Ngoài ra, một số nước ở châu Á cũng có số lượng cừu lớn là: Pakistan 28,1 triệu con, Thổ Nhĩ Kỳ 23 triệu con và Indonesia 11,4 triệu con. Các quốc gia trên đang chiếm lĩnh thị trường thế giới về khả năng cung cấp thịt và len (FAO, 2012).
1.1.2.2. Sản phẩm chăn nuôi cừu
Tổng sản lượng thịt của thế giới năm 2011 là 297,1 triệu tấn; trong đó, sản lượng thịt cừu là 7,9 triệu tấn. Trung Quốc là nước có số lượng thịt cừu lớn nhất với 2,1 triệu tấn, tiếp đến là Úc: 0,5 triệu tấn, Ấn Độ: 0,3 triệu tấn, còn lại là một số quốc gia khác. Châu Á, tổng sản lượng thịt năm 2011 là 124,4 triệu tấn, chiếm 41,9% sản lượng thịt thế giới; trong đó thịt cừu 4,1 triệu tấn, chiếm 51,7% tổng sản lượng thịt cừu thế giới (FAO, 2012).
Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2011 là 727,2 triệu tấn; trong đó sữa cừu là 9,6 triệu tấn (FAO, 2012). Sữa cừu là nguồn sữa chủ yếu ở các nước Afghanistan, Iran, Saudi Arabia, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ (Acharya, 2009).
Sản lượng da và lông cừu của toàn thế giới năm 2011 là 1,074 triệu tấn; trong đó, các nước có sản lượng lớn là Úc là 89.607 tấn, Mông Cổ 20.136 tấn, Pakistan 17.841 tấn, Ấn Độ 666 tấn (FAO, 2012). Lông cừu là nguồn nguyên liệu sản xuất len quan trọng ở các nước khu vực Nam Mỹ như Argentina, Chile, Uruguay, Brazil, Bolivia và Peru (Cardellino và Mueller, 2010).
1.1.2.3. Giống và công tác giống cừu
Cừu được thuần dưỡng từ cừu rừng cách đây khoảng 10.000 năm (Adams và McKinley, 2009). Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1.314 giống cừu; trong đó, châu Á có 233 giống, chiếm trên 17,7% so với thế giới và tập trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan (Devendra, 2005).
Trung Quốc có khoảng 50 giống cừu, trong đó 31 giống cừu bản địa, chủ yếu là các giống cừu cho thịt và lông. Trung Quốc đã nhập một số giống
cừu cho năng suất cao như giống cừu Merino của Úc để cải thiện các giống cừu bản địa nhằm nâng cao khả năng sản xuất (Waldron và CS., 2007; Ma và CS., 2006). Đồng thời các nhà chăn nuôi còn cải thiện năng suất đàn cừu bằng cách cho các giống cừu bản địa lai giống chéo với nhau. Kết quả các con lai đã đạt được tiến bộ nhanh chóng và cho kết quả khá tốt, khả năng sản xuất lông và chất lượng lông cũng được cải thiện (Acharya, 2009).
Ấn Độ là nước có nguồn gen cừu khá phong phú và đa dạng (khoảng 40 giống), với đa dạng di truyền rộng, góp phần quan trọng về đa dạng nguồn gen cừu và cải thiện năng suất sản xuất của cừu trên thế giới (Acharya, 2009; Singh và CS., 2006; Bhatia và Arora, 2005). Ấn Độ có nhiều giống cừu cho lông, cho thịt năng suất cao, tập trung chủ yếu ở khu vực khô hạn và bán khô hạn, một số giống cừu tiêu biểu là Marwari, Deccani/ Bellary (Acharya, 2009; Singh và CS., 2006). Ấn Độ đã thành lập Ủy ban quốc gia nguồn gen động vật (NBAGR), nhằm đánh giá, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên di truyền của cừu cũng như các vật nuôi khác (Bhatia và Arora, 2005).
Pakistan là quốc gia có nguồn tài nguyên di truyền phong phú (với 30 giống), chủ yếu là các giống cừu cho lông, thịt và sữa. Một số giống cừu tiêu biểu là Bucchi, Lohi, Thalli, Salt Range, Dumbi, Kachi, Balkhi, Baluchi, Bibrik, Harnai, Kajli (Sarwar và CS., 2010; Afzal và Naqvi, 2004).
Ngoài ra, một số nước ở châu Á cũng có nhiều giống cừu như Afghanistan có 8 giống cừu, Karakul là giống cừu điển hình được nuôi nhằm sản xuất thịt và sản xuất da. Iraq có 6 giống cừu, Awassi là giống cừu quan trọng nhất của đất nước. Iran có 15 giống cừu, chủ yếu là các giống cừu cho thịt, sữa và lông, giống cừu Baluchi có đóng góp lớn nhất cho quốc gia. Thổ Nhĩ Kỳ có 11 giống cừu, chủ yếu là các giống Red, White Karaman, Karaman và Daglic có số lượng lớn nhất, một giống cho lông là Anatolia, Kilis (Acharya, 2009).
1.1.2.4. Chăn nuôi cừu ở châu Á
Châu Á chiếm 20,5% diện tích đất tự nhiên, 31% đất canh tác của thế giới, chủ yếu là các vùng khô hạn và bán khô hạn phù hợp với điều kiện sinh thái của cừu (Acharya, 2009). Chăn nuôi cừu ở châu Á thường tập trung vào người dân nghèo nên hệ thống chăn nuôi chủ yếu là quảng canh, chăn thả tự do, tận dụng điều kiện sinh thái tự nhiên; chỉ có một số ít chăn nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh (Hosri và Nehme, 2005; Afzal và Naqvi, 2005).
Ở các nước như Ấn Độ, Afghanistan, Nigeria, Iran, Pakistan và Li-băng phần lớn cừu (khoảng 60%) được nuôi theo phương thức quảng canh, chăn thả tự do, theo hệ thống du mục hoặc bán du mục ở những vùng duyên hải và vùng núi. Cừu được nuôi trên các ngọn núi, trước khi mùa mưa xuống mới được đưa về nuôi ở các bản làng. Hầu hết không có chuồng trại hoặc chuồng trại được dựng tạm thời để cừu trú ẩn mỗi lúc trời mưa. Thức ăn của cừu là cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, chất lượng kém, cừu thiếu dinh dưỡng, năng suất và hiệu quả kinh tế không cao (Sarwar và CS., 2010; Hosri và Nehme, 2005). Công tác thú y, vệ sinh phòng bệnh cho cừu ít được chú trọng. Cừu bị bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc bản địa, theo kinh nghiệm dân gian nên tỷ lệ tử vong cao (Hosri và Nehme, 2005). Sản phẩm chăn nuôi cừu chủ yếu là tự cung, tự cấp, giá thành thấp (Acharya, 2009).
Cừu còn được nuôi theo hệ thống sản xuất hỗn hợp cây trồng - vật nuôi (Devendra, 2000). Cừu được nuôi dưới những tán cây công nghiệp, cây ăn quả, cây trồng lâu năm, tận dụng tán cây làm nơi trú ẩn cho cừu. Ở các nông hộ, cừu được nuôi theo phương thức bán chăn thả, ban ngày thả ở các bãi chăn, ban đêm lùa về chuồng. Ngoài cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, nhiều hộ chăn nuôi còn bổ sung thêm các loại thức ăn tinh cho cừu (Acharya, 2009). Chuồng trại thường đơn giản nằm tiếp giáp với nhà ở, chỉ có một số chuồng nuôi lớn được đầu tư (Hosri và Nehme, 2005; Afzal và Naqvi, 2005).
Cừu là đối tượng vật nuôi phổ biến trên thế giới, cừu dễ nuôi, chuồng trại đơn giản, phù hợp với các phương thức chăn nuôi khác nhau, là vật nuôi có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu đàn gia súc trên thế giới, đặc biệt đối với những vùng đồi núi, vùng khô hạn và bán khô hạn.
1.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi cừu ở Việt Nam
1.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển nghề chăn nuôi cừu
Cừu được du nhập vào Việt Nam cách đây hơn một trăm năm bởi các nhà truyền đạo từ Ấn Độ, Pakistan và châu Phi (Mai và CS., 2005). Tuy nhiên, những năm gần đây ngành chăn nuôi cừu mới được đầu tư phát triển, bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân (Cục chăn nuôi, 2007). Có thể sơ lược lịch sử chăn nuôi cừu qua một số mốc thời gian sau:
Năm 1906, tại Suối Dầu cơ sở thí nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang đã nhập vào giống cừu Kelantan (vùng Maclacca, tỉnh Kelantan, Malaysia); giống Berrichon de I’Indre, Dishley Merinos, Mérinos d’Arles, Caussinard và giống Bizet từ Pháp; giống Yunam và giống Chan Trung từ Trung Quốc (Đoàn Đức Vũ và CS., 2006).
Năm 1927, cừu được nuôi và lai tạo giống ở An Khê để làm vật thí nghiệm thử các loại vacxin cho gia súc của Sở Thú y Trung Việt, nên quy mô rất nhỏ và vì thế chúng bị mai một (Nguyễn Trọng Trữ, 1967). Năm 1967, Việt Nam nhập 500 con cừu từ Mông Cổ; năm 1976 nhập 600 con cừu từ Trung Quốc về nuôi thử nghiệm ở Mộc Châu và Cao Bằng, nhưng chúng không tồn tại và nhanh chóng bị xóa sổ (Binh và CS., 2008). Trong thời gian này, nghề chăn nuôi cừu còn rất nhỏ bé, phát triển chậm, thị trường bấp bênh, sản xuất có tính tự cung tự cấp, cừu chỉ tồn tại ở Ninh Thuận với số lượng ít, tổng đàn cừu năm 1975 khoảng 14.000 - 15.000 con (Binh và CS., 2008). Sau
đó giảm dần chỉ còn 3.200 năm 1992, do giá thịt cừu thấp, nghề nuôi cừu tưởng chừng đỗ vỡ, cừu đứng trước nguy cơ mất giống (Mai và CS., 2005). Trước tình hình đó, năm 1994 Viện Chăn nuôi tiến hành đề tài về “Bảo tồn nguồn gen vật nuôi”, theo đó cừu Phan Rang đã được bảo tồn, phát triển và bùng phát về số lượng, năm 2006 lên 92,1 ngàn con (Mai và CS., 2005).
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển đàn cừu khá nhanh, quy mô chăn nuôi được đầu tư mở rộng, từ vài chục con lên hàng trăm con, có xu hướng phát triển thành kinh tế trang trại và phát triển ra một số tỉnh thành khác ngoài Ninh Thuận (Cục chăn nuôi, 2007, 2009; Mai và CS., 2005).
1.1.3.2. Số lượng và sự phân bố đàn cừu
Căn cứ vào dữ liệu của Tổng Cục thống kê và Ngành chăn nuôi ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê riêng về số lượng cừu mà thường gộp chung hai đối tượng là dê và cừu, chỉ có số liệu không đầy đủ ở một số địa phương. Theo Tổng Cục thống kê (2012), số lượng dê và cừu ở Việt Nam năm 1995 là 550,5 ngàn con, đến năm 2011 là 1.267,8 ngàn con, tỷ lệ tăng đàn hàng năm trung bình 1,08%. Ninh Thuận là tỉnh có số lượng cừu lớn nhất, tiếp đến là Bình Thuận, Bến Tre, Khánh Hòa và một số nơi khác như Ba Vì, Đăk Lăk, Đồng Nai, Bình Phước... (Cục chăn nuôi, 2009; Đinh Văn Bình và CS., 2007).
Ninh Thuận là tỉnh tiêu biểu cho chăn nuôi cừu ở Việt Nam. Số lượng cừu ở Ninh Thuận trong thời gian qua tăng/giảm bất thường theo từng giai đoạn khác nhau (đồ thị 1.2). Số lượng cừu tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2006 và đạt cao nhất vào năm 2006. Tuy nhiên, sau đó số lượng cừu giảm mạnh đến năm 2010. Nguyên nhân là do hiệu quả cao của chăn nuôi cừu từ những năm trước nên người dân ồ ạt chăn nuôi làm cho số lượng cừu tăng nhanh. Trong lúc đó giá cừu bất ngờ giảm thấp, nhiều hộ chăn nuôi cừu bị phá sản, bỏ nghề làm cho số lượng cừu giảm nghiêm trọng. Từ năm 2010 đến nay, ngành chăn nuôi cừu phục hồi nhờ giá cừu tăng mạnh trở lại.
100
Số lượng cừu (ngàn con
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
92,1
88,9
82,5
72,8
73,2
68,6
56,8
3,2
4,5
1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Thời gian (năm)
Đồ thị 1.2. Diễn biến đàn cừu ở Ninh Thuận giai đoạn 1995 - 2011 (Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận, 2012)
Ở Ninh Thuận, cừu được phân bố trên khắp địa bàn tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất là huyện Thuận Nam (chiếm 34%) và ít nhất là huyện Bác Ái. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2009 - 2011 là 6,2%; trong đó, huyện Thuận Nam tăng trưởng cao nhất, huyện Ninh Phước giảm mạnh nhất (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Phân bố đàn cừu ở tỉnh Ninh Thuận
Năm
Vùng
2009 | 2010 | 2011 | Tốc độ tăng trưởng 2009 - 2011 (%) | ||||
Số lượng (ngàn con) | TL (%) | Số lượng (ngàn con) | TL (%) | Số lượng (ngàn con) | TL (%) | ||
Toàn tỉnh | 73,2 | 100 | 68,6 | 100 | 82,5 | 100 | 6,2 |
Phan Rang - TC | 3,8 | 5,2 | 3,1 | 4,5 | 3,6 | 4,4 | -2,8 |
Ninh Sơn | 11,8 | 16,1 | 12,5 | 18,2 | 14,0 | 17,0 | 8,9 |
Bác Ái | 1,8 | 2,5 | 2,2 | 3,2 | 2,1 | 2,5 | 5,6 |
Ninh Hải | 19,5 | 26,6 | 14,2 | 20,7 | 16,3 | 19,8 | -8,6 |
Ninh Phước | 32,7 | 44,7 | 11,8 | 17,2 | 14,8 | 17,9 | -32,7 |
Thuận Bắc | 3,6 | 4,9 | 3,7 | 5,4 | 4,1 | 5,0 | 5,0 |
Thuận Nam | - | - | 21,1 | 30,8 | 27,8 | 33,7 | 14,7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 1
- Đánh giá khả năng thích ứng của giống cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế - 2
- Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi Cừu Trên Thế Giới Và Trong Nước
- Nghiên Cứu Về Sinh Lý, Sinh Trưởng, Sinh Sản Và Dinh Dưỡng Của Cừu Phan Rang
- Phương Trình Tính Các Loại Chỉ Số Nhiệt Và Môi Trường
- Quan Hệ Giữa Nhiệt Độ, Ẩm Độ Và Thi Với Các Chỉ Tiêu Sinh Lý Máu Của Cừu
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
(Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận, 2012)
1.1.3.3. Sản phẩm chăn nuôi cừu
Sản lượng thịt dê, cừu tăng từ 3,6 ngàn tấn năm 2001 lên 11,1 ngàn tấn năm 2008 (Cục chăn nuôi, 2009). Theo đánh giá của Cục chăn nuôi (2009), sản lượng thịt cừu bình quân trên đầu người tuy còn rất ít, chưa được phổ biến nhưng cũng tăng qua các năm.
Các sản phẩm lông, da cừu chưa theo dõi được do công tác quản lý việc giết mổ và chế biến lông, da cừu chưa được đầu tư, chưa có các nhà máy chế biến tập trung với quy mô lớn, chủ yếu vẫn là quy mô nông hộ nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp ở các địa phương (Cục chăn nuôi, 2007).
1.1.3.4. Giống và công tác giống cừu
Giống cừu nuôi ở Việt Nam chủ yếu là cừu Phan Rang (chiếm 91,1%). Theo Cục chăn nuôi (2007), do phương thức chăn nuôi quảng canh, công tác lưu giữ và quản lý giống kém, việc sử dụng một đực giống chung cho nhiều thế hệ trong đàn với tỷ lệ đực cái là 1/50 con khá phổ biến (chiếm 45% số hộ chăn nuôi), đồng thời giá cừu giống cao nên cừu sinh ra thường được giữ lại làm giống mà không có chọn lọc, vì vậy giống cừu hiện đang suy giảm chất lượng. Việc trao đổi cừu đực giống giữa các hộ chăn nuôi để tránh sự suy thoái do đồng huyết đang được tiến hành nhưng vẫn còn hạn chế.
Năm 2004, Ninh Thuận đã nhập 2 giống cừu Úc là Dopper và White Sufolk bước đầu nuôi thích nghi và cho kết quả tốt. Số cừu này sinh trưởng, phát triển tốt, cừu lai với cừu Phan Rang thể trạng chúng không kém gì bố mẹ, khả năng sinh sản tốt (Cục chăn nuôi, 2009; Mai và CS., 2005).
1.1.3.5. Đặc điểm chăn nuôi cừu ở Việt Nam
Theo đánh giá của Cục chăn nuôi (2007), phương thức chăn nuôi cừu chủ yếu theo tập quán chăn thả quảng canh, cừu chủ yếu được chăn thả trên sườn núi, đồi trọc, bãi chăn thả tự nhiên, do đó tăng trọng của đàn cừu thấp.
Cừu nuôi chủ yếu bằng cỏ tự nhiên, do vậy người chăn nuôi không chủ động được nguồn thức ăn (Cục chăn nuôi 2009). Theo Nguyễn Phú Son và CS. (2012), có 84,6% số hộ chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận tự đi cắt cỏ để làm thức ăn cho cừu nhằm lấy công làm lời. Ngoài ra, người chăn nuôi đã sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, trồng thêm cây thức ăn thô xanh để phục vụ chăn nuôi cừu như cỏ voi, cỏ sả, cỏ ruzi, cỏ paspalum nhưng năng suất và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn không cao (Nguyễn Thị Thu Hồng và CS., 2006). Việc bảo quản, chế biến và dự trữ thức ăn chưa được quan tâm và thiếu hướng dẫn kỹ thuật nên thức ăn dư thừa trong mùa thu hoạch nhưng lại thiếu trong mùa khô hạn và mưa lũ (Cục chăn nuôi, 2009).
Chuồng trại chưa được xây đúng kỹ thuật; phân, rác thải chưa được xử lý tốt. Cừu còn chăn thả tập trung với nhiều loài gia súc khác như trâu, bò, dê nên hiện tượng cảm nhiễm ký sinh trùng lây lan từ loài này sang loài khác. Công tác thú y cơ sở còn yếu, vệ sinh phòng bệnh chưa được chú trọng, hiệu quả công tác tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm theo định kỳ đạt chưa cao (Nguyễn Thị Nga và CS., 2011; Cục chăn nuôi, 2007).
Cừu chủ yếu nuôi lấy thịt, tuy nhiên hệ thống giết mổ tập trung và công nghệ chế biến thịt chưa có, chủ yếu sử dụng dưới dạng tươi sống. Giá cả thị trường thiếu ổn định, các sản phẩm chăn nuôi cừu chưa được phổ biến, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chủ yếu là ở một số tỉnh phía Nam (Nguyễn Phú Son và CS., 2012; Cục chăn nuôi, 2007).
Ngành chăn nuôi cừu ở Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, nhiều địa phương chưa chú trọng phát triển chăn nuôi cừu do thiếu thông tin. Một số mô hình phát triển chăn nuôi cừu nhằm xóa đói, giảm nghèo cho người dân được triển khai nhưng chưa phổ biến rộng rãi. Do đó, cần có các nghiên cứu nhằm phát triển đàn cừu, đưa ngành chăn nuôi cừu phát triển tương xứng với tiềm năng của nó.