Tiêu Chuẩn Cây Con Trồng Trong Các Mô Hình Của Dự Án Kfw6


Nhận xét

* Đối với 2 mô hình tại Đá Giăng, xã Xuân Lâm.

- Tại mô hình 2a: Mô hình 2a lớp thảm thực bì rất phát triển, đặc biệt là cây bụi, chiếm 640 cây/ha cao thứ 2 sau mô hình 2b. Loài cây tái sinh là những cây thuộc phân bố của vùng Nam Trung Bộ như Thanh thất, Kơ nia và Dâu đất. Đặc biệt là sự có mặt của cây Thanh thất tái sinh tự nhiên, điều này khảng định việc chọn loài Thanh thất đưa vào trồng là hợp lý và lý giải tại sao cây Thanh thất lại sinh trưởng và phát triển tốt trong các mô hình ở tỉnh Phú Yên. Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi tương đối cao đạt 49% với các loài chủ yếu là Cỏ lào, Lau, các loài cây bụi chủ yếu trong mô hình là Thẩu tấu, Thành ngạnh, Mé cò ke, Hóoc quang, Chòi mòi, Sầm xì,…

- Tại mô hình 2b: Mô hình này nằm sát với mô hình 3, mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh của dự án KfW6 xây dựng nên thảm thực bì phát triển nhất trong cả 4 mô hình nghiên cứu. Mật độ cây tái sinh trong mô hình 2b là lớn nhất đạt 340 cây/ha gồm các loài chủ yếu là Thanh thất, Bời lời nhớt, Trâm và Vừng. Cây Trâm cũng là cây gỗ tốt và có phân bố rải rác ở các trạng thái Ic và Ib ở các tỉnh Nam Trung Bộ, tuy nhiên, những loài này còn lại thường cong queo, sâu bệnh hoặc phân cành rất sớm. Tại mô hình 2b thì mật độ cây bụi là 720 cây/ha và độ che phủ của cây bụi thảm tươi là 53% cao nhất trong các mô hình. Các loài cây bụi chủ yếu là Thành ngạnh, Mé cò ke, Thẩu tấu, Ké có chiều cao trung bình rất lớn là 5,7 m. Điều này là do một phần của trạng thái Ic dự án đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đã được phát băng để trồng thành mô hình 2b. Thảm tươi gồm các loài Lau, Chít và Cỏ lào.

Với thực bì chỉ thị ở trên ta có thể thấy đất ở 2 mô hình trên tương đối tốt, đất còn tình chất đất rừng đặc biệt là mô hình 2b. Đặc biệt bên dưới các mô hình lại được chắn bởi mô hình 3 khoanh nuôi tái sinh của dự án nên 2 mô hình 2a và 2b có hoàn cảnh rừng tốt, hầu như không có xói mòn, điều này lý


giải tại sao cây trồng tại 2 mô hình này sinh trưởng và phát triển tốt, cả 3 loài cây có mức độ sinh trưởng đồng đều.

* Đối với 2 mô hình tại Cù Mông, xã Xuân Lộc.

- Tại mô hình 4: Đây là mô hình có điều kiện lập địa xấu nhất, qua bảng trên ta thấy thực bì chỉ thị ở đây bao gồm nhiều những cây chỉ thì cho đất chua và xấu như là: Sim, Mua, Chà nà, Chành rành,… Thảm thực bì cũng gồm những cây chỉ thị trên đất nghèo dinh dưỡng là Cỏ tranh, Ràng ràng. Chính điều kiện đất đai khô cằn, sói mòn nên các loài cây chịu hạn phát triển mạnh nên mật độ cây bụi rất cao 566 cây/ha. Loài cây đáng chú ý nhất ở đây là Muồng đen tái sinh chồi, điều này chứng minh rằng nơi đây là vùng phân bố tự nhiên của loài này. Ngoài ra những loài cây trồng của trạng thái rừng cũ còn lại là Keo và Bạch đàn (tái sinh chồi). Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi ở mô hình này rất thấp, thấp nhất trong 4 mô hình đề tài nghiên cứu chỉ đạt 17%.

Qua thảm thực bì chỉ thì ở trên có thể thấy cây trồng tại mô hình 4 sinh trưởng không được tốt là phù hợp với điều kiện lập địa ở đây. Mặt khác, do mô hình 4 thử nghiệm đến 9 loài cây hỗn giao, mỗi loài có đặc điểm sinh vật học khác nhau, cần những điều kiện lập địa khác nhau. Chính vì vậy việc xây dựng mô hình này ngay từ ban đầu đã có nhiều rủi ro về khả năng thành rừng nên Dự án chỉ xây dựng 1ha cho mô hình này và dừng lại ở bước thử nghiệm phục vụ nghiên cứu. Để có đánh giá chính xác về khả năng cạnh tranh của các loài trong mô hình như mục tiêu dự án đề ra ban đầu thì phải tiếp tục chăm sóc tốt và chỉ đánh giá được khi rừng khép tán.

- Mô hình 5: Qua bảng trên ta thấy tuy mô hình 5 năm sát mô hình 4 nhưng có lớp thảm thực bì phát triển tốt hơn nhiều, với độ che phủ của cây bụi, thảm tươi 32%. Riêng chỉ có mật độ cây bụi là thấp hơn mô hình 4 nhưng vẫn giữ ở mức cao là 420 cây/ha. Thực bì chỉ thị chủ yếu là những loài cây ưa


ẩm như Cỏ lào, Cỏ sữa, Ké,… Tuy nhiên, vẫn còn một số loài chịu hạn như Sim, Mua, Ràng ràng,…

Đây là mô hình cần được nhân rộng trong công tác trồng cây bản địa trên cả nước. Việc trồng rừng hỗn loài theo cây khó thành rừng hơn đặc biệt là với nhiều loài cây vì mỗi có đặc tính sinh vật học và khả năng thích ứng với từng điều kiện khác nhau nên việc trồng rừng bản địa hỗn loài theo khối được xem như một giải pháp phù hợp.

Đối với những vị trí có lập địa tốt (vi lập địa) có thể chỉ từ 0,3 - 0,5 ha, ta có thể tiến hành trồng cây bản địa phù hợp như Dầu rái, Sao đen, Lim xanh,… Với những khu có lập địa xấu ta trồng các loài cây như Muồng đen hay Thanh thất,… Phương thức hỗn giao này sẽ phát huy được khả năng sinh trưởng của từng loài trong từng điều kiện lập địa, vi lập địa khác nhau. Phương thức này cũng thuận tiện cho việc chăm sóc, áp dụng các biện pháp lâm sinh.

4.3.2. Các nhân tố khác.

* Nguồn giống.

Giống là khâu quan trong nhất trong công tác trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng sản xuất. Yếu tố này được các dự án KfW đặc biệt quan tâm, công tác gieo ươm được dự án giám sát rất chặt chẽ theo quy trình gieo ươm của dự án.

Tuy nhiên, do năm 2006 dự án mới bắt đầu triển khai trồng rừng nên công tác gieo ươm chưa tự thực hiện được do thời gian gieo ươm đối với cây bản địa là tương đối dài. Những loài cây trồng trong các mô hình được Ban quản lý dự án KfW6 tỉnh Phú yên mua cây con ở các tỉnh lân cận và Tây Nguyên về tập trung tại 2 vườn ươm ở Đá giăng và Cù Mông. Những cây con này không được gieo ươm và chăm sóc theo quy trình hướng dẫn của dự án nên chất lượng cây giống không được tốt điều này đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng rừng trồng.


Ngoài ra với tiêu chuẩn cây con đưa vào trồng tại mô hình cũng chưa phù hợp, đa số cây giống còn nhỏ, bộ rễ chưa hoàn thiện, khi trồng lại gặp điều kiện lập địa không tốt nên đã ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây bản địa trồng tại các mô hình.

Tiêu chuẩn cây con dự án KfW6 trồng tại các mô hình được tổng hợp ở bảng 4.17 dưới đây.

Bảng 4.17. Tiêu chuẩn cây con trồng trong các mô hình của dự án KfW6

TT

Loài cây

H

(cm)

Doo

(mm)

Tuổi

( tháng)

1

Dầu rái

Dipterocarpus alatus

30

5-7

8-12

2

Sao đen

Hopea odorata

30

5-7

8-12

3

Lim xanh

Erythrophleum fordii

25-30

5-7

7-12

4

Muồng đen

Cassia siamea

25-30

4-7

3-4

5

Gõ đỏ

Pahudia

Cochinchinensis

60-80

4-7

8-12

6

Thanh thất

Ailanthus malabarica

40-60

6-7

8-10

7

Thông nhựa

Pinus merkusii

15-20

4-7

6-12

8

Giổi lông

Michelia balansae

25-30

4-6

6-7

9

Ngân hoa

Grevillea robusta

50

3

6-7

10

Huỷnh

Tarrietia javanica

40

5-7

6-12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 12

* Yếu tố khí hậu, thời tiết.

Sinh trưởng và phát triển của cây trồng chịu tác động của các yếu tố khí hậu như tổng bức xạ nhiệt năm, nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp, lượng mưa bình quân năm, độ ẩm bình quân năm, số tháng khô hạn, chế độ gió, bão, sương muối…


Khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Tuy kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 nhưng lượng mưa lại rất ít (chỉ chiếm 20-30% lượng mưa hàng năm).

Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam hanh khô, mùa mưa ngắn nhưng rất tập trung. Ngoài ra, đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh. Với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy đã làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển không thuận lợi. Các chỉ số bình quân về khí tượng ở khu vực cụ thể là: Lượng mưa bình quân năm 1.700 mm; lượng bốc hơi nước bình quân năm là 1.400 mm; nhiệt độ bình quân năm đạt 23,30C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,80c (tháng 1) và tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 33,70C (tháng 7). Độ ẩm bình quân năm là 83,5% và thường phân hóa theo mùa. Số ngày có gió Tây Nam là 80 ngày/năm, tốc độ gió có thể lên đến 20 m/s, nắng nóng kéo dài đã gây nên tình trạng hạn đất và không khí làm ảnh hưởng đến cây trồng và cháy rừng. Thời gian bão chủ yếu tập trung vào tháng 10 và lũ lụt vào tháng 11. Đây là những nguyên nhân chính gây trở ngại, ảnh hưởng đến công việc trồng rừng cũng như sinh trưởng và năng suất rừng trồng.

* Tác động của con người.

Đây là mô hình mang tính thử nghiệm của dự án, vì vậy được Nhà tài trợ rất quan tâm. Do điều kiện khí hậu, thời tiết và lập địa tại khu vực nghiên cứu không thuận lợi nên được dự án đầu tư nhiều.

Mô hình được chăm sóc trong vòng 6 năm, từ 2006 đến 2011, các đợt chăm sóc đều có kiểm tra, phúc kiểm của Ban quản lý dự án các cấp từ Trung ương đến địa phương. Ngoài ra, dự án còn mời các chuyên gia có kinh nghiệm vào để khảo sát, đánh giá mô hình tìm ra những mặt còn tồn tại của mô hình để tiếp tục khắc phục trong những lần chăm sóc tiếp theo.


Mô hình được Nhà tài trợ đầu tư biển báo, hàng rào thép gai bảo vệ nên không có hiện tượng trâu bò phá hoại.

4.4. Đề xuất mô hình và biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động.

4.4.1. Đề xuất mô hình cây bản địa lá rộng cho chương trình trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh Phú Yên.

4.4.1.1. Cơ sở để lựa chọn cơ cấu cây trồng bản địa.

* Cơ sở lý luận.

Đặc tính sinh vật học và sinh thái học là cơ sỏ lý luận cần thiết để lựa chọn cơ cấu cây trồng nói chung và cây bản địa nói riêng. Đối với bất cứ loài cây trồng nào kể cả cây bản địa, việc tìm hiểu vùng phân bố và khả năng sinh trưởng là cơ sở quyết định chọn loài cây trồng trong công tác trồng rừng cây bản địa ở nước ta nói chung cũng như trồng cây bản địa tỉnh Phú Yên nói riêng. Vì vây, việc chọng loài cây trồng cần biết rõ đặc tính sinh thái, điều kiện phân bố, khả năng sinh trưởng của từng loài.

* Cơ sở thực tiễn.

Qua điều tra đánh giá thực tế các loài cây trồng bản địa trên địa bàn Miền trung và tỉnh Phú Yên đã đi đến một số nhận xét sau:

- Giải pháp tốt nhất để đưa các loài cây bản địa đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh phải lấy giống trực tiếp từ rừng tự nhiên ở địa phương, bằng cách thu hái hạt giống của cây mẹ đủ tiêu chuẩn là cây đầu dòng về gieo ươm hoặc tuyển chọn lây cây con từ rừng tự nhiên.

- Có thể chọn các loài cây bản địa có biên độ sinh thái rộng từ những nơi có điều kiện thổ nhưỡng, nhiệt độ, lượng mưa, độ cao,… gần tương thích để đưa vào trồng trên địa bàn tỉnh.

- Loài cây được lựa chọn đưa vào trồng rừng phải là những loài cây dễ trồng, cây có tuổi thọ cao, tán rộng, rễ lan rộng, có khả năng cải tạo đất và có giá trị kinh tế cao, chu kỳ kinh doanh phù hợp theo yêu cầu tình hình hiện tại.


4.4.1.2. Đề xuất loài cây bản địa lá rộng cho chương trình trồng rừng trên đất đồi núi trọc tỉnh Phú Yên.

Trong thời gian qua số lượng cây bản địa lá rộng đưa vào trồng rừng trên địa bản tỉnh nói chung và trên đất trống, đồi núi trọc nói riêng tương đối nhiều. Một số loài cây bước đầu thể hiện sự thích nghi và có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong các mô hình trồng rừng, bên cạnh đó, một số loài cây do chưa có những nghiên, chưa có khảo nghiệm đã đưa vào trồng rừng nên đã có những thất bại làm ảnh hưởng đến kinh tế và lợi ích của người trồng rừng.

Trên cơ sở nghiên cứu một số loài cây đã được đưa vào trồng rừng trong thời gian qua, gồm các loài cây chủ yếu sau: Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, một số loài cây bản địa có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt có triển vọng gây trồng trên đất trống, đối núi trọc ở tỉnh Phú Yên nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung đó là: Sao đen (Hopea odorata); Thanh thất (Ailanthus malabarica); Muồng đen (Cassia siamea); Lim xanh (Erythrophleum fordi); Dầu rái (Dipterocarpus alatus).

Các loài Giổi lông (Michelia balansae); Ngân hoa (Grevillea robusta); Huỷnh (Tarrietia javanica); Gõ đỏ (Pahudia Cochinchinensic) tỏ ra không phù hợp với lập địa và phương thức trồng tại khu vực nghiên cứu. Cần có những nghiên cứu, đánh giá thêm.

4.4.1.3. Một số phương thức trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống, đồi núi trọc tại tỉnh Phú Yên.

Lựa chọn phương thức trồng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác trồng rừng. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, để trồng rừng cây bản địa thành công, có hiệu quả cần xem xét và lựa chọn trồng cây bản địa lá rộng theo các phương thức trồng rừng sau:

- Phương thức 1: Trồng hỗn giao 3 loài cây Dầu rái, Sao đen, Thanh thất.

+ Trồng ba loài cây trên, từng cặp hai cây của một loài được trồng hỗn giao thay thế nhau theo hàng trong băng rộng 2m có băng chừa rộng 2m; mật độ trồng 1.250 cây/ha (cự ly hàng cách hàng là 4m, cự ly cây cách cây 2m).


+ Trồng ba loài cây nói trên; mỗi loài được trồng theo mỗi hàng trong băng rộng 2m có băng chừa rộng 2m; Mật độ trồng 1.250 cây/ha (cự ly hàng cách hàng là 4m, cự ly cây cách cây 2m).

Các phương thức này có ưu điểm:

Phương pháp xử lý thực bì cục bộ theo băng có những lợi ích sau:



Hình 4.11. Phát băng trồng rừng

(nguồn dự án KfW6)

Chống xói mòn, bảo vệ đất

Giữ được cây tái sinh và bảo tồn quỹ gen.

Tạo điều kiện cân bằng sinh thái, lâm phần bền vững.

Hạn chế lửa rừng.

Giữ độ ẩm cho đất và cây trồng phát triển

Tạo độ che bóng đối với một số loài cây trồng trong giai đoạn đầu cần có độ che bóng: Dầu rái, Trám, Lim xanh, Quế...

Tạo nơi trú ngụ cho thiên địch chống sâu bệnh hại cây trồng.

Nhược điểm của các phương thức này là: Thi công khó, giá thành cao. Phải chăm sóc thường xuyên trong ít nhất là 4 năm đầu để khi cây trồng vượt tán khỏi lớp cây bụi thảm tươi. Nếu không chăm sóc thường xuyên cây trồng sẽ bị cây bụi, thảm tươi, dây leo chèn ép không sinh trưởng được.

- Phương thức 2: Phương thức trồng hỗn giao theo đám hay theo khối. Trên những diện tích vi lập địa trồng một loài cây, nhưng hoặc ở đó có sẵn cây tái sinh mục đích hoặc liền kề khu vực bên cạnh là một loài cây khác, do vậy tạo được hỗn giao theo đám, bảo đảm được lâm phần bền vững.

+ Trồng hỗn giao theo đám (theo khối) các loài cây Sao đen, Lim xanh, Thanh thất và Muồng đen với băng chặt là 20m, băng chừa là 10 m, cự li hàng cách hàng 4 m, cây cách cây 2m.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022