Hình 2.1: Bản Đồ Ranh Giới Hành Chính Tỉnh Vĩnh Long


Phân tích nhân tố sẽ giúp rút gọn một số lượng biến nhiều thành một số lượng biến ít hơn mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa nghiên cứu vì bộ biến mới vẫn bao hàm tất cả những biến ban đầu

Mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Xi = Ai1F1+ Ai2F2 + ... +AimFm + ViUi (2)

- Trong đó :

Xi : biến thứ i chuẩn hóa.

Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố i đối với biến j.

F : các nhân tố chung.

Vi : hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i.

Ui : nhân tố đặc trưng của biến i.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

m : số nhân tố chung.

- Các bước tiến hành phân tích nhân tố:

Xác định vấn đề.

Xây dựng ma trận tương quan.

Xác định số lượng nhân tố.

Xoay các nhân tố.

Đặt tên và giải thích các nhân tố.

Mục tiêu 2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo.

Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số Cronbach Alpha phải có giá trị từ 0.6 đến gần 1 thì mới đảm bảo các biến trong cùng một nhân tố có tương quan với nhau. Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng (corrected Item-total Correlation) thể hiện sự tương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác trong thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan các biến quan sát này với các biến khác trong thang đo càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và bị loại bỏ thang đo.

Các biến sau khi được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng sẽ tiếp tục được kiểm tra mức độ tương quan của chúng theo


nhóm biến. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Giá trị hội tụ nghĩa là các biến quan sát cùng nhóm sẽ gom về 1 cột trong ma trận xoay. Giá trị phân biệt nghĩa là giữa các nhân tố sẽ có sự tách biệt rõ ràng, mỗi nhóm nhân tố biểu hiện bằng một cột trong ma trận xoay. Một khi dữ liệu cột này hao hao cột kia thì sẽ dẫn đến tình trạng biến quan sát của nhân tố này sẽ nhảy sang nhân tố khác.

Phân tích nhân tố (EFA) được sử dụng khi hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) có giá trị lớn hơn 0.5 (Garson, 2003). Các hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 sẽ tiếp tục bị loại khỏi nhóm biến để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố; điểm dừng khi eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 0.5 (Gerbing & Anderson, 1998). Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích nhân tố với phép quay Varimax sẽ được sử dụng để phân tích nhân tố.

Theo Hair et al (1998), Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall International, Inc, hệ số tải nhân tố là tiêu chí để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Hệ số tải nhân tố >0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, hệ số tải nhân tố >0.4 được xem là quan trọng >0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.3thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố >0.55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải >0.75.

Mục tiêu 3: Kết hợp kết quả phân tích ở hai mục tiêu trên với những kiến thức của bản thân và phương pháp suy luận để đề xuất một số giải pháp nhằm làm tăng sự hỗ trợ của người dân đối với phát triển du lịch và một số giải pháp phát triển du lịch phù hợp với sự phát triển của vùng.

1.2.2 Quy trình nghiên cứu

Số liệu sơ cấp

Số liệu thứ cấp



Thu thập số liệu



Xác định địa bàn nghiên cứu

Thiết kế bảng câu hỏi

Phương pháp so sánh

Thu thâp Chọn lọc Phân tích Tổng hợp So sánh



Phỏng vấn trực tiếp người dân


Xử lý số liệu


Tình hình du lịch tỉnh Vĩnh Long và phân tích những tác động

của du lịch với tỉnh Vĩnh Long

Cronbach's Alpha

tích nhân tố

Thống kê mô tả

Phân

Cronbach's

Phân tích nhâ

Thống kê mô tả


Alpha

Thông tin nhân khẩu học của người dân

Lợi ích cá nhân

Kiểm định sự khác biệt giữa các biến nhân khẩu học và lợi ích cá nhân

n tố


Thái độ đối với những tác động

Nhận thức về tác động tiêu cực

Nhận thức về tác động tích cực

Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân với các tác động của du lịch


Đánh giá nhận thức và các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long


Hình 1.5: Quy trình nghiên cứu


Tóm tắt chương 1

Chương này trình bày toàn bộ cơ sở lý luận có liên quan đến bài nghiên cứu và trình bày toàn bộ quy trình nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu chính được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện với kích thước mẫu gồm 200 quan sát, phỏng vấn khảo sát người dân bằng bảng câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ từ 1 rất không đồng ý đến 5 rất đồng ý. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp, thu thập được sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Chương tiếp theo sẽ trình bày thực trạng địa bàn nghiên cứu của đề tài.


Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DU LỊCH VĨNH LONG


2.1 Tổng quan về Vĩnh Long

Lịch sử Vĩnh Long là một phần lịch sử của xứ Nam Kỳ, gắn liền với lịch sử vùng đất mới phương Nam. Dinh Long Hồ được thành lập vào năm 1732 đã trở thành mốc lịch sử đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển vùng đất phía Nam sông Tiền nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Đây có thể coi như mốc khai sinh tỉnh Vĩnh Long, mở đầu cho hành trình khai phá vùng đất mới dẫu gian khổ, nhưng rất đỗi tự hào của các cư dân Việt, Hoa, Khmer. Dinh Long Hồ bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, tỉnh Vĩnh Long đã trải qua nhiều lần đổi tên như Hoàng Trấn Dinh năm 1779, Trấn Vĩnh Thanh từ 1780 đến 1839, tỉnh Vĩnh Long từ 1839 đến 1950, tỉnh Vĩnh Trà từ 1951 đến 1954, tỉnh Vĩnh Long từ 1954 đến 1975, tỉnh Cửu Long từ 1976 đến 1992. Vào tháng 5 năm 1992 đến nay, Vĩnh Long được tái lập gồm 8 huyện, thị xã với 109 xã, phường thị trấn và 846 ấp, khóm. Vĩnh Long thuộc trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long có diện tích tự nhiên là 152.017,6 ha, với dân số khoảng 1.041.453 người, mật độ 685 người/km2. Vĩnh Long một trong những tỉnh có mật độ dân số cao nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vĩnh Long vốn là nơi sớm tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống và văn minh tiến bộ khác. Vĩnh Long có nhiều di tích văn hóa quốc gia như Văn Thánh Miếu, Chùa Tiên Châu, Đình Long Thanh, Chùa Phước Hậu, Chùa Ngọc Sơn Quang, Đình Tân Hoà, Miếu Công Thần… Vĩnh Long cũng sớm có phong trào văn nghệ, sáng tác ca ra bộ của Trương Quang Huờn, Tống Hữu Định… Các nghệ sĩ nổi tiếng được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân như nghệ sĩ Phạm Văn Hai (Ba Du), nghệ sĩ Út Trà Ôn, Nghệ sĩ Thành Tôn… các nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan, Thanh Hương, Lệ Thuỷ, Hoàng Long… Nhiều nhà văn, nhà báo, nhiều hội viên nhạc, kịch, họa… cấp quốc gia.


2.1.1 Điều kiện tự nhiên


6 Hình 2 1 Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long 2 1 1 1 Vị trí địa lý 1

6 Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, vị trí tiếp giáp với các tỉnh như sau:

Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Tây Bắc Đông giáp tỉnh Đồng Tháp;

Phía Đông Nam giáp với tỉnh Trà Vinh;

Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành phố Cần Thơ. Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 136km với tọa độ địa lý từ

9052’45’’ đến 10019’50’’ vĩ độ Bắc và từ 104041’25’’ đến 106017’03’’ kinh độ Đông.


Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 huyện (Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm); thị xã Bình Minh và Thành phố Vĩnh Long với 109 xã, phường, thị trấn ( 94 xã, 5 thị trấn và 10 phường).

Tổng diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, đứng thứ 12/13 các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (lớn hơn thành phố Cần Thơ). Diện tích đất nông nghiệp 118.918,5ha, chiếm 78,23%; đất phi nông nghiệp 33.050,5ha, chiếm 21,74%. Trong đất nông nghiệp, đất canh tác cây hàng năm 72.565,4ha, chiếm 47,73% diện tích tự nhiên; trong đó chủ yếu là đất lúa (71.069,2ha); đất trồng cây lâu năm 45.372,4ha, chiếm 29,85%; mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 942,2ha, chiếm 0,62%.

Với vị trí địa lý như trên tỉnh Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu của các tuyến đường thủy bộ cấp quốc gia như quốc lộ 1A, 5,54,57,80 và là cầu nối thông thương hàng hóa của các tỉnh phía Đông xuống vùng Tây Nam sông Hậu với sự đóng góp không nhỏ của cầu Mỹ Thuận làm tỉnh Vĩnh Long là cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp miền Đông. Bên cạnh đó, Vĩnh Long cũng là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam lên Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyến hàng công nghiệp tiêu dùng từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây. Mặt khác với hệ thống sông ngòi chằng chịt là vùng có tiềm năng phát triển các loại hình về du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch gắn với cộng đồng với sinh cảnh sông nước, nhà vườn miệt thứ. Với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện , và với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh.

2.1.1.2 Nguồn nhân lực.

Dân số tỉnh Vĩnh Long trên 1 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm trên 80% nhưng bình quân đất canh tác thấp. Đây là nguồn lao động cho hoạt động sơ chế, gia công trong thời điểm nông nhàn và các công đoạn không đòi hỏi tay nghề cao, lao động theo kiểu ly nông mà không ly hương.

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số toàn tỉnh. Tỷ lệ này khá cao so với bình quân chung của vùng ĐBSCL và cả nước. Đây vừa là tiềm năng,


song cũng là sức ép lớn về tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội khác trên địa bàn.

Hiện nay tỉnh đang thực hiện Chương trình đào tạo nguồn nhân lực, phấn dấu đến năm 2015 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật lên khoảng 55% và năm 2020 khoảng 65 - 66%. Đây là nguồn lực hết sức cần thiết cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những năm tới.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Văn hóa- nghệ thuật

Đờn ca tài tử là một trong những loại hình nghệ thuật đã tạo nên sản phẩm du lịch đã được nhiều khách du lịch quan tâm. Ngoài ra, phong tục tập quán của người dân miệt vườn sông nước như đám cưới trên sông, chợ trên sông, ngủ đêm ngắm trăng trên sông, các làng chày ven sông, các loại hình giải trí dân gian như diễn tuồng, đi cầu thăng bằng, thả diều, đập nồi và nhiều trò chơi dân dã khác tại các điểm du lịch cũng là những yếu tố lôi cuốn, hấp dẫn khách du lịch.

2.1.2.2 Ẩm thực và đặc sản địa phương

Về đặc sản trái cây: Cam sành (Tam Bình), bưởi 5 roi (Bình Minh), măng cụt, bòn bon (Vũng Liêm), chôm chôm (Trà Ôn).

Về ẩm thực: các món ăn đồng quê như cá lóc nướng trui, khoai lang ăn với mắm sống, cá chạch kho nghệ, cháo gà,…Ngoài ra còn có rượu Hòa Hiệp (Tam Bình), rượu Sơn Đông, Cái Sơn (Long Hồ),…

2.1.2.3 Dân cư

Vĩnh Long hiện là địa bàn cộng cư của nhiều dân tộc nhưng nhiều nhất chỉ có 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Các dân cư sống xen kẽ trong các làng xã, xóm ấp. Phần lớn dân cư Vĩnh Long 80% là sống ở nông thôn và người Kinh chiếm tỷ số đông có mặt ở khắp nơi trong tỉnh, người Khmer chủ yếu sống ở các huyện Tam Bình, Bình Minh, Vũng Liêm. Người Hoa sống tập trung ở khu vực quanh thành phố và thị trấn với truyền thống là làm ăn mua bán. Các thành phần dân tộc khác như Chăm, Thái, Mường chiếm tỷ lệ nhỏ. Chính sự đa dạng về dân tộc đã tạo nên nhiều nét văn hóa đặc sắc thu hút nhiều du khách đến với Vĩnh Long.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí