Hình 4.2: Tập huấn kỹ thuật tại hiện trường cho các hộ dân tại xã Triệu Vân
– huyện Triệu Phong
Hình 4.3: Các hộ dân thăm quan mô hình Keo lá liềm tuổi 2
* Đánh giá về hoạt động thông tin tuyên truyền:
Có thể nói, thông tin tuyên truyền là hoạt động rất cần thiết trong xây dựng mô hình khuyến lâm, thông tin về thời tiết khí hậu, thông tin về kỹ thuật… Thông tin tuyên truyền tác động đến quyết định sản xuất và thành quả đạt được của nông hộ. Đồng thời hoạt động thông tin tuyên truyền luôn truyền tải thông tin một cách nhanh nhất, rẻ tiền nhất và được đông đảo người dân tiếp nhận.
Trong mô hình khuyến lâm, hoạt động thông tin tuyên truyền tuân thủ theo định mức đã nêu ở bảng 4.3. Tại 7 mô hình khảo sát, bên cạnh công tác tập huấn, các đơn vị cũng đã chú trọng đến hoạt động thông tin tuyên truyền, 100% mô hình có pano quảng bá cho mô hình năm thứ nhất, 86 % số mô hình khảo sát trong năm thứ hai có tuyên truyền với hình thức viết bài quảng bá mô hình và 57 % số mô hình khảo sát trong năm thứ ba có tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin chi tiết trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: Hoạt động thông tin tuyên truyền trong mô hình khuyến lâm
Tên mô hình | Địa điểm điều tra | Hình thức tuyên truyền | |||
Pano (N.thứ 1) | Viết bài quảng bá (N.thứ 2) | TT phương tiện TT (N.thứ 3) | |||
1 | Trồng rừng thâm canh cây Keo lá liềm | Xã Triệu Vân - huyện Triệu Phong | có | có | có |
Xã Hải Xuân - huyện Hải Lăng | có | có | có | ||
Xã Triệu Vân - huyện Triệu Phong | có | ||||
Xã Trung Giang - huyện Gio Linh | có | có | có | ||
3 | Trồng rừng thâm canh cây Mây nếp | Xã Cam Thành - huyện Cam Lộ | có | có | |
4 | Trồng rừng thâm canh cây Tre điềm trúc | Xã Cam Thủy – huyện Cam Lộ | có | có | |
5 | Trồng rừng thâm canh cây Bời lời | Xã Tà Rụt - huyện Đa Krông | có | có | có |
Tỷ lệ % | 100% | 86% | 57% |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Ma Trận Swot Trong Việc Triển Khai Xây Dựng Các Mô Hình Khuyến Lâm Tại Tỉnh Quảng Trị Giai Đoạn 2006 -2011
- Cơ Chế Tổ Chức Xây Dựng Mô Hình Khuyến Lâm Giai Đoạn 2006-2011
- Các Biện Pháp Kỹ Thuật Đã Áp Dụng Trong Xây Dựng Các Mô Hình Khuyến Lâm
- Mô Hình Khuyến Lâm Hình 4.12. Mô Hình Đại Trà
- Phân Tích Những Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Thách Thức Và Bài Học Kinh Nghiệm Trong Việc Triển Khai Xây Dựng Các Mô Hình Khuyến Lâm Tại Tỉnh Quảng
- Đánh giá kết quả và tác động của một số mô hình khuyến lâm tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006 - 2011 - 11
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
(Nguồn: thống kê từ Trung tâm KNQG, TTKN tỉnh: 2006-2012)
Theo cơ chế xây dựng mô hình khuyến lâm, các mô hình năm 2006, 2007 nhà nước chỉ hỗ trợ năm đầu nên không triển khai công tác thông tin tuyên truyền năm thứ hai và thứ ba, các đơn vị triển khai đã đảm bảo công tác tuyên truyền 100% đúng theo quy định. Từ năm 2008 trở đi, nhà nước hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền cho năm thứ hai và thứ ba, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã thực hiện đúng quy định về tuyên truyền, tuy nhiên hình thức tuyên truyền có khác nhau.
Qua bảng 4.9 cho thấy hoạt động thông tin tuyên truyền của các mô hình khuyến lâm được triển khai tại Quảng Trị rất phong phú và đa dạng.
Hình 4.4: Pano quảng bá mô hình
Năm thứ nhất của mô hình được xây dựng các pano, bảng biểu đặt ngay tại mô hình, năm thứ 2 là viết bài quảng bá và phối hợp với đài phát thanh, truyền hình huyện và xã để nhằm tuyên truyền mô hình, ngoài ra còn có các tờ rơi, tờ bướm, tạp chí khuyến nông..., năm thứ 3 là thông tin trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo nông nghiệp... để nhằm quảng bá nhân rộng kết quả của mô hình.
* Đánh giá về sinh trưởng cây trồng trong cá c mô hình:
Trong xây dựng mô hình khuyến lâm trình diễn thì sinh trưởng cây trồng là rất quan trọng vì nó quyết điṇ h đến sự thành công của mô hình. Sinh trưởng cây trồng phản ánh kết quả thực tế của công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người thực hiện xây dựng mô hình khuyến lâm.
Kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng của mô hình khuyến lâm và mô hình đại trà (trồng nhưng không chăm sóc) được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng và trữ lượng của các loài cây trồng trong mô hình khuyến lâm và mô hình trồng đại trà
Địa điểm điều tra | Tuổi cây | Mô hình khuyến lâm | Mô hình đại trà | |||||||||
Tỷ lệ sống (%) | Hvn (m) | D1.3 (cm) | M/ha (m3) | ∆M/n ăm/ha | Tỷ lệ sống (%) | Hvn (m) | D1.3 (cm) | M/ha (m3) | ∆M/n ăm/ha | |||
Keo lá liềm | Xã Triệu Vân | 5 | 87 | 7,2 | 9,2 | 47,8 | 9,6 | 71 | 5,2 | 7,2 | 21,2 | 4,2 |
Keo lá liềm | Xã Hải Xuân | 4 | 86 | 5,2 | 8 | 26,1 | 6,5 | 70 | 4,6 | 6,5 | 15,3 | 3,8 |
Keo lá liềm | Xã Triệu Vân | 3 | 89 | 4,8 | 6,5 | 15,9 | 5,3 | 75 | 3,9 | 5,2 | 8,3 | 2,8 |
Keo lá liềm | Xã Trung Giang | 2 | 90 | 3,6 | 5 | 7,1 | 3,5 | 78 | 2,5 | 3,8 | 2,8 | 1,4 |
Mây nếp | Xã Cam Thành | 4 | 89 | 7 | 8 cây /bụi | 75 | 3.3 | 6 cây /bụi | ||||
Tre điềm trúc | Xã Cam Thủy | 5 | 85 | 8 | 8,5 | 10 cây /bụi | 70 | 6 | 7 | 7 cây /bụi | ||
Bời lời | Xã Tà Rụt | 3 | 90 | 6 | 5 | 14,7 | 4,9 | 75 | 4,5 | 2,8 | 3,5 | 1,2 |
Từ số liệu ở bảng 4.9 cho thấy, mô hình Keo lưỡi liềm có khả năng thích nghi rộng nhất, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng được trên điều kiện đất cát nội đồng của Quảng Trị. Đặc biệt là mô hình Keo lá liềm ở tuổi 5 đã triển khai tại xã Triệu Vân cho thấy sinh trưởng về chiều cao trung bình Hvn = 7,2m, đường kính trung bình D1,3 = 9,2 cm và tổng trữ lượng đạt được là 47,8 m3/ha, tăng trưởng trung bình hàng năm về trữ lượng là 9,6 m3/ha/năm, trong khi đó mô hình đại trà trồng cùng năm chiều cao trung bình Hvn = 5,2m, đường kính trung bình D1,3 = 7,2cm và thì trữ lượng chỉ đạt 21,2 m3/ha, tăng trưởng trữ lượng bình quân năm chỉ đạt 4,2 m3/ha/năm. Sở dĩ mô hình trồng đại trà thấp như vậy là do người dân không tuân thủ các quy định về giống cây trồng lâm nghiệp, trồng và chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật nên mật độ sau khi trồng cũng giảm xuống do cây bị chết. Để thấy rõ sự khác biệt về tổng trữ lượng và tăng trưởng bình quân về trữ lượng của mô hình khuyến lâm và mô hình đại trà ở tuổi 5 ta có thể xem ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1.Tổng trữ lượng trung bình của mô hình keo lá liềm tuổi 5
Biểu đồ 4.2:Tăng trưởng trữ lượng bình quân hàng năm của mô hình keo lá liềm tuổi 5
Đối với mô hình Keo lá liềm ở tuổi thấp hơn thì trữ lượng và tăng trưởng bình quân về trữ lượng của mô hình cũng được thể hiện rõ, cụ thể như mô hình ở tuổi 4 tại xã Hải Xuân - Hải Lăng cũng cho thấy tổng trữ lượng bình quân của mô hình đạt 26,1 m3/ha, tăng trưởng trung bình hàng năm về trữ lượng đạt 6,5 m3/ha/năm. Trong khi đó mô hình đại trà chỉ đạt 15,3 m3/ha về tổng trữ lượng trung bình và tăng trưởng bình quân về trữ lượng hàng năm cũng chỉ đạt 3,8 m3/ha/năm. Để thấy rõ sự chênh lệch này là ta có thể xem biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3:Tổng trữ lượng trung bình của mô hình Keo lá liềm tuổi 4
Biểu đồ 4.4: Tăng trưởng trữ lượng bình quân hàng năm của mô hình Keo lá liềm tuổi 4
Đối với mô hình Keo lá liềm ở tuổi 3, tác giả không đánh giá về trữ lượng mà chỉ đánh giá về sinh trưởng của cây bao gồm tỷ lệ sống, chiều cao và đường kính 1.3. Đại diện cho mô hình Keo lá liềm tuổi 3 là mô hình được triển khai tại xã Xã Triệu Vân - huyện Triệu Phong, Kết quả ở bảng 4.10 cũng cho thấy tỷ lệ sống của mô hình đạt 89%, chiều cao Hvn = 4,8m, đường kính trung bình D1.3= 6,5cm, trong khi đó tỷ lệ sống của mô hình đại trà chỉ đạt 75%, chiều cao Hvn = 3,9m, đường kính trung bình D1.3= 5,2cm. Để thấy rõ sự chệnh lệch này ta có thể xem sơ đồ sau:
Biểu đồ 4.5:Chiều cao trung bình của mô hình Keo lá liềm tuổi 3
Biểu đồ 4.6:Đường kính trung bình của mô hình Keo lá liềm tuổi 3
Thành công của các mô hình này là nhờ có sự chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật từ khâu thời vụ trồng, giống đến kỹ thuật chăm sóc. Các mô hình trồng cây Keo lá liềm được sự chỉ đạo trồng ngay trong mùa mưa (tháng 9-11), còn đại trà người dân thường trồng vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô nhưng không được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Việc trồng đúng thời vụ làm cho cây có tỷ lệ sống cao hơn và sinh trưởng tốt hơn.
Hình 4.5. Mô hình khuyến lâm Loài cây: Keo lá liềm 2 tuổi
Hình 4.6. Mô hình đại trà Loà i cây: Keo lá liềm 2 tuổi
Bên cạnh việc trồng sớm đem lại sinh trưởng tốt cho cây thì trong mô hình bắt buộc các hộ tham gia phải tiến hành lên líp trước khi trồng với quy cách lên líp rộng 2.0m, rãnh líp 2.0m, cao 0.4m. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Trong khi đó, bên ngoài mô hình người dân thường khi nào trồng mới đem cây lên cuốc hố và trồng ngay, nhiều hộ còn dùng thuổng chọc hố để trồng cây. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh truởng tốt ngay từ sớm còn đem lại một lợi thế làm cho cây cứng cáp, đủ sức chống lại với điều kiện khô hạn trong các tháng mùa khô dẫn đến tỷ lệ sống của mô hình cao hơn.
Ngoài ra, mô hình còn yêu cầu hàng năm phải được chăm sóc, bón phân ít nhất 2 lần thì ngoài đại trà người dân chỉ làm được một lần, thậm chí 2 năm mới được 1 lần, do vậy cây Keo la liềm trong mô Khuyến lâm sinh truởng và phát triển tốt hơn.
Hình 4.7. MH khuyến lâm được chăm sóc, bón phân
Hình 4.8. MH đại trà không được chăm sóc, bón phân
- Đối với mô hình trồng thâm canh cây Mây nếp triển khai thực hiện năm 2008 đến nay đã được 4 tuổi, cây sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống chỉ đạt 89 - 90% và mỗi khóm có trung bình là 8 cây/bụi (xã Cam Thành) với chiều dài trung bình là 7m.
Hình 4.9. Mô hình khuyến lâm Loài cây: Mây nếp 4 tuổi
Hình 4.10. Mô hình đại trà Loài cây: Mây nếp 4 tuổi