0


Nhựa, Đất

Đội 4

26,0


13,0

13,0


Đất

Tổng

111,0

21,0

31,0

59,0

3 cầu


Tổng số 111,0 km, bình quân đạt 81,3 km/1.000 ha. Cự ly từ các lô rừng khai thác tiếp cận với đường vận chuyển bình quân từ 5- 6 km, thuận lợi cho vận chuyển. Kết cấu hạ tầng khác: Điện lưới- Thông tin liên lạc (Điện thoại, truyền hình, internet…) thuận lợi. Hệ thống vận tải hàng hóa đường sắt, các loại xe cơ giới thuận

tiện vận chuyển hàng hóa, hành khách.

Trên địa bàn huyện có các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách, các quỹ Tín dụng nhân dân trên địa bàn các xã rất thuận tiện cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư sản xuất.

3.3. Đánh giá chung về những khó khăn, thuận lợi của Công ty:‌

3.3.1. Thuận lợi:‌

- Có cơ sở hạ tầng đường vận xuất, vận chuyển, bãi bến đã được quy hoạch và xây dựng ổn định.

- Thị trường tiêu thụ NLG ổn định là: Nhà máy Giấy Bãi Bằng, các cơ sở chế biến của Tổng công ty Giấy Việt Nam.


- Lực lượng lao động, trình độ chuyên môn được đào tạo cơ bản; đã làm quen với việc canh tác trồng cây NLG từ nhiều năm qua.

- Luôn nhận được sự quan tâm và giám sát chặt chẽ của trưởng nhóm chứng chỉ rừng Vinapaco;

- Được sự giúp đỡ, ủng hộ các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương trên địa bàn.

3.3.2. Khó khăn:‌

- Đất lâm nghiệp thường ở vùng sâu, xa, địa hình phức tạp, canh tác gặp nhiều khó khăn.

- Chu kỳ sản xuất cây nguyên liệu giấy dài từ 7- 8 năm, sản xuất ngoài trời, theo mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và chịu nhiều rủi ro, việc giải ngân vốn trồng rừng còn chậm, lãi suất cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022