Nhận Thức Về Những Tác Động Tích Cực Và Tiêu Cực Của Du Lịch


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch

1.1.1.1Du lịch là gì?

Về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến.

Du lịch là một hiện tượng: Trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch hầu như vẫn được coi là đặc quyền của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này người ta xem du lịch như là một hiện tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người. Đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền, kiếm việc làm và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được. Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Roma năm 1963 đã đưa ra định nghĩa : “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú

không phải là nơi làm việc của họ”.

Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch Otawa, Canada (tháng 6/1991) : “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Theo định nghĩa của hai học giả Thụy Sĩ Hunziker và Kraff được các Hiệp hội các chuyên gia du lịch thừa nhận: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Đinh Thị Thư, 2004)


Đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động du lịch và sự hỗ trợ của người dân cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh long - 3

Trong cuốn tiếp thị du lịch của Michael Coltmar đã cho rằng : “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và những mối quan hệ nảy sinh từ các tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch.” ( Đinh Thị Thư, 2004).

Theo Luật du lịch Việt Nam 2005 tại điểm 1, điều 4 : “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.1.1.2 Sản phẩm du lịch

Theo Luật Du lịch năm 2005, “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

1.1.1.3 Khách du lịch

Tại điểm 2, điều 10, chương 1 của Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 2005, khách du lịch được phân thành hai loại:

Khách tham quan: là khách du lịch đến viếng thăm một nơi nào đó dưới 24h và không ở lại qua đêm, còn gọi là khách du ngoạn hay khách ở trong ngày.

Du khách: là khách du lịch lưu trú tại một quốc gia hay một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24h và nghỉ lại qua đêm tại nơi đó với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị, tôn giáo, công tác,…

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.(điểm 2, điều 4, Luật du lịch 2005).

Khách du lịch nội địa : là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Khách du lịch quốc tế : là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch ; là công dân Việt nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

1.1.1.4 Điểm du lịch

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.


1.1.1.5 Khu du lịch

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

1.1.1.6 Các loại hình du lịch

a. Du lịch sinh thái

Ở Việt Nam trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp tích cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.” (Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, 2006).

Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân du khách thành những người đi tiên phong trong công tác bảo tồn môi trường.

b. Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tạp quán còn hiện diện. (Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, 2003).

Mục đích chính của du lịch văn hóa là nâng cao hiểu biết cho cá nhân về văn hóa thông qua các chuyến đi du lịch tìm hiểu lịch sử, kiến trúc, chế độ xã hội, phong tục tạp quán của điểm đến du lịch.

Du lịch các di sản lịch sử văn hóa vật thể có các di chỉ khảo cổ và lịch sử, các đô thị lịch sử, các khu công trình mang tính lịch sử trong các đô thị, các địa bàn có những sự kiện lịch sử như các chiến khu cách mạng, các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử như: lăng mộ, đình, chùa, những tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc như các bức tranh, các đồ mây, tre đan.

c. Du lịch làng nghề


Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách được thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó.

1.1.1.7 Du lịch bền vững

“Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch mang lại.” (Trần Văn Thông, 2003).

1.1.2 Tầm quan trọng của du lịch

1.1.2.1Đối với kinh tế

Việc phát triển du lịch sẽ làm tăng các cơ hội việc làm, cải thiện mức sống, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, và tăng trưởng kinh tế cho một vùng, một quốc gia.

Nền kinh tế quốc gia có du lịch phát triển sẽ có những thay đổi lớn trong cơ cấu sản xuất và nhất là quy hoạch môi trường phát triển. Có những ngành nghề nếu không có sự phát triển của du lịch sẽ bị mai một trong thế giới công nghiệp hóa kỹ thuật ngày nay như ngành thủ công mỹ nghệ.

Sự phát triển của du lịch sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân lao động (Phạm Hồng Long, 2012 ; Faulkner & Tideswell’s, 1997). Vào mùa du lịch chính một số lượng lớn lực lượng cần được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu du lịch như hướng dẫn viên du lịch, những việc làm liên quan đến việc lưu trú của du khách như giặt ủi, ăn uống, dọn dẹp phòng…và kích thích các ngành khác phát triển như giao thông vận tải, sản xuất…

Trong bài nghiên cứu của Liu & Var (1986), đã chỉ ra rằng phát triển du lịch không những đóng góp vào sự tăng trưởng vùng của địa phương đó mà còn tạo cơ hội việc làm cho người dân xung quanh. Cùng quan điểm này người dân vùng North Wales trong nghiên cứu của Sheldon & Var (1984), tin rằng du lịch mang đến cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp và kích thích sự chi tiêu cho kinh tế vùng, tạo cơ hội giải quyết việc làm.


Bên cạnh đó việc phát triển du lịch cũng gây ra các tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Nếu phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế khi mà người cư trú trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài vì tiền bạc sẽ rời khỏi quốc gia, gây áp lực cho lạm phát. Hay khi du lịch được phát triển một cách ào ạt không có kế hoạch, các nhà cung ứng địa phương không có khả năng cung ứng số lượng hay chất lượng hàng hóa cần thiết mà phải nhập khẩu hàng hóa dẫn đến mất nguồn thu nhập và việc làm.

1.1.2.2 Đối với môi trường tự nhiên

Môi trường là cốt lõi và linh hồn của sản phẩm du lịch và mặc dù du lịch được coi là một “ngành công nghiệp sạch ” nhưng nó thường bị cho là có thiệt hại môi trường nghiêm trọng. Hầu như các tài liệu nói về các tác động về kinh tế và văn hóa xã hội của du lịch đều được hỗ trợ của dân địa phương, nhưng đại đa số các tác động của du lịch với môi trường là tiêu cực. Cường độ hoạt động du lịch ở một vùng, một địa phương càng mạnh thì tác động môi trường càng lớn và dẫn đến sự xung đột giữa du lịch và môi trường. Các tác động tiêu cực của môi trường thường xuyên được nhắc đến trong các báo cáo như ô nhiễm môi trường, quá tải, gia tăng mức độ tắt nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn (Andereck,1995 ; Nuray Turker & Sevgi Ozturk, 2013; Perdue et al., 1990 ; Phạm Hồng Long, 2012). Trong khi đó, các tác động tích cực được đề cập trước đây chỉ liên quan đến vấn đề bảo tồn môi trường tự nhiên, góp phần tích cực vào bảo tồn các vườn quốc gia, các khu rừng văn hóa- lịch sử-môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử kiến trúc mỹ thuật.

Ở Việt Nam hiện nay Nhà nước đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp quốc gia 105 khu rừng đặc dụng (trong đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng- văn hóa- lịch sử- môi trường) (Trần Văn Thông, Tổng quan du lịch, 2002,111). Trong các nghiên cứu trước đây của Akis et al. 1996; Nunkoo and Ramkisson, 2010a đã chỉ ra rằng có từ 81% đến 92% người dân nhận thức được sự đóng góp tích cực từ việc du lịch mang lại, góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch cũng như là bảo tồn các kiến trúc lịch sử và các khu

bảo tồn thiên nhiên.


Bên cạnh đó du lịch có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện môi trường cho cả du khách và dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh, cung cấp nước, đường sá, thông tin, năng lượng, nhà cửa. Các chương trình quy hoạch cảnh quan thiết kế xây dựng các công trình kiến trúc, du lịch góp phần bảo tồn thiên nhiên, cơ sở hạ tầng. Phát triển du lịch đóng góp tích cực trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã, thiết kế các cơ sở du lịch chất lượng tốt và thân thiện với môi trường.

1.1.2.3 Đối với văn hóa-xã hội

Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, mỗi xã hội đều có nền văn hóa tương ứng với nó và phát triển theo sự phát triển sản xuất vật chất của xã hội.

Việc phát triển du lịch có tác dụng thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần. Tham gia hoạt động du lịch làm tăng sự hiểu biết của du khách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước con người, lịch sử văn hóa xã hội của quốc gia. Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, quê hương được tăng lên, có tinh thần trách nhiệm, tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường.

Du lịch tác động lên nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội môi trường tại cùng một điểm đến du lịch. Khi du lịch phát triển có thể làm tăng sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, tạo ra công ăn việc làm cho người dân địa phương, cơ sở vật chất được cải thiện và đầu tư nhiều hơn, nâng cao mức sống của cư dân địa phương. Có thể nói du lịch mang đến không ít những lợi ích trước mắt cho cộng đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó, du lịch cũng mang theo những tác động tiêu cực mà người chịu thiệt thòi nhất vẫn là người dân. Nó có thể làm sa sút quan niệm đạo đức, bắt chước nền văn hóa của khách ngoại quốc mà họ cho là thời thượng làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống vốn có của địa phương. Đồng thời du lịch cũng làm cho các tệ nạn xã hội như mại dâm, trộm cướp, tội phạm và cờ bạc gia tăng (Liu & Var, 1986 ; Milman & Pizam, 1988). Thêm vào đó phát triển du lịch một cách ồ ạt không có kế hoạch có thể làm tăng sự căng thẳng trong cộng đồng mất đi sự thanh bình vốn có của nó. Các mối quan hệ cá nhân có thể bị thương mại hóa (Dogan,1989). Hay một số hãng kinh doanh du lịch vì muốn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đã làm tầm thường hóa văn


hóa dân tộc với một số lễ hội nghi lễ truyền thống có thể diễn ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

1.1.3 Nhận thức về những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch

Có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả về nhận thức của người dân đối với du lịch và được phân chia thành nhiều tiêu chí như trong nghiên cứu của Vareiro và các cộng sự (2013), sử dụng chủ yếu là thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá nhận thức của người dân đối với tác động và phát triển của du lịch gồm 14 tiêu chí trong đó có 6 tiêu chí sử dụng để đo lường nhận thức về tác động tích cực của văn hóa xã hội và 3 tiêu chí đo lường mặt tiêu cực của văn hóa xã hội ; 3 tiêu chí đo lường lợi ích về kinh tế và 1 tiêu chí nhận thức về kinh tế và cuối cùng là 1 tiêu chí chỉ ra nhận thức về mặt tiêu cực tác động của môi trường. Một nghiên cứu khác của Phạm Hồng Long đã sử dụng 35 tiêu chí để đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đối với người dân trên các mặt kinh tế, văn hóa-xã hội, môi trường và 7 tiêu chí để đánh giá sự hỗ trợ của người dân đối với phát triển du lịch tại Vịnh Hạ Long. Tổng hợp các tiêu chí từ các bài nghiên cứu trên lựa chọn 27 tiêu chí để đánh giá nhận thức của người dân Vĩnh Long và 8 tiêu chí đánh giá sự hỗ trợ của họ với du lịch. Gồm các tiêu chí sau :

Các tiêu chí đánh giá tác động tích cực của du lịch:

1. Tăng cơ hội việc làm.

2. Hỗ trợ kinh tế địa phương.

3. Cải thiên thu nhập và chất lượng cuộc sống.

4. Dịch vụ công cộng được cải thiện hơn.

5. Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương phát triển tốt hơn.

6. Gìn giữ được các làng nghề truyền thống, các loại hình văn hóa của cộng đồng địa phương.

7. Hỗ trợ tốt hơn cho việc phục hồi và duy trì những công trình lịch sử, những di tích.

8. Nâng cao kiến thức văn hóa về cộng đồng khác.

9. Có thêm nhiều hoạt động vui chơi, giải trí.


10. Làm tăng lòng tự hào về cộng đồng dân tộc.

11. Cải thiện chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn.

12. Cơ hội mua sắm hàng hóa tốt hơn.

13. Cải thiện cơ sở vật chất (điện, nước, viễn thông…).

14. Giúp tăng nguồn đầu tư.

15. Giúp địa phương có diện mạo mới, có tính thẩm mỹ hơn.

Các tiêu chí đánh giá tác động tiêu cực của du lịch:

1. Hoạt động du lịch làm diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp bị thu hẹp.

2. Hoạt động du lịch làm trở ngại kế sinh nhai của người dân.

3. Làm giảm sự gắn bó giữa chính quyền địa phương và người dân.

4. Gia tăng tệ nạn nghiện hút, mại dâm.

5. Thay đổi cách sống văn hóa truyền thống.

6. Làm tăng ô nhiễm môi trường.

7. Giá cả của các loại hàng hóa gia tăng.

8. Làm mất vẻ đẹp tự nhiên vốn có của cảnh quan.

9. Lợi ích sinh ra từ du lịch dành cho các công ty và cá nhân ngoài địa phương.

10. Khó tìm được chỗ thanh bình quanh khu vực có du lịch.

11. Làm trở ngại kế sinh nhai của người dân.

12. Tăng sự khó khăn trong lưu thông.

Nếu người dân có thái độ tích cực với việc phát triển du lịch thì sự hỗ trợ của họ với du lịch sẽ làm cho việc phát triển du lịch ở địa phương đó lâu bền hơn (Lee et al., 2010). Một điểm đến du lịch nào đó mà người dân thân thiện, hiếu khách, và luôn niềm nở chào đón những du khách thì việc phát triển du lịch mới bền vững (Hall et al., 1997).

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Vân, chính ý thức cộng đồng và sự tham gia của họ là một trong những yếu tố quan trọng giúp du lịch phát triển bền vững. Và có mối quan hệ tích cực giữa sự tham gia của cộng đồng và ý thức của cộng đồng trong hoạt động du lịch. Các tài liệu nghiên cứu khác có liên quan đến nhận thức của người dân về tác động của du lịch cũng cho rằng dân cư nhận thức về lợi ích của du lịch qua

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí