ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HÀ NỘI: 2009
HÀ THỊ NGUYỆT THU
CHUYẤN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
-
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 - 2
- Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Nhãn Hiệu
- Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Bảo Hộ Nhãn Hiệu Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005
-
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ THỊ NGUYỆT THU
HÀ NỘI - 2009
MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
Trang
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
1.1. Lý luận chung về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.1.1. Khái quát chung về nhãn hiệu
1.1.2. Chức năng của nhãn hiệu
1.1.3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.1.4. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
1.2. Sơ lược lịch hình thành và phát triển của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới
1.2.2. Lược sử về sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.3. Nhãn hiệu trong mối tơng quan với một số đối tượng SHTT khác
1.3.1. Nhãn hiệu với tên thương mại
1.3.2. Nhãn hiệu với chỉ dẫn địa lý
1.3.3. Nhãn hiệu với nhãn hàng hóa
1.3.4. Nhãn hiệu với kiểu dáng công nghiệp
1.3.5. Nhãn hiệu với đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
1.4. Vai trò bảo hộ nhãn hiệu trong nền kinh tế thị trường
1.4.1. Vai trò bảo hộ nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
1.4.2. Vai trò bảo hộ nhãn hiệu đối với người tiêu dùng
1.4.3. Vai trò bảo hộ nhãn hiệu đối với toàn xã hội
Chương 2. BẢO HỘ NHÃN HIỆU THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005
2.1. Nhãn hiệu với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
2.1.1. Khái niệm nhãn hiệu
2.1.2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
2.1.2.1. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
2.2.2.2. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
2.2.2.3. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
2.1.3. Phân loại nhãn hiệu
2.2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
2.2.1. Quyền đăng ký nhãn hiệu
2.2.2. Thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu
2.2.2.1. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên
2.2.2.2. Nguyên tắc ưu tiên
2.2.2.3. Yêu cầu đối với đơn
2.2.2.4. Thẩm định đơn
2.2.2.5. Công bố đơn, văn bằng bảo hộ
2.2.2.6. Phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ
2.2.2.7. Khiếu nại quyết định liên quan đến việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu
2.2.2.8. Đăng ký quốc tế nhãn hiệu
2.2.3. Thời hạn bảo hộ
2.2.4. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
2.2.5. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
2.2.6. Sửa đổi văn bằng bảo hộ
2.3. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
2.3.1. Chủ sở hữu nhãn hiệu
2.3.2. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
2.3.2.1. Quyền sử dụng nhãn hiệu
2.3.2.2. Quyền định đoạt nhãn hiệu
2.3.2.3. Quyền ngăn cấm ngời khác sử dụng nhãn hiệu
2.3.3. Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
2.4. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
2.4.1. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
2.4.2. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
2.4.2.1. Các quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
2.4.2.2. Biện pháp dân sự
2.4.2.3. Biện pháp hành chính, hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mang nhãn hiệu đợc bảo hộ tại biên giới
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU
3.1. Thực trạng hoạt động bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam
3.2. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu
3.2.1. Định hướng chung
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến xác lập quyền
3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về thực thi quyền
3.2.4. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến những vấn đề mới phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế
3.2.5. Xây dựng các văn bản dới luật hướng dẫn chi tiết các nội dung được đề cập mang tính nguyên tắc trong Luật SHTT
3.2.5.1. Xây dựng các tình huống điển hình trên cơ sở tổng kết thực tiễn
3.2.5.2. Xây dựng và luật hóa Quy chế thẩm định nhãn hiệu
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTA: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Công ước Paris: Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp
Nghị định thư Madrid: Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa
SHCN: Sở hữu công nghiệp
SHTT: Sở hữu trí tuệ
Thỏa ước Madrid: Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng
hóa
TRIPS: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
WIPO: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay chúng ta đang chứng kiến quá trình tự do hoá thương mại mạnh mẽ với việc phá bỏ các rào cản thương mại, tạo nên một sân chơi chung toàn cầu với luật lệ chung, bình đẳng. Sở hữu trí tuệ đang trở thành một vấn đề thời sự, thành trung tâm của sự chú ý, là vấn đề trọng tâm được thảo luận tại các cuộc đàm phán, hội nghị, hội thảo về quan hệ kinh tế quốc tế, là nội dung không thể thiếu trong các điều ước quốc tế về hợp tác kinh tế song phương và đa phương.
Nhận thức được vai trò của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với việc khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng và đổi mới công nghệ, thúc đẩy đầu tư, thương mại… Nhà nước Việt Nam đã rất coi trọng vấn đề sở hữu trí tuệ bằng việc thiết lập được một hệ thống sở hữu trí tuệ có bộ máy tổ chức, quản lý, quy định pháp luật và những bộ phận hợp thành về cơ bản tương tự như mô hình phổ biến trên thế giới. Hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam đã thiết lập chế độ bảo hộ đầy đủ các đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan đến hoạt động của danh nghiệp trong đó có nhãn hiệu.
Nhãn hiệu có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng có thể mua nhiều lần một thứ hàng hoá, dịch vụ mà không cần phải xem xét tất cả mọi yếu tố liên quan đến hàng hoá, dịch vụ đó trong mỗi lần mua.
Nhãn hiệu là biểu tượng mang những thành quả đầu tư của nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Mọi nỗ lực của nhà sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành đều được “tích tụ” trong nhãn hiệu.
Vì nhãn hiệu mang theo những thông điệp về chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ như trên, cần thiết phải có sự bảo hộ pháp lý để chống lại các hành vi sử
dụng nhằm mục đích lợi dụng uy tín, danh tiếng gắn liền với nhãn hiệu đó. Việc bảo hộ đó không những nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu, người đã đầu tư vào việc nâng cao chất lượng và giảm giá thành hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, mà còn bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị nhầm lẫn và lừa dối do mua phải sản phẩm mang nhãn hiệu giả mạo.
Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu đang nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ ở góc độ quản lý Nhà nước mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội. Về phía lợi ích quốc gia, nhãn hiệu là một công cụ để khẳng định và nâng cao uy tín sản phẩm trong nước, mở đường ra thị trường nước ngoài, ở cấp doanh nghiệp, nhãn hiệu giữ vai trò tích tụ uy tín cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp từ đó xây đắp nên uy tín của doanh nghiệp, còn với đông đảo công chúng, nhãn hiệu giúp cho họ có được thông tin về sản phẩm, dịch vụ thông qua đó có sự lựa chọn đúng đắn.
Để đáp ứng trước những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế đối với hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng về “tính đầy đủ” và “tính hiệu quả”, Luật SHTT 2005 (Luật SHTT) đã được ban hành nhằm thống nhất các quy định điều chỉnh chung đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Trước vai trò đặc biệt quan trọng của nhãn hiệu đối với sự phát triển kinh tế xã hội thì tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ nhãn hiêu là việc thực sự cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Với lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005” là đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đã và sẽ là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. ở Việt Nam từ trước đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến đối tượng này, tuy nhiên các bài viết chủ yếu đề cập đến những vấn
đề cụ thể như thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu, điều kiện để được bảo hộ là nhãn hiệu, mục đích bảo hộ nhãn hiệu, giới thiệu pháp luật của nước ngoài về bảo hộ nhãn hiệu, giới thiệu các điều ước quốc tế hoặc hệ thống bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới… Có thể kể đến những tài liệu sau: “Nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật dân sự”, “Nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu”, “Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
– Cẩm nang dành cho doanh nhân”, Luận án tiến sỹ “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ “Những vấn đề pháp lý về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ “Bảo hộ nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam và pháp luật của Liên minh Châu Âu”, Luân văn thạc sỹ “Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ “Nhãn hiệu hàng hóa trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế”, Luật văn thạc sỹ “Xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam”… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu sâu và toàn diện nào về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở góc độ của người trực tiếp làm công tác xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Hơn nữa, Luật Sở hữu trí tuệ mới được ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ 01.07.2006 nên các nghiên cứu trước đây chưa đề cập cũng như phân tích được những thay đổi trong các quy định về bảo hộ nhãn hiệu. Qua quá trình thực hiện luật thực tiễn cũng nảy sinh những vấn đề bất cập mà luật chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ cần nghiên cứu, phân tích và đề xuất hướng điều chỉnh. Chính vì vậy, luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu những yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn điều chỉnh pháp luật đặt ra trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở xác định thực trạng pháp luật nhằm đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu trong tương lai.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách tổng thể các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở so sánh với các quy định trong các văn bản luật trước đây, với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, các quy định tương tự của nước ngoài cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật từ đó rút ra được những ưu điểm và hạn chế của cơ chế bảo hộ hiện hành và đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các quy