Hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG


Nội dung

Trang

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2018- 2021

33

Bảng 2.2: Danh sách sản phẩm cho vay của ngân hàng TMCP Tiên Phong

38

Bảng 2.3: Biểu lãi suất cho vay của một số ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2021

40

Bảng 2.4: Thống kê danh sách sản phẩm thẻ của ngân hàng TMCP Tiên Phong

41

Bảng 2.5: Một số sản phẩm thẻ tín dụng của ngân hàng TMCP Tiên Phong

45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong - 2


DANH MỤC BIỂU


Nội dung

Trang

Biểu đồ 2.1: Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế giai đoạn 2018- 2021

32

Biểu đồ 2.2: P/B forward 2022 của các ngân hàng TMCP

34

Biểu đồ 2.3: Tang trưởng tín dụng 9T.2021

56

Biểu đồ 2.4: Room tăng trưởng tín dụng các ngân hàng 2021

57


DANH MỤC HÌNH


STT

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức TPBank

29


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ: “Hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong” ngoài phần mở đầu đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận văn được tác giả trình bày thành ba chương.

Ở chương đầu tiên, luận văn giới thiệu tổng quan về marketing dịch vụ ngân hàng, vai trò và sự cần thiết của marketing dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, ở chương này luận văn cũng khái quát các lý thuyết về các hoạt động marketing cơ bản tại ngân hàng. Những vấn đề được nêu ra ở chương này sẽ là cơ sở lý luận để phân tích thực trạng hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) ở chương tiếp theo.

Chương thứ hai, ngoài việc giới thiệu chung về ngân hàng TPBank, luận văn có đề cập đến kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank trong giai đoạn 2018-2021.

Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa và phân tích các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động marketing của TPBank trong giai đoạn này.

Mặc dù có những thời điểm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank vẫn vượt trên mục tiêu kỳ vọng đã đề ra. Để đạt được những thành công này là sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên, đặc biệt phải kể đến những hiệu quả trong hoạt động marketing của TPBank đã góp phần vào sự thành công chung của toàn ngân hàng.

Ở chương này, luận văn đi sâu và tập trung phân tích thực trạng hoạt động marketing tại TPBank thông qua các số liệu thứ cấp và sơ cấp do tác giả thu thập và tổng hợp được từ nguồn ý kiến chuyên gia và tài liệu nội bộ của ngân hàng. Từ những phân tích này, tác giả rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và là cơ sở quan trọng để xây dựng các giải pháp cụ thể tại chương ba.

Chương cuối cùng, ở chương này tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện tốt hơn hoạt động marketing của TPBank hiện nay, bao gồm toàn bộ các giải pháp cho mô hình marketing 7P. Những giải pháp này tập trung giải quyết những hạn chế và những vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động marketing của TPBank nhằm hướng tới mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Hoạt động marketing luôn là “Hoạt động mang tính sống còn” của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động này chỉ ra những mục tiêu người tiêu dùng có thể đạt được khi sử dụng một thương hiệu nào đó và giải thích vì sao thương hiệu này vượt trội hơn so với các thương hiệu khác có cùng chức năng. Tác giả Al Ries và Jack Trout đã viết trong cuốn sách huyền thoại “Định vị: Cuộc chiến trong tâm trí” (Positioning: The Battle of Your Mind) rằng cuộc chiến marketing diễn ra không phải trên thương trường mà là trong tâm trí người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Việt Nam ký nhiều hiệp định thương mại tự do cùng với sự hội nhập sâu vào nền kinh tế Thế giới đang khiến thị trường ngân hàng trở nên sôi động hơn bao giờ hết, hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là năng lực cạnh tranh của các ngân hàng TMCP còn rất thấp, đòi hỏi cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh: không chỉ sự nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà còn nâng cao hiệu quả của hoạt động marketing tại ngân hàng trong bối cảnh mới.Không chỉ dừng lại ở đó, việc xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng trong nước và quốc tế khiến cuộc chiến tranh giành thị phần ngày càng khốc liệt, buộc các ngân hàng phải tiến hành tái cấu trúc triệt để, không ngừng nâng caochất lượng dịch vụ và đổi mới sáng tạo các hoạt động marketing.

Đối với các quốc gia đang phát triển, marketing dịch vụ ngân hàng không phải là một lĩnh vực mới, tuy nhiên, với Việt Nam, một nước đang phát triển, marketing dịch vụ ngân hàng còn là một lĩnh vực mới cả về lý luận và thực tiễn triển khai. marketing dịch vụ ngân hàng được coi là một hướng đi chuyên sâu của hoạt động marketing khi ứng dụng ứng dụng các nguyên tắc, quy luật của marketing công nghiệp vào hoạt động của một lĩnh vực đặc thù thiên về các sản phẩm về tài chính, hướng đến việc tìm hiểu, khảo sát, phân tích nhu cầu của khách hàng; thói quen/ nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính do ngân hàng cung cấp.Cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về việc không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm tài chính, tối ưu hoá sản phẩm tài chính cho từng khách hàng, do vậy, với vô vàn những lựa chọn dịch vụ thì lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về ngân hàng nào có hoạt động marketing


hiệu quả hơn, thu hút được lượng khách hàng nhiều hơn trong miếng bánh thị phần dịch vụ/ sản phẩm tài chính trên cơ sở làm thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu, trải nghiệm của khách hàng. Chính vì thế, đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng chính là một trong những động thái không thể thiếu góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Nhận diện được sự tất yếu và quan trọng trong hoạt động marketing đối với hoạt động kinh doanh và phát triển sức mạnh thương hiệu, trong giai đoạn từ nay đến hết 2025, ngân hàng TMCP Tiên Phong đã đặt ra mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thông qua chiến lược không ngừng hoàn thiện hoạt động marketing nhằm tối đa hoá sự hài lòng từ khách hàng, đối đa hoá lợi nhuận, đồng thời giữ vững vị thế cạnh tranh hàng đầu, phát triển bền vững trong giai đoạn thách thức mới.Tuy là “một ngân hàng trẻ” trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng ngân hàng TMCP Tiên Phong đã tạo được vị thế đáng kể trong ngành ngân hàng Việt Nam với quy mô và mạng lưới rộng khắp,đồng thời định vị được thương hiệu là “Ngân hàng số số 1 Việt Nam”. Trong những năm vừa qua, hoạt động marketing cũng đã được ban lãnh đạo đặc biệt quan tâm, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và chưa sử dụng hết các tiềm năng sẵn có, chưa có nhiều thành tích thực sự nổi bật đóng góp vào kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Từ thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu


Về cơ bản các luận văn thạc sỹ đều tập trung nghiên cứu trải dài trong khoảng thời gian 12 năm trở lại đây về tình hình cũng như các hoạt động marketing của các ngân hàng nói chung, và các ngân hàng TMCP nói riêng.

Nghiên cứu lý luận về marketing dịch vụ tài chính đã được đề cập và thảo luận tại Việt Nam từ rất sớm thông qua các các phẩm của các tác giả như David L. Kurtz (2008), Principle of Contemporary marketing ; Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội; Trịnh Quốc Trung (2008), Marketing ngân hàng, Nguyễn Thị Hiền (1999), Marketing dịch vụ tài chính; …


Đối với việc nghiên cứu hoạt động marketing trong Ngân hàng , trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, có thể kể đến như (i) Luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2017 của Lê Văn Võ Cường về đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại Ngân hàng TMCP Á Châu”; (ii) Luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2017 của Nguyễn Bá Thanh về đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing ngân hàng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thống Nhất”; (iii) Luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2015 của Nguyễn Thị Bích Vân về đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” và nhiều khóa luận, luận văn ở bậc đại học và cao học khác … Nội dung của các công trình nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, hoạt động marketing trong ngân hàng là một trong những hoạt động không thể thiếu của ngân hàng, trực tiếp tác động đến độ nhận diện thương hiệu, doanh số kinh doanh và chiến lược phát triển của ngân hàng trong giai đoạn phát triển và hội nhập toàn cầu. Các công trình nghiên cứu đã phản ánh và chứng minh rằng, việc mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm, chủ động nghiên cứu và phát triển thị trường của các ngân hàng TMCP luôn được chú trọng. Các hoạt động này được gọi chung là hoạt động marketing. Hoạt động marketing đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng trong cơ chế thị trường. Việc áp dụng các giải pháp marketing phù hợp, năng động, phát triển đúng hướng với nhu cầu và thị hiếu của thị trường sẽ làm cho các ngân hàng có thể giữ được khách hàng cũ và không ngừng gia tăng số lượng khách hàng mới sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình.

Các nghiên cứu này đều đưa ra được những thông tin quan trọng nhưng vẫn cho thấy sự thiếu sót nhất định. Trong các bài nghiên cứu về hoạt động marketing tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, chưa có bài viết nào tập trung chuyên sâu về phân tích các hoạt động marketing, kết quả của các hoạt động marketing để có thêm những bài học kinh nghiệm trong xây dựng chiến lược hành động giai đoạn tới. Thêm vào đó, chưa có tác giả nào đưa ra được dự đoán, kiến nghị cho định hướng phát triển chung cho hoạt động marketing theo xu hướng thị trường để đề xuất những định


hướng triển khai cụ thể trong giai đoạn tương lai. Đây là lỗ hổng kiến thức mà tác giả sẽ phân tích thêm trong bài nghiên cứu này.

Tất cả các bài nghiên cứu đã được nhắc tới ở trên, ở những mức độ khác nhau đã giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về định hướng của bài nghiên cứu; đồng thời, cung cấp thêm hiểu biết về kiến thức và tư liệu để hình thành nên những hiểu biết chung. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên được thực hiện tại các thời điểm khác nhau và ở các ngân hàng khác nhau còn cho thấy những hạn chế trong nghiên cứu.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục tiêu của bài luận là nghiên cứu hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP Tiên Phong, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP Tiên Phong. Căn cứ vào mục tiêu đã xác định trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Hệ thống những vấn đề lý luận về hoạt động marketing tại ngân hàng.


- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn 2018- 2021.

- Xác định các ưu điểm và hạn chế của hoạt động marketing để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn 2022- 2025.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong.

- Phạm vi nghiên cứu:


+Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi ngành ngân hàng, các số liệu phân tích chủ yếu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và một số ngân hàng TMCP lớn cùng ngành.

+Về thời gian: Luận văn đánh giá thực trạng hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn 2018- 2021 và đề xuất một số giải pháp nhằm


hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn 2022- 2025.

+Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP Tiên Phong thông qua các chính sách: nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến- truyền thông, con người, quy trình dịch vụ và bằng chứng hữu hình.

5. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp luận: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chú trọng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh để đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế trong hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP Tiên Phong. Luận văn kế thừa những nhân tố hợp lý của các công trình khoa học đã được nghiên cứu, tiến hành phân tích và lựa chọn tri thức để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo thường niên, các báo cáo kiểm toán, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2018- 2021. Tổng hợp các thông tin và số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các sách tham khảo, tạp chí, công trình khoa học, báo điện tử, các quy định liên quan đến hoạt động marketing, truyền thông của ngân hàng TMCP Tiên Phong.

- Phân tích thông tin: Các thông tin liên quan tới nội dung đề tài nghiên cứu sẽ được sử dụng Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháp tổng hợp, đánh giá để đưa ra kết luận, đề xuất để đạt được mục đích nghiên cứu hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong.

- Những thông tin sơ cấp thu thập từ thực tế, tác giả còn nghiên cứu dựa trên dữ liệu có sẵn từ các báo cáo nội bộ của ngân hàng TMCP Tiên Phong và những nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy khác. Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề cơ bản về hoạt động và quản trị hệ thống marketing trong ngân hàng TMCP Tiên Phong.


6. Kết cấu của luận văn


Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong.

Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2018- 2021.

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2022- 2025.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 13/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí